Đại cương
Tinh hoàn trong ổ bụng là hiện tượng vắng tinh hoàn ở ống bẹn và bìu có thể xuất hiện 1 bên hoặc 2 bên.
Chỉ định
Ẩn tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên
Tuổi mổ: 1 – 2 tuổi
Tinh hoàn trong ổ bụng khi nội soi đánh giá thấy mạch máu tinh hoàn quá ngắn không có khả năng hạ tinh hoàn xuống bừu.
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu.
Bệnh lý toàn thân tim mạch, hô hấp không cho phép bơm hơi ổ bụng để
tiến hành nội soi.
Chuẩn bị
Phẫu thuật hạ tinh hoàn là một phẫu thuật cần đảm bảo chức năng vậy chỉ những phẫu thuật viên nhi khoa có chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm mới được tiến hành.
Xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, phẫu thuật và gây mê đầy đủ.
Hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ nội soi
Dàn máy nội soi
Ống soi 30 độ có đường kính 10 mm, 1 troca 10 mm và 2 troca 5 mm
2 pince nội soi và 1 móc đốt nội soi
Dụng cụ mổ mở: bộ phẫu thuật mổ mở thường quy
Thực hiện kỹ thuật
Tư thế người bệnh: người bệnh nằm ngửa, có đặt sonde niệu đạo bàng quang.
Tư thế phẫu thuật viên: đứng bên đối diện so với bên bệnh lý.
Tư thế phẫu thuật viên phụ: đứng bên trái phẫu thuật viên.
Dụng cụ viên: đứng bên phải phẫu thuật viên.
Tiến hành phẫu thuật nội soi:
Vị trí troca: 1 troca 10 mm được đặt qua rốn, 1 troca 5 mm đặt hạ sườn cùng bên bệnh lý và 1 troca 5 mm đặt hố chậu đối diên bên bệnh lý.
Áp lực khí 8- 10 mmHg, tốc độ khí 3-4 lít / phút.
Tiến hành phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng 2 thì:
Đánh giá khả năng hạ tinh hoàn xuống hố chậu bằng cách đưa tinh hoàn sang bên hố chậu đối diện, nếu như không đưa được tinh hoàn sang bên hố chậu sang bên đối diện thì tiến hành phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn 2 thì. Thì 2 được tiến hành sau 6 tháng – 1 năm.
Dùng pince và móc đột mở của sổ phúc mạc thành bụng, ngay cạnh mạch máu thừng tinh.
Bộc lỗ rõ đoạn mạch máu thừng tinh, không làm dài toàn bộ mạch máu thừng tinh.
Dùng clip, clip đoạn mạch máu vừa bộc lộ hoặc dùng móc đốt, đốt đoạn mạch máu vừa bộc lộ.
Kiểm tra chảy máu
Kết thúc nội soi.
Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng thì 2:
Được tiến hành sau 6 tháng – 1 năm.
Chuẩn bị người bệnh , dụng cụ, phẫu thuật viên như mổ thì 1.
Tiến hành nội soi giải phóng tinh hoàn, ống dẫn tinh, mạch máu đi kèm.
Cắt dây treo tinh hoàn.
Tạo đường hầm xuống bừu từ ổ bụng qua lỗ bẹn sâu, qua ống bẹn, xuống bừu đủ rộng.
Phẫu thuật viên phụ rạch da bừu kết hợp với nội soi, qua đây dùng pince
đưa tinh hoàn xuống bừu và cố định tinh hoàn xuống bừu.
Kiểm tra ổ bụng, kết thúc nội soi.
Tai biến và xử trí
Chảy máu tại lỗ đặt troca, thường gặp ở troca đặt ở hố chậu, có thể chảy máu lúc đặt troca hoặc sau khi rút troca do làm tổn thương động mạch thượng vị dưới. Xử trí khâu cầm máu tại chỗ.
Nhiễm trùng tại các lỗ đặt troca. Xử trí thay băng hằng ngày, dùng kháng sinh đường uống.
Nhiễm trùng vết thương bìu. Xử trí thay băng hàng ngày, dùng kháng sinh đường uống.
Tinh hoàn không ở vị trí phù hợp. Phẫu thuật hạ lại tinh hoàn sau khoảng 1 năm.
Kích thước tinh hoàn nhỏ: kích thước tinh hoàn nhỏ có thể xuất hiện trước phẫu thuật có liên quan đến tuổi phẫu thuật. Nhưng phần lớn đây là biến chứng liên quan đến phẫu thuật do quá trình phẫu tích làm dài bó mạch tinh làm tổn thương mạch máu. Biến chứng này cần phải tránh, như vậy dụng cụ phẫu thuật phải tốt và phẫu thuật viên phải có kinh nghiêm.
Cố định tinh hoàn có thể dẫn đến thiểu sản tinh hoàn, và có thể nguy cơ ung thư tinh hoàn sau này.
Cắt đôi tinh hoàn là tai biến có thể xảy ra, như vậy cần được phẫu thuật vi phẫu để nối mạch.
Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, đau bìu cấp, tụ máu: điều trị bằng kháng sinh.
Nước màng tinh hoàn: theo dõi nếu điều trị kháng sinh không khỏi phẫu thuật lại sau 6 tháng.