Nội dung

Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuông mạch liền

PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUÔNG MẠCH LIỀN

 

 

Đại cương

Là phẫu thuật lấy một vạt tổ chức bao gồm da-cân được nuôi dưỡng bằng nguồn mạch , xoay chuyển để điều trị khuyết hổng phần mềm ở chi. 

Có nhiều dạng vạt: 

Vạt cơ

Vạt da cân

Vạt da cơ

Chỉ định

– Khuyết hổng phần mềm vùng chi lân cận vạt được chuyển

Chống chỉ định

Vết thương phần mềm còn viêm nhiễm

Còn rối loạn dinh dưỡng như phù nề nhiều, nhiều nốt phỏng

Lộ xương nhưng còn viêm nhiễm

Có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tim mạch… cần điều trị ổn định trước khi tiến hành

Chuẩn bị

Người bệnh:

Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.

Người thực hiện:

Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ

Phương tiện trang thiết bị:

 Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 – 120 phút

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ đã đúng và đầy đủ theo yêu cầu chưa?

Kiểm tra người bệnh đã đúng và đã được chuẩn bị đúng yêu cầu chưa?

Thực hiện kỹ thuật

Vô cảm:

Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống

Kỹ thuật bóc vạt: 

Thiết kế vạt:

Đánh dấu vị trí lấy vạt

Vẽ đảo da và trục của vạt da, 

Cuống vạt là tổ chức cân mỡ chứa thần kinh và mạch máu

Chiều dài của vạt da đo từ điểm xoay đến bờ xa nhất của tổn khuyết

Chiều dài của cuống vạt: Đo từ điểm xoay tới bờ gần nhất của tổn khuyết.

Tư thế người bệnh

Garo 1/3 G đùi (hoặc không).

Thì 1: xử trí thương tổn

Cắt lọc mép tổn thương, cắt lọc tổ chức hoại tử từ nông vào sâu đảm bảo không còn tổ chức hoại tử.

Tưới rửa nhhiều lần bằng ôxy già, nước muối, Betadin.

Đục bạt bề mặt xương lộ nếu bị viêm.

Cầm máu kỹ tổn thương.

Kiểm tra lại vạt đã thiết kế xem có phù hợp với thương tổn vừa cắt lọc không. Đắp gạc ẩm vào vùng thương tổn để chuyển sang thì bóc vạt.

Thì 2: bóc vạt

Phẫu tích tìm TM và TK 

Rạch da xung quanh đảo da đến hết lớp cân để lại phần nối với cuống vạt. Khâu cố định lớp cân với lớp da xung quanh đảo da để không làm bóc tách giữa chúng gây tổn thương các mạch máu từ lớp cân lên nuôi da. 

Phẫu tích cuống vạt

Nâng vạt từ trên xuống dưới với một đảo da cân và cuống vạt thì chỉ có lớp mỡ dưới da và cân.

Tháo garo kiểm tra tình trạng tưới máu của vạt, cầm máu kỹ, lựa chọn góc xoay vạt để không làm xoắn vặn cuống vạt.

Tạo đường hầm hoặc rạch da để đưa vạt đến che phủ vùng khuyết hổng.

Khâu cố định vạt vào vùng khuyết hổng, đặt dẫn lưu dưới vạt (hoặc không).

Khâu 2 mép da dày nơi lấy cuống vạt

Khâu khép bớt nơi cho vạt, vá da mỏng hoặc ghép da Wolf- Krause nơi cho vạt.

Băng ép nhẹ nhàng, để hở một phần vạt da để theo dõi sát tình trạng tưới máu của vạt, kịp thời phát hiện tình trạng chèn ép cuống vạt để xử trí.  Đặt nẹp bột 

Theo dõi và điều trị sau mổ

Điều trị kháng sinh 5-7 ngày

Thuốc chống phù nề, chống đông

Ghép da mỏng lên vạt nếu vạt sống tốt ( thông thường sau 5-7 ngày) 

Rút dẫn lưu sau 48h, thay băng hàng ngày, phát hiện các biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn

Tai biến và xử trí

Cắt đứt cuống vạt à ngừng cuộc mổ thay bằng  kỹ thuật khác ở cuộc mổ khác

Chảy máu: Cần tìm nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân

Theo dõi vạt; Nếu vạt có màu hồng tươi chứng tỏ vạt được tưới máu tốt, nếu vạt có màu tím, phù nề là có cản trở máu tĩnh mạch, có thể cắt bớt chỉ để giảm sức căng của vạt, nếu vạt nhợt màu, khô, chứng tỏ vạt được cấp máu kém, dễ hoại tử. Nếu vạt hoại tử cần cắt lọc làm sạch và chọn kỹ thuật khác cho phù hợp