Nội dung

Chăm sóc và điều trị cho người bệnh viêm niêm mạc họng miệng do hoá trị

Đại cương 

Biến chứng viêm niêm mạc họng miệng do hóa trị thường xảy ra sau khi truyền hoá chất và nặng nhất vào ngày thứ 7. Mức độ nặng thay đổi từ viêm đau miệng nhẹ không có tổn thương thực thể cho đến mức nặng với các tổn thương viêm mụn nước ở niêm mạc gây đau làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh.  

Loại hoá chất, liều, đường dùng, tần suất sử dụng, bệnh lý khoang miệng trước đó, xạ trị đồng thời, sự dung nạp của tong người bệnh là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và thời gian viêm niêm mạc. Các hoá chất thường gây viêm niêm mạc bao gồm: bleomycin, cytarabine, doxorubicin, etoposide liều cao, 5FU tiêm tĩnh mạch, methotrexat

Chuẩn bị 

Người thực hiện 

Người bệnh được hóa trị phải được giám sát bởi bác sĩ  nội khoa ung thư. Bác sĩ cần phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh.

Điều dưỡng phải hiểu những tác dụng phụ của hóa trị, cùng với bác sĩ xử trí và hướng dẫn người bệnh 

Người bệnh 

Cần được giải thích r  hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị.

Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, các thuốc hỗ trợ cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi…

Phòng điều trị 

Phòng điều trị nên thoáng, kín gió, đủ ánh sáng… người bệnh hóa trị có thể nằm hoặc ngồi tùy theo sức khỏe và nguyện vọng của mỗi người bệnh 

Phân độ viêm niêm mạc

Phân độ

Khám lâm sàng

Triệu chứng/Chức năng

1.

Hồng ban niêm mạc

Triệu chứng tối thiểu

Chế độ ăn uống bình thường

2.

Loét loang lổ hoặc giả mạc

Có triệu chứng nhưng vẫn có thể

 

 

nuốt và ăn uống

Cần điều chỉnh chế độ ăn

3.

Loét tái đi tái lại hoặc giả mạc có chảy máu với chấn thương nhẹ

Có triệu chứng

Không đủ khả năng cung cấp nước

và dinh dưỡng cần thiết 

4.

Loét hoại tử, chảy máu tự phát đáng kể gây đe doạ tính mạng

Các triệu chứng đe doạ tính mạng

5.

Tử vong

Tử vong

Điều trị dự phòng cho biến chứng viêm niêm mạc họng miệng

Những công việc cần làm trước khi bước vào đợt hóa trị

Khám điều trị toàn diện các bệnh răng miệng trước điều trị hoá chất giúp giảm các biến chứng răng miệng do hoá chất. 

Điều trị sâu răng, điều trị lợi và tu , nhổ răng nếu có chỉ định. 

Người bệnh có bệnh viêm quanh răng mạn có thể tiếp tục điều trị hoá chất mà không cần can thiệp răng miệng gì đặc biệt do biến chứng viêm quanh răng cấp thường hiếm khi xảy ra trong quá trình điều trị.

Trong suốt quá trình điều trị, nên khuyên người bệnh tuân thủ những điều sau đây 

Nên ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn

Nhai keo cứng hoặc keo cao su nhằm tăng tiết nước bọt

Vệ sinh răng miệng, kể cả răng giả và súc miệng tối thiểu sau khi ăn và trước khi đi ngủ

Thường xuyên uống nước

Những điều nên tránh 

Tránh thức ăn, đồ uống có nhiều đường

Tránh xúc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn

Điều trị khi có biến chứng viêm niêm mạc họng miệng 

Điều trị mang tính hỗ trợ và kiểm soát các triệu chứng

Loại bỏ răng giả, vệ sinh răng miệng không gây tổn thương, xúc miệng với dung dịch muối và soda (1/2 thìa muối và 1 thìa soda pha vào 1/4 lít nước) mỗi 4h.

Vệ sinh khoang miệng sau ăn, làm sạch và đánh răng giả thường xuyên để loại bỏ mảng bám. đánh răng bằng bàn chải mềm hay bọt tăm 

Không nên sử dụng thức ăn  cần nhai nhiều, chua, mặn hoặc thức ăn khô. Dinh dưỡng tĩnh mạch hoặc bù dịch đường tĩnh mạch nếu cần. 

Bôi kaolin/pectin Orabase, diphenhydramine, kháng acid dạng uống, maltodextrin

(Gelclair), và các chế phẩm phối hợp thuốc giảm đau tại chỗ và thuốc bao bọc niêm mạc. Thuốc giảm đau tại chỗ có thể được sử dụng tuy nhiên nhiều người bệnh phải dùng narcotic toàn thân.

Khuyến cáo sử dụng các biện pháp tại chỗ (nystatin xịt hoặc que clotrimazol) cho các người bệnh có bội nhiễm nấm vùng hầu họng do biến chứng viêm niêm mạc.

Nhiễm virut Herpes (HSV: herpes simple vius) có thể cấy vi rút và điều trị kháng vi rút theo kinh nghiệm (acyclovir truyền hoặc uống, valacyclovir uống) trong khi chờ đợi kết quả cấy vi rút. Điều trị kháng vi rút dự phòng được khuyến cáo giới hạn sử dụng trong các trường hợp người bệnh huyết thanh dương tính với HSV và các người bệnh hoá trị liều cao do bệnh máu ác tính.

Điều trị nguyên nhân

Dùng thêm các thuốc tăng bạch cầu nếu viêm niêm mạc họng miệng đi kèm hạ bạch cầu gây biến chứng 

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch nếu người bệnh không ăn uống được do đau

Giảm đau: tùy theo mức độ dùng thêm các thuốc giảm đau