Nội dung

Quy trình kỹ thuật rửa màng bụng cấp cứu

Đại cương

Rửa màng bụng cấp cứu là một phương pháp thực hiện khi phát hiện tổn thương các tạng trong ổ bụng và tiểu khung khi có dấu hiệu màng bụng trên lâm sàng mà không có liềm hơi.

Chỉ định

Nghi ngờ có viêm màng bụng sau viêm ruột thừa.

Nghi ngờ có chảy máu trong ổ bụng vời khối lượng ít, chưa phát hiện được khi chọc dò bằng kim thường.

Nghi ngờ có viêm tuỵ cấp (lấy dịch lọc để xét nghiệm amylase)

Chống chỉ định

Rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu nặng.

Viêm dính màng bụng

Chuẩn bị

Người thực hiện:

01 bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo, 01 điều dưỡng.

Phương tiện, dụng cụ:

thủ thuật làm tại buồng vô khuẩn

Dụng cụ:

Một ống thông bằng chất dẻo (teilon) có lỗ ở 6 cm phía ngoại vi, đầu tù và nòng nhọn bằng thép không rỉ, dài hơn ống thông khoảng 5 mm.

Một ống nối

Một bộ dây nối hình chữ Y để dẫn dịch

Bơm tiêm 5 ml: 02 cái

Kim tiêm dưới da

Một lưỡi dao sắc nhọn

Một bộ kéo

Hai kẹp Kocher

Chỉ

Găng, băng dính

Nồi cách thuỷ để hâm nóng dung dịch 38 độ C

Dụng cụ cấp cứu

Hộp chống sốc

Bóng ambu, mặt nạ bóp bóng

Các chi phí khác

Đồ vải vô khuẩn

Hộp bông cồn

Bát kền to

Khay quả đậu inox nhỡ

Săng lỗ vô trùng

Áo mổ

Dung dịch Anois rửa tay nhanh

Xà phòng rửa tay

Thuốc

Cồn trắng 90 độ, cồn iod, Xylocain 1%

Dung dịch NaCl 0,9%

Người bệnh

Giải thích cho gia đình người bệnh về lợi ích và tai biến có thể xảy ra.

Kiểm tra lại các chống chỉ định

Người bệnh nên được nằm ngửa, đầu cao hơn chân.

Đái hết hoặc thông đái; đặt ống thông dạ dày hút hết dịch vị

Hồ sơ bệnh án:

theo quy định Bộ Y tế.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ bệnh án:

kiểm tra chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật.

Chuẩn bị người bệnh:

xem các chức năng sống để xác định trẻ có đảm bảo khi tiến hành thủ thuật.

Thực hiện kỹ thuật

Trước khi chọc

Người làm thủ thuật và người phụ rửa tay, sát khuẩn tay, đi găng.

Vén áo và kéo cạp quần xuống để lộ bụng.

Khử khuẩn toàn bộ vùng bụng dưới rốn

Chọn nơi chọc dò

Phủ găng có lỗ

Gây tê vùng chọc.

Trong khi chọc

Rạch da dài 5 mm, sâu 5 mm.

Chọc ống thông có luồn ống qua thành bụng theo hướng thẳng góc. Khi cảm giác “sật” là đã vào ổ bụng.

Rút nòng thông khoảng 1 cm. Đẩy dần ống thông vào ổ bụng hướng về phía gò mu vùng túi cùng Douglas.

Rút lùi ống thông vài cm khi người bệnh có cảm giác tức, hơi đau.

Rút hẳn nòng thông

Trong 24 giờ đầu: cho 0,5 lít dịch vào trong ổ bụng và xả ra ngay. Nếu có máu hoặc fibrin thêm 500 đơn vị Heparin cho mỗi lít dịch rửa, tiếp tục rửa với khoảng 500ml cho đến khi dịch xả ra trong…

Đặt gạc và cố định ống thông bằng băng dính hoặc chỉ để đề phòng bội nhiễm.

Sau khi rửa

Thầy thuốc rút kim, cần đảm bảo vô khuẩn, sát khuẩn da bụng.

Dùng gạc vô khuẩn băng lại.

Đo lại mạch, huyết áp và ghi nhận xét về tình trạng người bệnh, tính chất dịch (số lượng, màu sắc).

Theo dõi

Sắc mặt.

Mạch, huyết áp

Số lượng và tính chất dịch

Tai biến và xử trí

Viêm màng bụng: kháng sinh, tiếp tục rửa màng bụng nếu cần.

Chảy máu nhiều, tụt huyết áp: truyền máu, chuyển ngoại khoa

Tài liệu tham khảo

John M Burkart (2015). Peritoneal dialysis (Beyond the Basics). UpToDate online [last updated: December 08, 2015], Available in: http://www.uptodate.com.

Kopriva-Altfahrt, G. et al. Exit-site care in Austrian peritoneal dialysis centers: A nationwide survey. Peritoneal Dialysis International, Vol.29, pp330-339. 2009.