Định nghĩa
Hoạt động trị liệu:là một lĩnh vực của phục hồi chức năng, sử dụng các hoạt động đặc hiệu/phương pháp đặc hiệu để phát triển, cải thiện và/ hoặc phục hồi các chức năng cần thiết bù trừ cho sự rối loạn chức năng, và/hoặc hạn chế tối đa sự giảm chức năng của người tàn tật.
Chỉ định
Trẻ có bất kỳ giảm chức năng, mất chức năng hoặc rối loạn chức năng về vận động và tinh thần dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu của cuộc sống:
Bại não
Bại liệt
Chậm phát triển trí tuệ
Tự kỉ
Các dạng tàn tật khác
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ/Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, người đã được đào tạo chuyên khoa
Phương tiện
Phù hợp với hoạt động sẽ dạy trẻ như: ghế tựa, bàn, dụng cụ học tập…
Bệnh nhi:
Không trong giai đoạn ốm sốt
Phiếu điều trị
Các bước tiến hành
Mục đích: Trẻ có thể thực hiện kỹ năng vận động tinh của bàn tay.
Kiểm tra hồ sơ đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
Kiểm tra bệnh nhi: đúng tên trẻ và phiếu điều trị
Tư thế trẻ
Tư thế ngồi trên ghế
Trẻ ngồi trên ghế lưng thẳng (người hơi đưa ra trước)
Háng gập gần 90 độ
Hai chân đặt vuông góc tại khớp gốc (gót chân hơi đưa vào trong so với khớp gối) 424
Bàn chân đặt chắc chắn xuống sàn (hơi gập mu bàn chân)
Đầu ở vị trí trung gian (nếu cần có thể cho thêm bộ phận nâng giữ đầu cổ)
Hai tay đặt trên bàn.
Tư thế ngồi duỗi thẳng hai chân dưới sàn:
Trẻ ngồi trên sàn, lưng thẳng (người hơi đưa ra trước)
Háng gập gần 900
Hai chân duỗi thẳng
Đầu ở vị trí trung gian (nếu cần có thể thêm bộ phận nâng giữ đầu cổ)
Hai tay đặt trên bàn
Nếu trẻ chưa tự ngồi: Tốt nhất cho trẻ ngồi vào ghế đặc biệt hoặc ghế góc.
Thực hiện kỹ thuật
Kỹ năng với đồ vật
Bước 1: Gập khớp vai
Một tay kỹ thuật viên cố định nhẹ tại sau vai trẻ
Tay kia cố định tại khớp khuỷu gập dần cách tay từ 0 độ đến 90 độ
Bước 2: Duỗi khớp khuỷu + ngửa cẳng tay
Một tay kỹ thuật viên cố định nhẹ tại khớp khuỷu
Tay kia cầm vào 1/3 dưới cẳng tay duỗi dần cánh tay về 0 độ cùng một lúc ngửa cẳng tay.
Bước 3: Gập mu bàn tay + dạng ngón cái + gập đốt ngón II, III, IV, V
Một tay kỹ thuật viên cố định nhẹ tại 1/3 dưới cẳng tay
Tay kia đặt dưới lòng bàn tay trẻ + đầu ngón II, III, IV, V; dạng ngón cái và gập mặt mu bàn tay.
Bước 4: Phối hợp các bước 1,2,3 để đưa tay về phía đồ vật
Kỹ năng cầm nắm
Bước 1: Chọn đồ vật cho trẻ tập cầm phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và đặt trên bàn trước mắt trẻ.
Bước 2: Mô tả động tác cầm nắm bằng lời nói và làm mẫu.
Bước 3: Cầm tay trẻ đưa về phía đồ vật + thực hiện các thành phần của động tác với đồ vật: Gập vai, duỗi khuỷu, ngửa cẳng tay, gập mu bàn tay, dạng ngón cái. Yêu cầu trẻ nhìn vào tay và đồ vật.
Bước 4: Cầm tay trẻ thực hiện động tác cầm đồ vật: Gập mu bàn tay, dạng ngón cái, duỗi đốt I ngón II, III, IV để lòng bàn tay ôm vào vật.
Bước 5: Giữ chặt vật trong lòng bàn tay.
Kỹ năng thả vật ra
Bước 1: Mô tả động tác thả 1 vật bằng lời nói và làm mẫu.
Bước 2: Cầm tay trẻ đang giữ vật đưa về phía cần thả đồ vật: thực hiện một số thành phần của động tác với đồ vật (gập vai, duỗi khuỷu, ngửa cẳng tay). Yêu cầu trẻ nhìn vào tay, đồ vật.
Bước 3:Thực hiện động tác thả vật ra:
Gập mu bàn tay hơn 1 chút
Dạng ngón cái hơn 1 chút
Duỗi đốt bàn I,II, III của các ngón II, III, IV, V hơn một chút
Đồ vật được thả lỏng trong bàn tay.
Chú ý:
Chỉ dẫn bằng lời và làm mẫu cho trẻ động tác bạn yêu cầu trẻ tập
Yêu cầu trẻ nhìn vào tay, đồ vật
Khi trẻ đã tiến bộ hơn thì giảm bớt sự trợ giúp
Khen ngợi kịp thời sau mỗi động tác tốt
Nếu chưa làm đúng thì phải nói và làm mẫu cho trẻ hiểu
Trong khi tập tay này thì nay kia của trẻ phải đặt trên mặt bàn.
Luôn luôn chỉnh lại tư thế ngồi đúng cho trẻ.
Để trẻ giữ vật ở trong tay mình một cách chắc chắn sẽ giúp cho trẻ phát triển cảm giác bằng lòng bàn tay (hình dáng, độ nhẵn, nóng lạnh, mềm cứng…) chuyển về não → não phản hồi xung điện về lòng bàn tay → hình thành phản xạ cầm nắm (nhận thức của não về việc cầm nắm và cảm giác của tay về đồ vật).
Khi trẻ đã nhặt được các đồ vật gần, hãy để đồ vật xa dần để kích thích phản xạ với – cầm của trẻ.
Tiêu chuẩn thành đạt
Trẻ làm được theo hướng dẫn hoặc tự làm
Gia đình tự tập cho trẻ được.