Đại cương
Khái niệm
Phân tích hành vi ứng dụng là một phương pháp phân tích các hành vi không thích hợp hoặc hành vi bất thường để loại bỏ hành vi đó và thay thế bằng hành vi mới thích hợp hơn hoặc giảm sự tác động của nguyên nhân dẫn đến hành vi không phù hợp. Can thiệp hành vi có thể theo nhiều cách, có thể điều chỉnh hành vi theo sự tiến bộ của trẻ hoặc phân tích hành vi ứng dụng.
Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm
Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
Đo lường hành vi bất thường (tần suất, thời gian, mức độ, địa điểm,..)
Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi.
Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực hành về thay đổi hành vi.
Nội dung của chương trình phân tích hành vi ứng dụng
Chương trình phân tích hành vi ứng dụng gồm 100 bài tập được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Hiện nay đã được áp dụng tại nhiều trung tâm can thiệp tự kỷ ở Việt Nam.
Chỉ định
Trẻ tự kỷ
Trẻ chậm phát triển tinh thần có rối loạn hành vi
Trẻ bại não có rối loạn hành vi
Chống chỉ định
Không có
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ/Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, người đã được đào tạo chuyên khoa
Phương tiện
Phiếu lượng giá, dụng cụ học tập
Bệnh nhi:
Tỉnh táo và không trong giai đoạn ốm sốt
Hồ sơ bệnh án: có chỉ định của bác sĩ
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
Kiếm tra người bệnh: đúng tên trẻ với phiếu điều trị
Thực hiện kỹ thuật
Bước 1: là phân tích hành vi bằng sử dụng Mô hình ABC- Là cơ sở của phương pháp “Phân tích hành vi ứng dụng” gồm:
Trước hành vi (Antecedent): là một hướng dẫn hoặc một yêu cầu trẻ thực hiện một hành động.
Hành vi (Behavior): là hành vi hoặc đáp ứng của trẻ.
Sau hành vi (Consequence): là đáp ứng của người chăm sóc/ trị liệu trẻ, có thể dao động từ các củng cố hành vi tích cực.
Dựa vào kết quả Phân tích hành vi ABC người can thiệp tiến hành thực hiện các kỹ thuật can thiệp phân tích hành vi ứng dụng cho trẻ tự kỷ.
Bước 2: Đánh giá trẻ và chọn chương trình can thiệp theo 3 mức độ
(chương trình ban đầu, chương trình trung gian hoặc chương trình mức độ cao)
Trong chương trình này các kỹ năng được dạy bằng cách chia chúng ra thành từng bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước trước đó.
Theo dõi
Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.