PAI-2 là một chất ức chế của t-PA xuất hiện ở phụ nữ mang thai, được tổng hợp từ bánh nhau. Nó tồn tại ở 2 dạng: 1 dạng glycosylated ngoại bào 60 kDa và 1 dạng nội bào 43 kDa. PAI-2 cũng được tìm thấy ở monocyte/macrophage.
PAI-3 là tên gọi cũ của chất ức chế Protein C (Protein C Inhibitor [PCI.])
PAI-1 là một protein pha cấp và vì vậy nó sẽ tăng cao ở bệnh nhân hậu phẫu cũng như trong đáp ứng pha cấp.
Hoạt tính tiêu sợi huyết bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và để đạt được kết quả chính xác đòi hỏi phải chuẩn hóa tối đa mẫu máu. Cụ thể phải lấy mẫu khi nghỉ ngơi, lúc đói vào buổi sáng, không hút thuốc hay uống rượu trong những giờ trước đó. Mẫu phải được chứa trong ống ổn định để tránh phức hợp t-PA và PAI-1 tạo thành trong in vitro. Tiêu sợi huyết có thể suy giảm trong mẫu nước đá.
Mức PAI-1 có thể tăng ở một số bệnh nhân hội chứng Klinefelter.
Giới thiệu
PAI-1 là một chất ức chế serine protease, được bài tiết phần lớn bởi tế bào nội mạc và tế bào mỡ và là chất ức chế chính của t-PA và u-PA. Trong quá trình mang thai, PAI-2 được bài tiết bởi bánh nhau với chức năng giống như PAI-1. PAI-1 cũng đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc chất cơ bản ngoại bào bao gồm tăng sinh mạch thông qua việc điều hòa plasminogen. Nó có liên quan đến tiên lượng trong một số loại ung thư, có lẽ do vai trò của nó. Mức PAI-1 cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch và nguy cơ huyết khối sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện nay PAI-1 không có một sự tương quan lâm sàng tương ứng vì nó không tạo thành nền tảng để đưa ra một quyết định điều trị hay thông tin tiên lượng hữu ích trong thực hành thường quy.
TAFI |
Thrombin-Activatable Fibrinolysis Inhibitor |
XL-Fibrin |
Cross-Linked Fibrin |
α2-AP |
Alpha 2 antiplasmin [Plasmin inhibitor] |
t-PA |
Tissue Plasminogen Activator |
u-PA |
Urinary Plasminogen Activator [Urokinase] |
scu-PA |
Single Chain Urinary Plasminogen Activator |
Hoạt tính của t-PA bị ức chế bởi PAI-1 và hầu hết t-PA lưu hành đều kết hợp với chất này trong trạng thái bất hoạt.
Sự tăng mức t-PA đã xác định như một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ, dù độ mạnh của mối quan hệ này bị thay đổi bởi mức PAI-1.
Hoạt tính của t-PA tăng lên đáng kể khi bị Plamin cắt tại Arg275-Ile276 để tạo thành phân tử 2 chuỗi.
Nguyên lý và phương pháp
Việc xác định mức t-PA ở LABO là phức tạp bởi sự dao động của mức t-PA trong máu (phản ứng pha cấp) cũng như mức dao động của PAI-1 (phản ứng pha cấp, biến thiên trong ngày), sẽ gắn và bất hoạt t-PA.
Phương pháp ELISA đối với t-PA có lợi điểm là không bị ảnh hưởng bởi sự tương tác t-PA với chất ức chế của nó.
Phương pháp tạo màu (xác định gián tiếp thông qua phản ứng tạo plasmin) hoặc sinh-miễn dịch.
Phương pháp
ELISA:
Lợi điểm là không bị ảnh hưởng của việc tạo thành phức hợp t-PA-PAI-1
Xét nghiệm chức năng:
Đo lượng hoạt tính t-PA hoặc u-PA còn dư trong mẫu sau khi cho một lượng dư t-PA hoặc u-PA đã biết vào mẫu huyết tương bệnh nhân.
