Đại cương
Tắc ruột phân su do nút phân su bít kín lòng ruột 10% liên quan đến bệnh quánh mềm dịch, 90% người bệnh bị tắc ruột phân su có liên quan đến liên quan đến bệnh quánh niệm dịch (mucoviscidose).
Chỉ định
Người bệnh được chẩn đoán tắc ruột phân su
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu
Chuẩn bị
Người thực hiện
Có chứng chỉ hành nghề là Phẫu thuật viên Nhi khoa và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại tiêu hóa.
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa, các vật tư tiêu hao, trang thiết bị cho một cuộc phẫu thuật tiêu hóa.
Người bệnh
Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chẩn đoán khả năng phẫu thuật,…
Bồi phụ dinh dưỡng, nước – điện giải
Đặt ống hút dạ dày.
Dùng kháng sinh dự phòng.
Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh. Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật trong phạm vi cho phép.
Hồ sơ bệnh án
Hoàn thành các thủ tục hành chính theo qui định
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.
Kiểm tra người bệnh
Tình trạng toàn thân
Thực hiện kỹ thuật
Tư thế người bệnh và vị trí kíp mổ
Người bệnh nằm dọc theo bàn gây mê, phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ đứng ở bên trái của người bệnh.
Đường rạch da
Rạch da theo đường trắng giữa trên dưới rốn
Các thì phẫu thuật
Mở ruột, bơm rửa, dồn phân su xuống đại tràng
Theo dõi
Duy trì thân nhiệt, sử dụng lồng ấp.
Cân bằng nước, điện giải, truyền máu nếu cần
Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trong ít nhất 3 ngày đầu
Hút ngắt quãng dịch dạ dày cho đến khi dịch không có mật, khi đó có thể cho trẻ bú với số lượng tăng dần.
Nếu có ống thông dạ dày đặt qua miệng nối thì bơm sữa qua ống thông từ ngày thứ 3 sau mổ để cho ăn sớm.
Kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
Biến chứng và xử trí
Tắc ruột: Mổ lại
Xoắn ruột: mổ lại
Bục miệng nối: mổ làm lại miệng nối hoặc dân lưu hồi tràng