Nội dung

Áp lực nội sọ

Đại cương

Tăng áp lực nội sọ (ALNS) có thể gây ra phù não, thiếu máu não, hoặc tụt não rất nhanh gây tử vong hoặc tổn thương không hồi phục, vì vậy cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực.

Ở người trưởng thành, thể tích hộp sọ khoảng 1500 ml gồm (tổ chức não chiếm 80%, máu chiếm 10%, dịch não tuỷ chiếm 10%.

ALNS bình thường là10 mmHg, tăng ALNS khi áp lực bên trong hộp sọ lên trên 15 mmHg.

Áp lực tưới máu não (ALTMN) lớn hơn 60 mmHg: theo công thức

ALTMN = HATB – ALNS     (HATB: huyết áp trung bình)

Nguyên nhân

Chấn thương sọ não.

Chảy máu não: trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện.

Tắc nhánh lớn động mạch não: tắc động mạch cảnh trong, động mạch não giữa…

U não.

Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Não úng thủy.

Các nguyên nhân có khảnăng gây tăng áp lực nội sọ khác:

Tăng CO2 máu; giảm oxy máu.

Thở máy có sử dụng PEEP cao  (áp lực dương cuối thì thở ra).

Tăng thân nhiệt.     

Hạ natri máu.

Tình trạng co giật.

Triệu chứng

Lâm sàng

Tuỳ vào người bệnh tỉnh hay mê mà có những diễn biến bệnh khác nhau

Người bệnh tỉnh

Nhức đầu thường đau tăng dần lên, đau có thể lan toả hoặc khu trú.

Nôn: thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.

Rối loạn thị giác: nhìn đôi, thoáng mờ, giảm thị lực, soi đáy mắt có phù gai.

Rối loạn thần kinh: ngủ gà, lờ đờ.

Người bệnh hôn mê

Đang tỉnh đột ngột hôn mê, hoặc hôn mê sâu hơn.

Có biểu hiện tăng trương lực cơ.

Rối loạn thần kinh tự động (là dấu hiệu nặng):

Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.

Rối loạn hô hấp: thở nhanh, sâu hoặc Cheyne-Stockes.

Rối loạn điều hoà thân nhiệt: sốt cao.

Dấu hiệu tổn thương do tụt não:

Tụt thuỳthái dương: liệt dây III, đồng tử giãn.

Tụt thuỳ hạnh nhân tiểu não: thở nhanh hoặc ngừng thở.

Tụt não trung tâm: biểu hiện tổn thương từ trên xuống dưới.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: có thểxác định nguyên nhân do hạ natri máu.

Chụp cắt lớp vi tinh (CT-scan) sọ não: có thể thấy 

Phù não, cấu trúc não bịxô đẩy, cấu trúc đường giữa bịthay đổi.

Não thất giãn: do tắc nghẽn sựlưu thông của dịch não tuỷ.

Có thể thấy: chảy máu não, thiếu máu não, u não, áp xe não…

Cộng hưởng tử (MRI) sọ não: cho biết rõ hơn về tổn thương não.

Chụp động mạch não: xác định được dị dạng mạch não.

Chọc dò tuỷ sống: khi nghi ngờ viêm màng não (chú ý để cho dịch não tuỷ chảy ra từ từ).

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định         

Đau đầu ngày càng tăng. 

Buồn nôn hoặc nôn.

Có thể có rối loạn ý thức kèm theo.

Soi đáy mắt: có phù gai thị giác.

CT scanner sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não: có thể xác định được nguyên nhân gây TALNS.

Chẩn đoán phân biệt

Hôn mê: hôn mê tăng thẩm thấu, toan xeton, hạ đường máu, hôn mê gan…

Nhìn mờ: các bệnh lý thực thể ở mắt.

Đau đầu: các nguyên nhân do thần kinh ngoại biên, rối loạn vận mạch.

Chẩn đoán nguyên nhân

Chấn thương sọ não: CT scanner có thể thấy hình ảnh chảy máu não, tổn thương não do đụng dập, vỡ xương sọ.

Chảy máu não: CT scanner sọ não thấy hình ảnh chảy máu trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện.

U não: CT scanner hoặc MRI sọ não cho thấy vịtrí, kích thước, số lượng khối u.

Não úng thuỷ: CT scanner và MRI có hình ảnh não thất giãn to làm cho các rãnh cuộn não mất nếp nhăn.

Nhiễm khuẩn thần kinh: Xét nghiệm dịch não tủy: protein tăng kèm theo bạch cầu tăng (viêm màng não mủ). viêm màng não, áp xe não.Dich não tủy bình thường trong viêm não….MRI có thể thấy hình ảnh viêm não, áp xe não.

Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:

Tăng CO2 máu; giảm oxy máu: xét nghiệm khí máu.

Thở máy có sử dụng PEEP (áp lực dương cuối thì thở ra).

Tăng thân nhiệt: nhiệt độ> 40oC, kéo dài liên tục.