Phương pháp phổ biến nhất là sự dụng cơ chất tạo màu để đo hoạt tính t-PA tồn dư.
Ngưng kết Latex: hạt latex phủ kháng thể anti-PAI-1
Sinh-Miễn dịch (Bioimmunoassay (BIA)): Các giếng được phủ t-PA. PAI-1 hiện diện trong mẫu huyết tương sẽ bị cố định bởi t-PA. Sau rửa, một enzyme gắn kháng thể anti-PAI-1 được cho vào để ủ. Rửa lại, và cơ chất tạo màu của enzyme được cho vào. Đo sự thay đổi ánh sáng.
Phương pháp tạo màu: Đây là quá trình gồm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, một lương dư đã biết của t-PA được ủ với huyết tương bệnh nhân. Điều này cho phép phức hợp t-PA-PAI-1 tạo thành. Trong giai đoạn 2, một chất kích thích t-PA như poly-D-lysine được cho vào và mẫu được ủ với cơ chất của plasmin tạo màu. Sự biến đổi màu sắc tỷ lệ với lượng hoạt tính t-PA trong mẫu, từ đó tỷ lệ với hoạt tính PAI-1.
Phân tích
ELISA:
Cho biết tổng lượng kháng nguyên PAI-1.
Xét nghiệm chức năng:
BIA: Xét nghiệm này đo hoạt tính PAI-1 trong mẫu nhưng ít bị tương tác với những thành phần khác như phương pháp tạo plasmin so màu truyền thống. Đây là phương pháp xét nghiệm chức năng phổ biến nhất hiện nay.
Xét nghiệm so màu thông qua tạo plasmin: sự hiện diện của những chất làm ly giải PLG sẽ tương tác với test như đã nói ở bài trước.
Khoảng tham chiếu
Kháng nguyên PAI-1: 5-40 ng/L
Hoạt tính t-PA:
Tài liệu tham khảo
Meltzer, M.E., Lisman, T., de Groot, P.G., Meijers, J.C., le Cessie, S., Doggen, C.J. & Rosendaal, F.R. (2010) Venous thrombosis risk associated with plasma hypofibrinolysis is explained by elevated plasma levels of TAFI and PAI-1. Blood, 116, 113-121.
Follo, M. & Ginsburg, D. (1989) Structure and expression of the human gene encoding plasminogen activator inhibitor, PAI-1._Department of Human Genetics, University of Michigan Medical School, Ann Arbor 48109-0650. Gene, 84, 447-453.
Simpson, A.J., Booth, N.A., Moore, N.R. & Bennett, B. (1991) Distribution of plasminogen activator inhibitor (PAI-1) in tissues. J Clin Pathol, 44, 139-143.
Ibbotson, S.H., Layton, A.M., Davies, J.A. & Goodfield, M.J. (1994) Plasminogen activator inhibitor 1 (PAI-1) levels in patients with chronic venous leg ulceration. British Journal of Dermatology, 131, 738-739.
Veraart, J.C., Hamulyak, K., Neumann, H.A. & Engelen, J. (1994) Increased plasma activity of plasminogen activator inhibitor 1 (PAI-1) in two patients with Klinefelter’s syndrome complicated by leg ulcers [see comments]. Br J Dermatol, 130, 641-644.
Wiman, N. (1995) Plasminogen Activator Inhibitor-1 (PAI-1): Its role in thrombotic disease. Thrombosis & Haemostasis, 74, 71-76.
Bern, M.M. & McCarthy, N. (2010) Failure to Lyse Venous Thrombi Because of Elevated Plasminogen Activator Inhibitor 1 (PAI-1) and 4G Polymorphism of Its Promotor Genome (The PAI-1/4G Syndrome). Clin Appl Thromb Hemost, 16, 574-578.