Nội dung

Bộ chấy rận

Chấy rận là những côn trùng không có cánh, thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn. Chúng là những ngoại kí sinh trùng bắt buộc, chỉ kí sinh trên người.

Có 2 bộ chấy rận: Mallophaga (chấy rận cắn đốt) và Anoplura (chấy rận hút máu).

Phần miệng của chấy rận cắn đốt có kiểu nhai, nhưng có kích thước và số lượng giảm mạnh và khó có thể nhận biết. Phần miệng của chấy rận hút máu gồm có 5 gai giúp nó có thể châm hút máu vật chủ. 

Trong bộ Mallophagans cần chú ý tới Trichodectes latus, là vật trung gian truyền mầm bệnh sán dây chó Dipylidium caninum cho người.

Trong bộ Anopluran, loài rận thân Pediculus humonus là loài kí sinh trên vài động vật và cả người, là một vector quan trọng có thể truyền cho người 3 bệnh: sốt hồi quy, sốt phát ban chấy rận hay sốt phát ban dịch và sốt chiến hào. Một loài cũng tương đối quan trọng là rận mu Phthirus pubis có thể truyền bệnh sốt phát ban do Rickettsia trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, loài rận thân vẫn là loài quan trọng nhất trong việc truyền các bệnh trong tự nhiên.

Hình thể.

Chấy rận có màu trắng bẩn hoặc xám. 

Con cái dài 2,5 – 3 mm; con đực 1 – 2 mm.

Đầu chấy rận hơi tròn, cổ chấy rận có khả năng cử động, râu ngắn gồm 5 đốt, vòi kiểu châm hút.

Ngực có 3 đôi chân, có móng nhọn để bám chắc vào lông tóc, quần áo vật chủ. Trên ngực có 2 lỗ thở.

Bụng có 9 đốt, từ đốt 1- 6, mỗi đốt có 2 lỗ thở, những đốt cuối có bộ phận sinh dục.

Thân chấy rận dẹt theo chiều lưng bụng

Các loài chấy rận kí sinh trên người gồm có:

Chấy: Perdiculus humanus var catipis.

Rận: Perdiculus humanus var corporis.

Rận sinh dục, còn gọi là rận cua, rận bẹn Phthirius ingulatis hoặc Phthirius pubis.

Đặc điểm sinh học.

Vòng đời phát triển qua 3 giai đoạn: trứng – thanh trùng – trưởng thành.

Trứng có hình bầu dục, màu trắng sữa, có chất kết dính để bám vào  lông tóc, quần áo vật chủ. Sau 5 – 11 ngày trứng nở ra thanh trùng, sau 2 tuần thanh trùng lột xác trở thành chấy rận trưởng thành. Con trưởng thành sống được khoảng 30 ngày. Cả đời chấy đẻ khoảng 140 trứng, rận đẻ khoảng 300 trứng, rận bẹn đẻ khoảng 80 trứng.

Chấy rận có thể giao phối chéo, thế hệ sau tiếp tục sinh sản được. Hình thể chấy rận giống nhau, chỉ khác nhau về vị trí kí sinh. Chấy kí sinh ở đầu, rận kí sinh ở quần áo. 

Hình : Chấy rận kí sinh ở người.

Chấy rận sống chủ yếu trên cơ thể vật chủ. Do không có cánh và chuyển  động chậm chạp nên nó chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác chủ yếu qua sự

cua hay rận bẹn tiếp xúc trực tiếp. 

Cả giai đoạn thanh trùng và trưởng thành, con đực và cái đều kí sinh hút máu. Việc hút máu xảy ra vài lần mỗi ngày. Chấy rận chỉ có thể phát triển ở môi trường ấm gắn liền với da người, và chết trong khoảng vài ngày nếu nó không được tiếp xúc với cơ thể người. Chúng phát tán nhờ sự tiếp xúc.

Vai trò y học.

Chấy rận hút máu gây ngứa ngáy khó chịu. Chất độc ở tuyến nước bọt tiêm vào da có thể dẫn đến mệt mỏi và tạo cảm giác bị bệnh.

Các bệnh do chấy rận truyền thường phát triển về mùa đông- xuân. Rận bẹn ít có vai trò truyền bệnh. Chấy rận có thể truyền được các mầm bệnh sau:

Sốt phát ban chấy rận:

Mầm bệnh là Rickettsia prowazekii, phát triển ở tế bào thành dạ dày của chấy rận. Mầm bệnh được thải ra ngoài theo phân, qua vết xước xâm nhập vào cơ thể người. 

Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện: đau đầu, sốt, cảm giác nóng lạnh và đau toàn thân. Nếu không điều trị, tỉ lệ tử vong là 10 – 40%.

Sốt hồi quy chấy rận:

Mầm bệnh là Borrelia recurrentis, thường do chấy rận truyền. Mầm bệnh được lưu thông trong dịch tuần hoàn của rận, truyền sang người khi rận bị giập nát qua vết xước trên da.

Biểu hiện: bệnh nhân có từng đợt sốt trong 2 – 9 ngày đan xen với 2 – 4 ngày không sốt.

Sốt chiến hào:

Mầm bệnh là Rickettsia quintana. Bệnh thường xảy ra trong chiến tranh, ở những binh lính sống trong hầm hào thiếu vệ sinh. Bệnh đôi khi phát thành   dịch lớn.

Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc với phân rận giống như bệnh sốt phát ban.

Phòng chống.

Vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm giặt. Khi đã có rận phải luộc hấp quần áo để diệt cả giai đoạn thanh trùng, trưởng thành và trứng.

Cắt tóc ngắn, gội đầu thường xuyên cũng là một biện pháp chống chấy tích cực. Kinh nghiệm dân gian: hạt na, bách bộ… có tác dụng diệt chấy. 

Để phòng chống rận bẹn phải cắt sạch lông vùng bị nhiễm, tắm rửa sạch để chống nhiễm trùng vết đốt.