Qiang Chen and Zhongmin Qiu
Giới thiệu
Đường tiêu hóa có liên quan chặt chẽ với các bệnh đường hô hấp vì nó tiếp giáp về mặt giải phẫu với các cấu trúc hô hấp và có chung đường hầu họng với đường hô hấp. Trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là sự chảy ngược của axit dạ dày và các thành phần không phải axit khác trong dạ dày vào thực quản hoặc các vị trí cao hơn lên đến hoặc ra ngoài thanh quản. Chất lỏng trào ngược có thể làm tổn thương các mô mà nó chảy qua, dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng bao gồm trào ngược, ợ chua và đau ngực. Ho mạn tính là một triệu chứng ngoài thực quản phổ biến xảy ra ở 33–43% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản [1, 2], trong khi ho mạn tính do trào ngược dạ dày thực quản (GERC) có thể bị gây ra bởi cả trào ngược axit và không axit, là một type riêng biệt của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản với biểu hiện chủ yếu là ho, và còn được gọi là hội chứng ho do trào ngược [3]. GERC ngày càng được công nhận và cách điều trị nó đã được thảo luận trong các hướng dẫn quốc tế về chẩn đoán và điều trị ho [4–6].
Q. Chen · Z. Qiu Department of Pulmonary and Critical Care Medicine, Tongji Hospital, Tongji University School of Medicine, Shanghai, China e-mail: qiuzhongmin@tongji.edu.cn © Springer Nature Singapore Pte Ltd. 2021 S. H. Cho, W.-J. Song (eds.), Diagnosis and Treatment of Chronic Cough, https://doi.org/10.1007/978-981-33-4029-9_6 |
Mức độ phổ biến của gerc
Ở những bệnh nhân bị ho mạn tính kéo dài hơn 8 tuần mà không có phát hiện bất thường trên chụp X quang phổi, các nguyên nhân phổ biến bao gồm hen dạng ho, hội chứng ho đường thở trên (UACS), viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan và GERC. Ở các nước phương Tây, GERC là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây ho mạn tính, sau UACS và hen, chiếm 10–40% các trường hợp ho mạn tính [7]. GERC là một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ho mạn tính ở các nước Đông Á. Ở Trung Quốc, GERC chiếm 5–20% các trường hợp ho mạn tính và đứng thứ tư hoặc thứ năm trong số các nguyên nhân gây ho mạn tính [8, 9]. Tuy nhiên, các chẩn đoán về GERC ngày càng gia tăng ở các khu vực, khi nhận thức gia tăng, phong cách sống và thói quen ăn uống thay đổi do sự phát triển kinh tế và xã hội, kèm theo sự gia tăng của bệnh béo phì. [9].
Cơ chế của gerc
Các cơ chế cơ bản của GERC vẫn chưa rõ ràng. Hai thuyết đã được đưa ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của nó: thuyết trào ngược và thuyết phản xạ (Hình 6.1) [7]. Thuyết trào ngược đề
xuất rằng chất trào ngược đi lên thanh quản và sau đó bi vi hít sặc (microaspirated) vào đường thở dưới, gây ho bởi việc kích thích các thụ thể phân bố bên trong hạ hầu và đường thở dưới.
Fig. 6.1 Mechanisms underlying cough due to reflux
Thuật ngữ được sử dụng để mô tả loại trào ngược thực quản đoạn gần này bao gồm trào ngược thanh quản, trên thực quản và ngoài thực quản, Morice và cộng sự gọi là trào ngược đường thở [10]. Tuy nhiên, trào ngược đến thực quản đoạn gần chỉ có ở 32–37% bệnh nhân và không thể giải thích được phần lớn các trường hợp GERC [2, 11]. Thuyết phản xạ cho rằng trào ngược thực quản đoạn xa gây ho thông qua phản xạ thực quản-phế quản qua trung gian phế vị để kích thích trung tâm ho hoặc làm tăng sự nhạy cảm của phản xạ ho. Do sự phổ biến của trào ngược đến thực quản đoạn xa, thuyết phản xạ quan trọng hơn nhiều so với thuyết trào ngược trong bệnh sinh của GERC.
Tại sao ho mạn tính chỉ ảnh hưởng đến một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày? Nó có thể liên quan đến ho hoặc quá mẫn thực quản. Trong trường hợp sau thì trào ngược dạ dày thực quản như một tác nhân kích thích ho dưới ngưỡng hoặc không thích hợp, có thể gây ra phản ứng ho quá mức hoặc dữ dội và dẫn đến GERC [12]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ những bệnh nhân GERC mới có biểu hiện viêm dây thần kinh đường thở và quá mẫn cảm với ho, điều này không được quan sát thấy ở những người tình nguyện khỏe mạnh hoặc bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không ho, mặc dù trào ngược dạ dày được phát hiện ở tất cả các đối tượng [13]. Do đó, GERC có thể do nhiều yếu tố.
Ho và trào ngược dạ dày thực quản có thể có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả hai chiều. Sự gia tăng áp lực trong ổ bụng do ho có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng ho hoặc ho quá mẫn, tạo ra một vòng trào ngược – ho luẩn quẩn, tự kéo dài. [7].
