Nội dung

Quy trình hướng dẫn chẩn đoán và điều trị u nang bạch huyết xuất huyết ở trẻ em

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ U NANG BẠCH HUYẾT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM

Đại cương

U bạch huyết là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết, tổn thương lành tính nhưng mức độ tiến triển và xâm lấn như u ác tính

Xuất huyết trong nang là một trong các biến chứng phổ biến, thường gặp.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Trẻ đã được chẩn đoán u nang bạch huyết trước đó hoặc được chẩn đoán lần đầu xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết kèm theo:

Dấu hiệu toàn thân: môi nhợt, mạch tăng.

Dấu hiệu tại chỗ: nang bạch huyết tăng kích thước, ấn đau tức, chuyển đổi màu sác da sang màu tím, màu xanh.

Xét nghiệm:

Công thức máu: Hemoglobin giảm, hồng cầu giảm

Đông máu cơ bản: Prothrombin giảm

Chuẩn đoán siêu âm, MRI: dịch trong nang không đồng nhất, tăng giảm âm không đều, vỏ nang dầy.

Chẩn đoán phân biệt:

Nang bạch huyết bội nhiễm: dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, tại chỗ và trên xét nghiệm

Chỉ định

Dựa vào thời gian xuất huyết nang và tình trạng xuất huyết

Thời gian xuất huyết dưới 2 tuần, không chèn ép

Theo dõi tình trạng chảy máu và đánh giá mức độ tiến triển

Điều trị nội khoa

Điều chỉnh các rối loạn đông máu kèm theo nếu có

Thời gian xuất huyết trên 2 tuần (giai đoạn dịch hóa trong nang):

Tiến hành hút dịch trong nang và tiêm xơ Bleomycin

Tình trạng xuất huyết cấp tính, gây chèn ép đường thở

Hút dịch trang nang để giải ép

Tiếp tục điều chỉnh các rối loạn khác kèm theo.

Điều trị cụ thể

Điều trị nội khoa

Thuốc giảm đau

Xét chỉ định truyền máu và các chế phẩm nếu cần

Theo dõi và đánh giá mức độ của tình trạng mất máu

Diễn biến và theo dõi khi điều trị nội khoa

Đáp ứng tốt: dấu hiệu mất máu không tăng lên, nang không tăng kích thước, giảm căng

Tiếp tục theo dõi sau 2-3 tuần: hút dịch và tiêm xơ

Đáp ứng kém: dấu hiệu mất máu tăng lên, kèm dấu hiệu chèn ép

Chọc hút dịch trong nang để giải ép

Tiếp tục điều trị nội khoa tích cực

Kỹ thuật tiêm xơ, hút dịch trong nang

Vô cảm: Tất cả các người bệnh trẻ em đều được vô cảm toàn thân.

Tư thế người bệnh: Nghiêng bên đối diện, bộ lộ rõ ràng vùng can thiệp.

Dùng các kim luồn số 23, 18 chọc thăm dò vào nang tại nhiều vị trí tương ứng các nang.

Hút dịch bạch huyết trong nang: máu đen loãng, không đông.

Giữ nguyên kim trong thương tổn, bơm thuốc Bleomycin theo liều quy định phù hợp (với cân nặng và kích thước thực tế U): liều 0.6-1mg(UI)/kg cân nặng.

Theo dõi và chăm sóc sau tiêm xơ

Theo dõi tại bệnh phòng các dấu hiệu sinh tồn, mạch, huyết áp, dấu hiệu suy thở

Theo dõi tình trạng xuyết huyết trong nang

Theo dõi tình trạng chèn ép sau tiêm

Tai biến và xử trí

Nang chèn ép: hút dịch bớt trong nang hoặc mổ dẫn lưu để giải ép

Nhiễm trùng nang: điều trị kháng sinh, chống viêm.