Nội dung

Điều trị vết thương đứt lìa và gần lìa chi ở trẻ em

Đại cương 

Định nghĩa : 

Đứt lìa chi: là tổn thương đứt rời hoàn toàn chi khỏi cơ thể 

Đứt gần lìa: phần gần lìa là một cấu trúc như gân cơ, thần kinh hay cầu da. không có bằng chứng tuần hoàn ở phần xa. Cầu da còn lại nhỏ hơn ¼ chu vi chi.

Phân loại : 

Vùng tổn thương, mức độ tổn thương

Đứt lìa sắt gọn: do chém hoặc máy cắt

Dập: tổn thương rộng phần mềm xung quanh

Nhổ rứt: tổn thương lột găng 

Chẩn đoán

Lâm sàng:

Màu sắc chi: Trắng nhạt, Tím, Hồng

Nhiệt độ chi: Lạnh,  Ấm

Trương lực ngón tay, ngón chân: Căng, Xẹp

Cận lâm sàng:          

X Quang: vị trí và mức độ tổn thương xương,

Siêu âm : đánh giá mạch máu và mô mềm  

Điều trị 

Chỉ định :

Tùy thuộc nhiều yếu tố

Tổng trạng bệnh nhân,các bệnh lý nội ngoại khoa, các chấn thương kèm theo.

Tuổi

Mức độ tổn thương

Vị trí đứt rời

Thời gian thiếu máu

Phương thức bảo quản

Tiến trình khâu nối chi

Rửa sạch mỏm cụt và phần đứt rời bằng nước muối sinh lý

Cắt lọc vết thương kĩ dưới kính hiển vi hoặc kính loup.

Tìm và đánh dấu các gân gập, gân duỗi,các tĩnh mạch nông,.

Kết hợp xương: nhanh gọn và tương đối vững

Bảo tồn các khớp nếu có thể.

Thuốc và dụng cụ sử dụng trong chăm sóc và phẫu thuật

Thuốc: Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau

Dụng cụ

Chỉ vi phẫu: kim tròn từ 7.0 đến 11.0

Nẹp, đinh để kết hợp xương

Kính hiển vi 

Kính lúp

Bộ Coupler khâu nối mạch máu

Hậu phẫu:

14 đến 21 ngày theo dõi : 

Nhiệt độ , màu sắc , SpO2

Chảy máu sau mổ

Nhiễm trùng

Biến chứng:

Chảy máu sau mổ

Tắc mạch

Rối loạn đông máu

Chèn ép khoang

Hoại tử chi

Nhiễm trùng

Tái khám

1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, mỗi tháng, mỗi năm

Theo dõi sự phục hồi thần kinh, sự lành xương, viêm xương 

Tập vật lý trị liệu:

Sau phẫu thuật và sau xuất viện