Đại cương
Ung thư đại-trực tràng là bệnh lý rất phổ biến hiện nay, không chỉ các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều trường hợp sau phẫu thuật có biểu hiện hẹp miệng nối do khối u tái phát (hẹp ác tính) hoặc xơ chít (lành tính). Bên cạnh đó, không ít trường hợp không còn chỉ định phẫu thuật triệt để do đã di căn và xâm lấn rộng, đòi hỏi yêu cầu tái lập lưu thông của đại tràng để đảm bảo chất lượng cuộc sống còn lại cho người bệnh. Phẫu thuật đại tràng là một phẫu thuật nhiễm khuẩn, cần được sạch đại tràng trước phẫu thuật, nhưng trong thực tiễn lâm sàng nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng tắc ruột mạn tính, không thể làm sạch được đại tràng do vậy phải phẫu thuật 2 thì. Đặt stent đại tràng trước phẫu thuật nhằm mục đích làm sạch đại tràng trước phẫu thuật 1 thì cắt bỏ khối u và nối đại tràng, tránh cho người bệnh một lần phẫu thuật.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Chuẩn bị trước phẫu thuật ung thư đại tràng 1 thì
Hẹp miệng nối đại tràng sau phẫu thuật
Ung thư nguyên phát, thứ phát đại tràng không còn chỉ định phẫu thuật triệt để.
Một số trường hợp xơ chít hẹp đại tràng hiếm gặp: lao, viêm túi thừa đại tràng, viêm đại tràng sau chiếu xạ, dò đại tràng
Chống chỉ định
Thủng tạng rỗng
Nhiễm khuẩn toàn thân
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ phụ trợ
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
Phương tiện
Máy X quang tăng sáng truyền hình
Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Vật tư y tế thông thường
Bơm tiêm 5; 10ml
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Vật tư y tế đặc biệt
Ống thông chụp mạch tiêu chuẩn 4-5F
Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035’’ tương ứng với ống thông chụp mạch
Bóng nong (balloon) chuyên dụng
Bơm áp lực (inflator) dùng bo bóng
Giá đỡ lòng ống tiêu hóa chuyên dụng (stent)
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm nghiêng ho c ngửa tùy theo vị trí dẫn lưu. Lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ vùng hậu môn.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT ổ bụng (nếu có).
Các bước tiến hành
Đánh giá vị trí hẹp
Đưa ống thông và dây dẫn qua đường hậu môn vào đại tràng để tới vị trí hẹp.
Rút dây dẫn sau đó bơm thuốc đối quang tan trong nước để đánh giá mức độ và vị trí hẹp.
Tiếp cận vị trí hẹp
Tiếp tục đưa dây dẫn qua vị trí hẹp dưới hướng dẫn của màn X quang tăng sáng (fluoroscopy), sau đó đưa ống thông qua vị trí hẹp dưới hướng dẫn dây dẫn.
Bơm thuốc đối quang qua ống thông để xác định mức độ, vị trí, chiều dài đoạn hẹp.
Nong – đặt stent tại vị trí hẹp
Đưa dây dẫn và ống thông qua vị trí hẹp
Dùng bóng nong vị trí hẹp qua dây dẫn.
Đ t và bung stent qua dây dẫn.
Kết thúc thủ thuật
Kiểm tra lưu thông từ trực tràng vào khung đại tràng và manh tràng
Rút toàn bộ các dây dẫn và ống thông.
Nhận định kết quả
Về mặt vị trí , stent nằm đúng vị trí hẹp tắc, đầu trên và đầu dưới stent bao phủ đầu trên và đầu dưới đoạn hẹp tắc tối thiểu 1cm.
Về mặt chức năng, khi bơm thuốc từ thượng lưu thấy lưu thông xuống hạ lưu, tức là có lưu thông. Lòng ống tiêu hóa còn hẹp không quá 30%.
Không có thoát thuốc đối quang ra ngoài đường tiêu hóa vào ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc.
Tai biến và xử trí
Trượt stent: do lựa chọn kích thước stent không phù hợp với mức độ hẹp.
Tắc ruột: do stent trượt xuống hạ lưu hoặc do thức ăn mắc vào stent (chủ yếu thức ăn xơ, thức ăn chưa nấu kỹ).
Thủng tạng rỗng: phẫu thuật cấp cứu
Xuất huyết tiêu hóa: theo dõi, điều trị nội khoa. Có thể điều trị nút mạch cầm máu nếu không tự cầm.