Hạ natri máu: xét nghiệm điện giải đồ cho thấy [Na+] máu

Tình trạng co giật: xét nghiệm sinh hóa máu có CK máu tăng cao.

Xử trí

Nguyên tắc xử trí

Cần theo dõi áp lực nội sọ liên tục để duy trì đủ áp lực tưới máu não.

Áp dụng các biện pháp làm giảm áp lực nội sọ .

Duy trì huyết áp của người bệnh cao hơn mức bình thường hoặc huyết áp nền để đảm bảo áp lực tưới máu não (Cranial Perfusion Pressure – CPP) từ 65-75 mmHg. Duy trì áp lực thẩm thấu máu 295 to 305 mOsm/L.

Hạn chế tối đa các biến chứng do tăng áp lực nội sọ gây ra.

Loại bỏ nguyên nhân gây tăng áp lực sọ não.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

Cho người bệnh nằm yên tĩnh nếu người bệnh tỉnh.            

Đầu cao 30o – 45o nếu không có hạ huyết áp.

Cung cấp đủ oxy cho người bệnh: thở oxy kính.

Duy trì huyết áp cao hơn huyết áp nền của người bệnh.      

Hạ huyết áp: truyền dịch NaCl 0,9 %.

Tăng huyết áp: dùng thuốc hạ huyết áp (chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển).

Chống phù não: glucocorticoid khi có u não.

Methylprednisolon: 40 – 120 mg tiêm tĩnh mạch, duy trì 40mg/6giờ.

Dexamethasone: 8 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, duy trì 4 mg/6giờ.

Xửtrí tăng thân nhiêt: paracetamol 0,5 gram bơm qua xông hoặc 1 gram truyền tĩnh mạch.

Vận chuyển khi huyết áp và hô hấp được đảm bảo.

Xử trí tại bệnh viện

Nội khoa

Chung

Cho người bệnh nằm yên tĩnh nếu tỉnh.           

Đầu cao 30o – 45o.

Điều chỉnh rối loạn nước điện giải.

Điều trị tăng thân nhiệt: paracetamol 0,5 gram bơm qua ống thông dạ dày hoặc 1 gram truyền tĩnh mạch.

Kháng sinh: khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thần kinh cần phải sử dụng kháng sinh càng sớm càng tốt, lựa chọn kháng sinh dễ thấm màng não, phải đủ liều lượng, vi khuẩn c n nhậy cảm với kháng sinh đó, thường dùng 2 loại kháng sinh kết hợp, thuốc truyền tĩnh mạch, điều chỉnh liều theo mức lọc cầu thận.

Cephalosporin thế hệ 3: ceftazidime 2g/ 8 giờ, cefotaxime 2g/ 4-6 giờ, ceftriaxone 2g/ 12 giờ…

Cephalosporin thế hệ 4: cefepime 2g/ 8 giờ.

Nhóm carbapenem: meropenem 2g/ 8 giờ. 

Chloramphenicol: 4g/ 6 giờ.

Vancomycin 30-60 mg/kg/ngày chia 2-3lần. Thường kết hợp với 1 trong các kháng sinh trên (khi chưa có kháng sinh đồ).

Người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc trên 50 tuổi: cephalosporin + vancomycin + ampicillin 2g/ 4 giờ.

Chống co giật: (xem bài trạng thái động kinh)

Chống táo bón: thuốc nhuận tràng như sorbitol, duphalac…

Bí tiểu: đặt ống thông tiểu. 

Hồi sức bảo hô hấp: cung cấp đủ oxy cho người bệnh  

Người bệnh tỉnh: thở oxy kính.

Người bệnh hôn mê, rối loạn hô hấp cần phải đặt nội khí quản và thở máy (tránh sử dụng PEEP hoặc dùng PEEP thấp 5 cm H2O), duy trì PaCO2 từ 35 – 45 mmHg. 

Hồi sức tuần hoàn

Cần chú ý: duy trì huyết áp cao hơn bình thường hoặc huyết áp nền (HATT 140-180 mmHg, HATTr

Nếu người bệnh có hạ huyết áp: cần đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm 3 lòng.

Truyền đủ dịch: dựa vào ALTMTT, không truyền glucosa 5% và NaCl 0,45% vì làm tăng áp lực nội sọ do phù não tăng lên.

HA vẫn không đạt được yêu cầu: sử dụng dopamine truyền tĩnh mạch.

Điều trị tăng huyết áp khi: HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr > 120 mmHg kèm theo suy thận.

Nếu HATT > 230 mmHg và/hoặc HATTr> 140 mmHg: nitroprussid truyền TM: 0,1 – 0,5 µg/kg/ph, tối đa 10 µg/kg/phút. Hoặc nicardipine truyền TM: 5 – 15mg/giờ.

Nếu HATT 180 – 230 mmHg và/hoặc HATTr 105 – 140 mmHg: uống chẹn β (labetalol) nếu nhịp tim không chậm

Nếu HATT

Chống phù não: giữ áp lực thẩm thấu máu 295 – 305 mOsm/L.

