Đại cương
Ghi điện thế kích thích cho phép ghi và phân tích các làn sóng điện ở vỏ não và tủy sống xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương đáp ứng với các kích thích điện ở dây thần kinh ngoại vi hay kích thích các cơ quan giác quan (mắt, tai). Riêng điện thế kích thích vận động có được nhờ kích thích từ trường trực tiếp từ vỏ não và ghi ở cơ. Các điện thế kích thích có biên độ rất nhỏ và lẫn trong các sóng điện não. Để ghi được các điện thế kích thích, trừ điện thế kích thích vận động, thường cần kích thích vài trăm lần tới vài nghìn lần, dùng máy ghi được điện toán hóa, nhằm lưu giữ các tín hiệu thu được, rồi tính trung bình cộng, nhờ vậy loại bỏ các nhiễu và cho đường các sóng điện thế kích thích ghi rõ ràng. Người ta dùng chính máy ghi điện cơ có gắn kèm theo các bộ phận chuyên biệt để kích thích (âm thanh, ánh sáng hay từ trường).
Chỉ định
Điện thế kích thích cảm giác thân thể
Đánh giá các tổn thương rễ thần kinh hay dám rối thần kinh, đánh giá tổn thương của tủy sống hay thùy đỉnh. Bệnh xơ cứng rải rác. Theo dõi tiến trình phẫu thuật.
Điện thế kích thích vận động
Đánh giá tổn thương bó tháp, bệnh neuron vận động như:
Xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh rễ thần kinh, và đám rối, xơ cứng rải rác, phân biệt liệt do căn nguyên tâm lý, giúp tiên lượng trong đột quỵ.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
Người thực hiện
01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV).
Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.
Người bệnh
Tên kỹ thuật |
Nhân lực |
Thời gian |
|
Vật tư |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Điện thế kích thích cảm giác thân thể |
1 Bác sĩ 1 KTV |
60 phút |
1 |
Điện cực ghi bề mặt |
chiếc |
5 |
2 |
Điện cực tiếp đất |
cái |
0.005 |
|||
3 |
Gel tẩy sạch da |
tuýp |
0.01 |
|||
4 |
Paste dẫn điện |
lọ |
0.05 |
|||
5 |
Nước muối sinh lý |
lít |
0.05 |
|||
6 |
Giấy in A4 |
gam |
0.01 |
|||
Khấu hao chung |
|
|
Máy điện cơ |
1 máy |
0,0001 |
Người bệnh cần ăn uống trước khi đo.
Người bệnh làm điện thế kích thích (SEP,VEP, BAEP, thần kinh V) nên gội đầu và ăn uống, đi vệ sinh trước khi đo.
Người bệnh được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, được thông báo và giải thích về cách tiến hành thủ thuật.
Hồ sơ bệnh án
Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.
Các bước tiến hành vi, đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
Kiểm tra người bệnh
Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy.
Thực hiện kỹ thuật
Các sóng điện thế kích thích cảm giác thân khi kích thích vào các sợi thần kinh cảm giác ngoại vi. Bao gồm các sóng khác nhau được kí hiệu dựa vào phân cực và thời gian tiềm trung bình. Ví dụ: N20 là điện thế âm và thời gian tiềm (thời gian tính từ lúc có kích thích vào dây thần kinh ngoại biên, cho tới khi ghi được sóng điện trên hệ thần kinh trung ương) là khoảng 20ms. Thời gian tiềm ngắn (SSEPs) là kích thích dây thần kinh ở tay là những sóng có thời gian tiềm dưới 25 ms, khi kích thích dây thần kinh ở chân là những sóng có thời gian tiềm dưới 50ms. Thời gian tiềm ngắn (SSEPs) phản ánh tính toàn vẹn của hệ dẫn truyền cảm giác sâu, cột sau tủy sống, dải dọc giữa, đồi thị và phóng chiếu đồi thị vỏ não.
Khi kích thích điện vào một dây thần kinh ngoại vi, ở chi trên thường là dây giữa hoặc trụ, ở chi dưới thường là dây chày sau hoặc dây mác chung. Dùng xung điện có tần số 3-5 Hz với cường độ đủ để gây co nhẹ cơ đối chiếu ngón cái ở tay hoặc cơ gấp ngón cái ở chân, thường là 4-10 mA. Các điện cực ghi đặt ở đường đi của xung hướng tâm ở dây thần kinh ngoại vi, trên tủy sống và vỏ não. Trong bệnh xơ cứng rải rác SSEP bất thường 80% nếu lâm sàng rõ, còn nếu lâm sàng không rõ nó bất thường 25- 35% số người bệnh.
Tài liệu tham khảo
Vũ Anh Nhị, Lê Minh, Lê Văn Thính, Nguyễn Hữu Công (2010). “Bệnh học Thần kinh – Cơ (Sau Đại học)“. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 245 trang.
Nguyễn Hữu Công (1998). “Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh – cơ“. Nhà xuất bản Y học, 165 trang.
Nguyễn Hữu Công (2013). “Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng“. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 125 trang.
Junkimura (2001). “Electrodiagnosis in diseases of nerver and muscles. Principles practice“, 991 pages.