Nội dung

Các xét nghiệm đông máu: xét nghiệm nucleotide tiểu cầu

Giới thiệu

Có 2 “hồ chứa” nucleotide riêng biệt trong tiểu cầu. 60% chứa trong hạt đặc và không hoạt động chuyển hóa, 40% còn lại tạo thành “hồ chuyển hoá” và cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động khác nhau của tiểu cầu.

Có sự khác biệt về nồng độ tương đối giữa ADP và ATP trong hai hồ và sự trao đổi giữa 2 khu vực là rất chậm:

Hồ chuyển hóa: ATP:ADP là 8:1

Hạt đặc: ATP:ADP là 2:3

Hạt

Thành phần

Hạt đặc

ADP (ADP được tập trung trong hạt đặc)

ATP/GDP/GTP

Serotonin

Ca2+/Mg2+

Hạt đặc bài tiết: 

Khi tiểu cầu kết dính vào mội mạc tổn thương, điều này dẫn đến: hoạt hóa tiểu cầu thông qua nhiều cơ chế tín hiệu nội bào → tiết ra các chất chứa trong hạt alpha và hạt đặc bao gồm ADP và serotonin, cả hai chất này đều làm hoạt hóa tiểu cầu → tạo ra và bài tiết TxA2 (gắn với Tx receptor) → hoạt hóa (bằng cách thay đổi cấu dạng GpIIb/IIIa) để chuẩn bị cho sự tạo ra phức hợp “Tenase” và phức hợp prothrombinase → bộc lộ phospholipid tích điện âm, cho phép tạo ra phức hợp “Tenase” và phức hợp prothrombinase → tạo ra các microvesicle (thuật ngữ này vui lòng đọc thêm trên Wikipedia, còn gọi là microparticle) tiền đông.

Hạt alpha

Fibrinogen/fibronectin/VWF

Factor V

PF4

PDGF/TGFβ

Trong rối loạn kho chứa, làm giảm hoặc mất thể đặc – điều này dẫn đến sự giảm tổng số lượng ATP và ADP, làm tăng đáng kể tỉ số giữa ATP và tổng lượng ADP của tiểu cầu.

Rối loạn kho chứa (spd – storage pool disorder)

SPD

Mô tả

Suy giảm hạt đặc

Hội chứng Hermansky-Pudlak

Hội chứng Chediak-Higashi

Suy giảm hạt đặc vô căn

Những đặc điểm của suy giảm hạt đặc:

LTA: 

ADP liều thấp: không có sóng thứ 2 với agonist yếu. 

Adrenaline: Vắng sóng thứ 2 với adrenaline. Tuy nhiên điều này cũng có thể xảy ra 10-15% người bình thường.

Collagen: chậm và kém đáp ưng với collagen. 

Arachidonic Acid/Ristocetin: đáp ứng kém

(Chú ý: LTA tương đối kém trong xác định SPD, đo nucleotide hoặc Lumiaggregometry nhạy hơn)

Giảm đáng kể cả ADP và tỉ số ADP: ATP hoặc khiếm khuyết bài tiết ATP (nhớ rằng bài tiết từ hạt đặc là con đường khuyếch đại cho hoạt hóa tiểu cầu và cần cho hoạt hóa bền vững GpIIb/IIIa).

Giảm số lượng hoặc vắng hạt đặc trên kính hiển vi điện tử.

Xác nhận suy giảm hạt đặc cũng có thể xác định nhanh bằng việc suy giảm các hạt gắn mepacrine của tiểu cầu bằng flow cytometry.

Chú ý: Rối loạn bài tiết và dẫn truyền tín hiệu có thể cho ra kết quả LTA tương tự SPD, nhưng hạt tiểu cầu hiện diện bình thường trong các bệnh lý này, vấn đề nằm ở chỗ bài tiết bất thường mà thôi. Bài tiết hạt là quá trình cần thiết để tạo ra sóng ngưng tập thứ 2 và vì vậy nếu suy giảm hạt hoặc bài tiết không đầy đủ thì ảnh hưởng trên LTA sẽ tương tự.

Rối loạn mắc phải

Rối loạn tăng sinh tủy

DIC

Phẫu thuật bắt cầu tim phổi (CPB)

Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP)

Hội chứng tán huyết tăng ure huyết (HUS)

Đo nucleotide tiểu cầu

Kỹ thuật

 

Lumiaggregometry

Lumiaggregometry là một biến thể của LTA đo sự bài tiết ATP từ hạt đặc. Nó dựa trên khả năng phát quang của ATP khi phản ứng với luciferin và luciferase. 

Để đo ngưng tập, máy lumiaggregometer sử dụng một đèn LED phát ra ánh sáng hồng ngoại, và những thay đổi trong ánh sáng truyền qua được xác định bởi một phototransistor. Để đo khả năng phát quang từ việc bài tiết ATP, người ta dùng một ống photomultipier đặt thẳng góc với nguồn sáng của đèn LED.  Luciferin + ATP → Luciferyl Adenylate + Inorganic phosphate

[PPi]

Luciferyl Adenylate + O2 → Oxyluciferin + AMP + LIGHT Đo khả năng bài tiết tiểu cầu sử dụng phản ứng luciferinluciferase có thể sử dụng aggregometry máu toàn phần.

Kính hiển vi điện tử

Hạt đặc có thể quan sát dễ dàng dưới kính hiển vi điện tử.

HPLC

HPLC là một trong những cách có thể đo  thành phần ADP và ATP trong hạt tiểu cầu.

Bài tiết hạt tiểu cầu.

Cũng có thể đo bằng xét nghiệm bài tiết Serontonin 14C

Khoảng tham chiếu

Nucleotide

Reference Range

Total platelet nucleotide content

5.5 – 9.6 nmol/108 platelets

ATP content of platelets

3.5 – 5.9 nmol/108 platelets

ADP content of platelets

1.9 – 3.8 nmol/108 platelets

Ratio

1.3 – 2.0  [>2 = abnormal]

Tài liệu tham khảo

Hardisty, R.M., Disorders of platelet secretion. Baillieres Clin Haematol, 1989. 2(3): p. 673-94.

Lages, B. and H.J. Weiss, Heterogeneous defects of platelet secretion and responses to weak agonists in patients with bleeding disorders. Br J Haematol, 1988. 68(1): p. 53-62.

Wall, J.E., et al., A flow cytometric assay using mepacrine for study of uptake and release of platelet dense granule contents. Br J Haematol, 1995. 89(2): p. 380-5.