Định nghĩa/đại cương
Huy động phế nang (HĐPN) là phương pháp sử dụng mức áp lực đủ cao để mở các phế nang không có thông khí hoặc thông khí kém tham gia vào quá trình trao đổi khí
HĐPN bằng CPAP 40/40 bệnh nhân (BN) được thở trên nền một áp lực dương liên tục 40cmH2O trong một khoảng thời gian 40 giây.
Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện oxy hóa máu, dễ thực hành trên lâm sàng và an toàn.
Chỉ định
BN tổn thương phổi cấp
BN suy hô hấp cấp tiến triển ARDS
Chống chỉ định
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.
Có tràn khí màng phổi.
Huyết áp trung bình
Có chống chỉ định dùng thuốc an thần giãn cơ.
Có tăng áp lực nội sọ.
Chuẩn bị
Nhân viên y tế:
Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
Phương tiện:
Máy thở có phương thức thở VCV , PCV, CPAP cài đặt được PEEP 40cmH2O, đã được khử khuẩn.
Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày).
Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).
Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén)
Hệ thống hút (hoặc máy hút).
Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
Máy xét nghiệm khí máu
Máy chụp Xquang tại giường
Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy)
Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Bệnh nhân:
Bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo xâm nhập
Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục
Hồ sơ bệnh án:
Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm.
Các bước tiến hành
BN được thông khí nhân tạo theo quy trình thở máy ALI/ARDS
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (xem quy trình đặt catheter tính mạch trung tâm)
Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục (xem quy trình đặt catheter động mạch)
Khi HATB ≥ 65mmHg, thủ thuật HĐPN được tiến hành.
BN được dùng an thần (midazolam, propofol) và giãn cơ ngắn (Tracrium)
Khi BN không còn khả năng khởi động nhịp máy thở, tiến hành HĐPN bằng CPAP với PEEP là 40 cmH2O trong 40 giây.
Chuyển chế độ thở hiện tại của BN sang chế độ CPAP, đưa áp lực đường thở lên 40cmH20 trong 40 giây
Sau HĐPN chuyển lại phương thức thở trước HĐPN
Theo dõi
Trước trong và sau quá trình làm thủ thuật theo dõi liên tục mạch, SpO2 và điện tim trên máy theo dõi.
Chụp lại XQ phổi sau tiến hành thủ thuật để kiểm tra biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Phim được chụp tối thiểu sau 15 phút kể từ khi làm biện pháp HĐPN.
Xét nghiệm khí máu trước, sau 15 phút, sau 3 giờ HĐPN
Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, thể tích,báo động.
Tai biến và xử trí
Nhịp chậm
Xuất hiện loạn nhịp tim đe dọa tính mạng BN. Xử trí ngừng thủ thuật.
SpO2
Chấn thương áp lực: mở màng phổi dẫn lưu khí cấp cứu hút dưới áp lực âm (xem quy trình mở màng phổi dẫn lưu khí)
Tụt HA: thường xảy ra thoáng qua trong quá trình HĐPN, sau HĐPN 2-3 phút HA trở lại giá trị trước HĐPN.