Manitol chỉ dùng khi có phù não: 0,5 – 1g/kg/6giờ truyền tĩnh mạch trong 30 phút; không dùng quá 3 ngày.

Dung dịch muối ưu trương 7,5 – 10% 100 ml/lần có tác dụng giảm nhanh áp lực nội sọ, thời gian tái phát tăng áp lực nội sọ muộn hơn so với manitol 20%, cho kết quả tốt ở người bệnh bị chấn thương sọ não. Thời gian dùng không quá 3 ngày.

Thuốc an thần truyền tĩnh mạch

Thuốc: phenobacbital hoặc thiopental (100mg/giờ), propofol (5 – 80 μg/kg/phút).

Tác dụng với liều gây mê: giảm phù não, giảm nhu cầu sử dụng oxy ở não, chống co giật. Tác dụng phụ: hôn mê sâu hơn, hạ huyết áp. Cần theo dõi sát ý thức và huyết áp.

Glucocorticoid: chỉ định trong u não, áp xe não.Không dùng khi có tăng huyết áp.Thuốc: Synacthen 1mg tiêm bắp/ngày (tác dụng tốt trong u não).Methylprednisolon: 40 – 120 mg tiêm tĩnh mạch, duy trì 40mg/6giờ.Dexamethasone: 8 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, duy trì 4 mg/6giờ.

Ngoại khoa:

Khi biết rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa không kết quả.    

Não úng thuỷ: mổ dẫn lưu não thất.

Khối máu tụ lớn: lấy khối máu tụ, giải quyết chảy máu do vỡ dị dạng.

U não: 

Khối u to: mổ láy khối u (thường khó khăn).

Khối u nhỏ≤ 2 cm: xạ trị với tia Gama 

Áp xe não: sau khi đã điều trị nội khoa ổn định, áp xe khu trú lại.

Chấn thương sọ não có đụng dập não nhiều: mổ bỏ một phần xương sọ vùng đập dập ra ngoài để giảm áp lực nội sọ.

Theo dõi áp lực nội sọ

Qua não thất: thông qua hệ thống dẫn lưu não thất.

Trong nhu mô não: đầu nhận cảm áp lực được đặt vào trong nhu mô não qua một lỗ khoan nhỏ ở xương sọ và được nối với máy theo dõi liên tục.

Dưới màng nhện: đầu nhận cảm áp lực được đặt vào khoang dưới nhện qua một lỗ khoan nhỏ ở xương sọ và được nối với máy theo dõi liên tục.

Ngoài màng cứng: đầu nhận cảm áp lực được đặt vào khoang ngoài màng cứng qua một lỗ khoan nhỏ ở xương sọ và được nối với máy theo dõi liên tục.

Tiên lượng và biến chứng

Tiên lượng

Tăng áp lực nội sọ kéo dài sẽ có tổn thương não khó hồi phục, tiên lượng xấu.  Ở người bệnh hôn mê do chấn thương sọ não cho thấy thời gian tăng áp lực nội sọ càng kéo dài liên quan đến tiên lượng càng xấu.

Biến chứng

Tăng áp lực nội sọ nếu không được xử trí kịp thời sẽ tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm cho áp lực nội sọ ngày càng tăng có thể dẫn đến co giật, đột quỵ…tổn thương não không hồi phục..

Tụt não là biến chứng nặng, có thể làm cho người bệnh tử vong nhanh chóng.

Phòng bệnh

Khi có dấu hiệu của đau đầu, nhìn mờ không rõ nguyên nhân cần phải chụp cắt lớp sọ não để loại trừ nguyên nhân tăng áp lực nội sọ.

Khi có tăng áp lực nội sọ, người bệnh cần phải được theo dõi sát và xử trí nguyên nhân gây ra tăng áp lực nội sọ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu và CS. (2011), “Tăng áp lực nội sọ”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Tr. 127-9.

Vũ Văn Đính (2003),“Chẩn đoán và xửtrí tăng áp lực nội sọ”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản y học, Tr. 316-27.

Frank J.I., Rosengart A.J. (2005), “Intracranial pressure: monitoring and management”, Principles of Critical Care 3rd edition, Pp. 1007-23.

Mauritz W., Steltzer H., Bauer P., Aghamanoukjan L.D., Metnitz P. (2008),

“Monitoring of intracranial pressure in patients with severe traumatic brain injury: an Austrian prospective multicenter study” Intensive Care Med. Jul, 34(7), Pp. 1208-15.

Michael D.B. (2003), “Intracranial Hypertension”, Saunders Manual of Critical care, SaunderSaunders, Pp. 293-297.

Kamel H., Navi B.B., Nakagawa .K. et al, (2011) “Hypertonic saline versus mannitol for the treatment of elevated intracranial pressure: a meta-analysis of randomized clinical trials”, Crit Care Med. 39, Pp. 554-9.

Sơ đồ xử trí tăng áp lực nội sọ