Nội dung

Bài giảng quy trình phẫu thuật nội soi giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ

Đại cương

Hẹp lổ liên hợp cột sống cổ là một bệnh lý do thoái hóa cột sống cổ. Các diện khớp trên và dưới phì đại kèm theo sự phì đại của khớp Luska làm hẹp đường đi ra của rễ thần kinh cổ tương ứng. Hậu quả làm người bệnh xuất hiện bệnh lý rễ cổ. Phẫu thuật giải phóng lổ liên hợp là một trong những phương pháp kinh điển nhằm giải áp rễ thần kinh cổ. Phẫu thuật mổ hở dùng khoan mài cao tốc mài diện khớp trên và dưới, bộc lộ rễ thần kinh kèm theo lấy nhân đệm đĩa đệm cổ đã được thực hiện từ những thập niên 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên do những hạn chế của phương tiện của thời kỳ đó, các biến chứng của phẫu thuật lối sau khá phổ biến như đau cột sống cổ, đau theo trục gây nên nhiều phiến toái cho người bệnh.

Trong hai thập kỷ gần đây, sự phát triển khoa học kỹ thuật hỗ trợ y học nói chung và phẫu thuật thần kinh nói riêng đã cung cấp cho phẫu thuật viên thần kinh thêm các chọn lựa hợp lý trong điều trị bệnh lý rễ cổ do hẹp lổ liên hợp với tỉ lệ biến chứng rất thấp và nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của các phương tiện nội soi phẫu thuật đã đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý thần kinh.

Phẫu thuật nội soi giải phóng lổ liên hợp cột sống cổ được phát triển từ các phẫu thuật viên Hàn Quốc, và sau đó mở rộng trên thế giới. Hiệu quả điều trị đã được công bố trong các báo cáo khoa học gần đây.

Chỉ định

Bệnh lý rễ cổ (Nurick II)

Điều trị bảo tồn không hiệu quả trên 02 tháng

MRI cột sống cổ có hẹp lổ liên hợp

CT scan cột sống cổ có hình ảnh phì đại lổ liên hợp do phì đại mấu khớp ở tầng tương ứng rễ thần kinh.

Không có phì đại khớp Luska

Chống chỉ định

Kèm theo bệnh lý tủy cổ.

Hẹp ống sống cổ bẩm sinh

Mất vững cột sống cổ kèm theo

Các bệnh lý kèm theo không thể gây mê phẫu thuật.

Chuẩn bị

Người thực hiện: 

Phương tiện:

Người bệnh:

Chuẩn bị người bệnh theo qui trình phẫu thuật cột sống thường qui.

Xét nghiệm tiền phẫu

Khám người bệnh tiền mê

Hồ sơ bệnh án:

Đúng theo quy định Bộ Y tế.

Các bước tiến hành

Người bệnh nằm sấp, tư thế cột sống cổ trung tính

Cố định đầu khung Mayfield

C-arm xác định vị trí cần giải phóng

Rạch da khoảng 1,5-2cm chiều dài, cách đường giữa khoảng 2cm

Dùng hệ thống nong (Metrix) nong dần các lớp cơ cạnh cột sống và đặt hệ thống banh cơ có cánh tay cố định.

Đặt camera nội soi có đường rãnh tích hợp trên hệ thống banh;

Tiến hành giải áp lổ liên hợp bằng khoan mài cao tốc đường kính mũi khoan mài kim cương 2mm. Mài từ trong ra ngoài, bắt đầu từ ranh giới cột khớp và ống sống. Mái xương ở bản sống trên trước để xác đinh vai của rễ thần kinh và bộc lộ toàn bộ rễ thần kinh từ trên xuống dọc theo đường đi của rễ. Dùng probe để xác đinh rễ thần kinh đã được giải áp.

Cầm máu tại vị trí các tĩnh mạch ngoài màng cứng bằng Surgicel®,

Fibrillar® và sáp xương;

Súc rửa vết mổ

Đóng vết mổ 03 lớp, không đặt dẫn lưu

Người bệnh được mang nẹp cổ mềm sau phẫu thuật 4 tuần

Theo dõi

Kháng sinh sau phẫu thuật 03 ngày đường tĩnh mạch

Giảm đau

Người bệnh được cho vận động ngay sau thoát mê

Theo dõi các biến chứng sớm sau phẫu thuật: máu tụ ngoài màng tủy, tổn thương rễ thần kinh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng

Đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật

Người bệnh có thể xuất viện sau phẫu thuật từ 3-5 ngày

Tái khám lần đầu sau 02 tuần 

Tái khám lần 02 sau 04 tuần

Tái khám sau 03 tháng đánh giá các biến chứng muộn: gù cột sống, mất vững cột sống, đau cột sống theo trục (axial pain).

Xử trí tai biến

Xử trí tai biến nếu có