Mục đích :
Hỗ trợ đắc lực cho chẩn đoán bệnh gan mật mà bằng phương pháp khám lâm sàng còn chưa chắc chắn kích thước , hình thái của gan mật .
Cho biết bản chất bên trong của gan : u , áp xe , nang …
Cho biết hệ thống mật : có dị dạng , có sỏi , u, túi thừa không ?
Góp một phần biết khả năng bài tiết của mật , chức năng gan .
Các phương pháp x quang về hình thái gan :
Chụp gan xa : ( teleradiographie hepatique )
Đặt bệnh nhân cách xa máy một khoảng nhất định (1m) chụp gan , trên phim x quang gan có độ lớn gần như gan thật , nhờ vậy :
Biết được gan to hay gan teo
Biết được gan to theo chiều nào
Chụp gan sau bơm hơi vào ổ bụng :
Bơm vào khoang màng bụng độ một ít ôxy để gây liềm hơi tách mặt trên gan khỏi sát với cơ hoành . Có thể làm đơn thuần như trên , nhưng cũng có thể làm kết hợp với bơm hơi vào đại tràng để có được một lớp hơi làm rõ rệt bờ dưới của gan , nhờ vậy ta biết :
Chiều cao trên dưới của gan ( Bt : 10 -12 cm )
Biết hình dáng mặt trên gan , bờ dưới gan , đại tràng có bị đẩy xuống dưới không ?
Chụp hệ thống tĩnh mạch cửa :
Chụp bụng của người bệnh ở vùng ngang qua gan – lách sau khi đã bơm ( tiêm ) vào hệ thống tĩnh mạch cửa một loại thuốc cản quang có ít iod qua một kim chọc vào lách . Thuốc cản quang sẽ làm xuất hiện rõ vùng rốn lách – tĩnh mạch cửa cùng với toàn bộ tuần hoàn bàng hệ nếu có và bóng gan .
Phim chụp hệ thống cửa gồm 3 thì :
Thì tĩnh mạch cửa : ( khi thuốc cản quang còn đang ở tĩnh mạch cửa ) giúp ta nhận định tình hình tĩnh mạch cửa ( Bt tĩnh mạch cửa xuất hiện thành một vệt rộng độ 1cm , lúc đầu đi từ lách xuống và hướng về bên phải , sau đó chếch lên trên đổ về gan , không thấy thuốc cản quang đi ngược vào nhánh khác của tĩnh mạch cửa ( tĩnh mạch mạc treo nhỏ , lớn ) .
Thì tĩnh mạch trong gan :(thuốc cản quang vào các nhánh trong gan ) Các nhánh tĩnh mạch trong gan xuất hiện phân chia đều khắp các vùng trong gan cho ta thấy hình ảnh toàn bộ hình dáng kích thước của gan giúp ta nhận định được hình thái nhu mô gan :
Các nhánh T/mc trong gan bị cắt đoạn nếu nhu mô gan chỗ đó là u .
Các nhánh TMG bị xơ hoá ( xơ xác không đều ) biểu hiện của xơ gan
Thì mao mạch :Thuốc cản quang vào mao mạch của gan làm xuất hiện toàn bộ bóng gan giúp ta :
Biết kích thước gan to hoặc teo
Có hình khuyết trong nhu mô gan nếu nơi đó có u .
Chụp động mạch chủ bụng hoặc động mạch thận tạng :
Bơm thuốc cản quang vào động mạch chủ bụng qua một ống thông đưa vào động mạch chủ bụng , các nhánh của động mạch gan xuất hiện giúp :
Biết được u ác tính gan (có nhiều mao mạch trong khối u)(nhân nóng)
Nếu là u lành ( u xơ,áp xe,nang ) không thấy mao mạch ( nhân lạnh )
Chụp hệ thống đường mật , túi mật :
Chụp túi mật không thuốc cản quang :
Sau khi thụt tháo phân ( có khi không ) chụp bụng 2 tư thế : Chụp thẳng và chụp nghiêng phải : nếu thấy hình cản quang .
Ở bên phải ( trên phim thẳng ) , phía trước cột sống (trên phim nghiêng phải ) : đó là sỏi túi mật .
Ở bên phải ( trên phim thẳng ) sau cột sống ( phim nghiêng ): sỏi thận
Chụp đường mật , túi mật có thuốc cản quang :
Uống , tiêm tĩnh mạch :
Chuẩn bị cho vùng bụng sạch cho uống thuốc cản quang bột Binitrast đúng qui cách và giờ giấc . Chia 5 g thành 2 lần uống sau bữa ăn chiều cách nhau 1 giờ . Ghi giờ uống thuốc xong vào giấy xét nghiệm x quang và liên hệ được chụp vào giờ thứ 14 sau khi uống .
( Uống Bilitrast bột hoặc Pheniodol ) viên để thuốc hấp thu qua ruột về máu về gan tiết qua đường mật rồi 14 giờ sau dồn đầy túi mật ).
Sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch kết quả cho thấy :
Túi mật không xuất hiện có thể :
Thuốc không đủ liều hoặc kém phẩm chất .
Thuốc cản quang ( do uống ) thải hết theo phân .
Gan suy nên không thải cản quang theo mật .
Túi mật xuất hiện như quả lê bên sườn phải :
Nếu có sỏi thấy bóng khuyết trong hình qủa lê .
Cần làm thêm nghiệp pháp Boyden ( ăn 2 lòng đỏ trứng trộn đường )
Cứ 30 phút chụp 1 lần ( 4 lần / 24 giờ )
Nếu co bóp túi mật tốt : sau bữa ăn Boyden , túi mật co bóp ngay , bóng túi mật nhỏ lại dần dần và sau 2 giờ,thậm chí 4-5 giờ vẫn còn bóng túi mật
Đưa thuốc cản quang vào túi mật :
Đa một kim qua thành bụng vào túi mật ( làm khi soi ổ bụng ). Phương pháp này có nguy cơ gây viêm phúc mạc nên ít làm . Thường chụp đường mật trong gan , ống dẫn mật khi phẫu thuật bằng cách tiêm thuốc cản quang vào trực tiếp đường mật , hoặc chụp đường mật sau mổ qua ống Kehr , thuốc cản quang đi vào các nhánh trong gan , nếu có hình cắt đoạn trên đường đi của đường mật là u, sỏi .
Đưa thuốc cản quang vào mật quản qua da : ( cholangiographie trancultanee ):
Dùng 1 kim chọc qua vùng thành ngực điểm trước gan trên đường nách trước để đi thẳng vào mật quản trong gan ( hút thử có mật ra ) qua kim đó bơm chất cản quang vào mật quản trong gan , chất cản quang sẽ đi đều vào các mật quản xuống mật quản chủ về túi mật. Nếu có ngẽn là có cản trở cơ giới .
Chụp đường mật ngược dòng (cholangio – pancrea- retrographie)
CPR qua ống soi tá tràng loại nhìn bên , khi soi đến tá tràng đoạn II , tìm bóng Vaterqua máy soi luồn một ống nhựa nhỏ bơm thuốc cản quang vào ống tụy sau đó đẩy ống nhựa lên đường mật bơm thuốc cản quang , sau đó đưa bệnh nhân đi chụp x quang. Qua đó thấy hình ảnh sỏi trong gan , mật , tụy tạng .