Đánh giá gerc
Khi bệnh nhân bị ho mạn tính kèm theo các triệu chứng điển hình liên quan đến trào ngược như nôn trớ, ợ nóng, khàn giọng và khó nuốt hoặc khi các nguyên nhân phổ biến khác được loại trừ sau khi xét nghiệm kiểm tra tuần tự theo các phác đồ chẩn đoán hiện có hoặc khi điều trị đặc hiệu cho các nguyên nhân phổ biến khác của ho mạn tính mà không giải quyết được ho, thì khả năng ho do trào ngược cần được xem xét. Cũng vì 40–75% bệnh nhân ho do trào ngược không kèm theo trào ngược và ợ nóng, nên việc không có các triệu chứng điển hình liên quan đến trào ngược không thể loại trừ GERC. [7, 14].
Table 6.1 Các xét nghiệm liên quan đến trào ngược và tính hữu ích của chúng đối với GERC
Xét nghiệm |
Chỉ định |
Đánh giá |
Chụp Barium |
Không được khuyến cáo để chẩn đoán GERC trừ khi đánh giá chứng khó nuốt |
Độ nhạy cực thấp và độ đặc hiệu cao |
Nội soi trên |
Không được khuyến cáo để chẩn đoán GERC; hữu ích để phát hiện bệnh viêm thực quản ăn mòn nhưng không phải bệnh trào ngược không ăn mòn |
Độ nhạy thấp và độ đặc hiệu cao |
Phát hiện LLAM (lipidladen alveolar macrophages) |
Biomarker gián tiếp của vi hít sặc (microaspiration) |
Độ nhạy và độ đặc hiệu thấp |
Phát hiện pepsin trong đờm và nước bọt |
Biomarker gián tiếp của vi hít sặc và trào ngược thanh quản-họng |
Độ nhạy cao và độ đặc hiệu thấp |
Bảng câu hỏi về GERD |
Có thể đo tần suất và cường độ của các triệu chứng điển hình liên quan đến trào ngược |
Độ nhạy thấp và độ đặc hiệu cao |
Theo dõi pH thực quản lưu động trong 24 giờ |
Có thể phát hiện trào ngược axit nhưng không phải trào ngược không axit (axit yếu và kiềm) |
Độ nhạy tương đối cao và độ đặc hiệu vừa phải |
Multichannel intraluminal impedance–pH monitoring |
Có thể phát hiện cả trào ngược axit và không axit |
Độ nhạy cao và độ đặc hiệu vừa phải |
Đo áp lực thực quản độ phân giải cao |
Không được khuyến cáo để chẩn đoán GERC; có thể đánh giá hình thái và chức năng của chỗ nối thực quản và nhu động thực quản |
Độ nhạy thấp và độ đặc hiệu tương đối cao |
GERC gastroesophageal reflux-induced chronic cough
Trên cơ sở phân tích toàn diện các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhân, điều quan trọng là phải thu được bằng chứng khách quan về trào ngược bất thường và thiết lập mối quan hệ thời gian giữa trào ngược và ho trước khi chẩn đoán GERC. Các xét nghiệm liên quan đến trào ngược được liệt kê trong Bảng 6.1.
theo dõi trào ngược lưu động
Các đánh giá đầu tiên được khuyến cáo là theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ và theo dõi trở kháng-pH thực quản. Cái trước có thể phát hiện trào ngược axit bất thường và cung cấp thông tin về mối liên quan trào ngược – ho, trong khi loại sau có thể xác định trào ngược khí, dịch hoặc hỗn hợp và phân biệt trào ngược là axit hay không axit. Độ chính xác chẩn đoán có thể được cải thiện hơn nữa với tính năng ghi âm tiếng ho đồng thời. Theo dõi trở kháng-pH thực quản vượt trội hơn so với theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ ở chỗ nó có thể phát hiện cả trào ngược không axit và axit, vì vậy nó được coi là tiêu chuẩn vàng để phát hiện và xác định đặc điểm của đợt trào ngược, cũng như là công cụ chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất cho GERC [15, 16]. Các hướng dẫn về ho của Hiệp hội Lồng ngực Trung Quốc khuyến cáo trào ngược axit bất thường (được biểu thị bằng điểm DeMeester dương tính) hoặc mối liên hệ theo thời gian giữa ho và trào ngược được phát hiện (biểu thị bằng xác suất liên quan đến triệu chứng dương tính) là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của GERC [4]. Điều đáng ngạc nhiên là không có hướng dẫn quốc tế nào khác về ho đã cố gắng thiết lập một tiêu chuẩn chẩn đoán GERC liên quan đến theo dõi trào ngược lưu động. Có thể là do không có sự thống nhất về cách giải thích tốt nhất kết quả theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ và theo dõi trở kháng-pH thực quản.
Trong Đồng thuận Lyon, các tiêu chí được đề xuất cho trào ngược bất thường được phát hiện bằng theo dõi trở kháng-pH thực quản bao gồm thời gian tiếp xúc với axit thực quản> 6%, xác suất liên quan đến triệu chứng> 95% và các đợt trào ngược > 80 mỗi 24 giờ [16]. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cách các tham số này được liên kết với GERC.
Đo áp lực thực quản độ phân giải cao
Chỉ định chính của đo áp lực thực quản độ phân giải cao là xác định vị trí cơ thắt thực quản dưới và đặt chính xác các catheter điện cực pH – trở kháng trong quá trình theo dõi trở kháng – pH thực quản. Bên cạnh việc xác định áp lực, chiều dài, độ giãn và nhu động của cơ thắt thực quản dưới, đo áp lực thực quản độ phân giải cao có thể đánh giá hình thái và chức năng của chỗ nối thực quản, cũng như chức năng nhu động của cơ thực quản góp phần gây ra trào ngược. Những bất thường này có nhiều khả năng gây ho và ít phản ứng mạnh mẽ với việc xử trí trào ngược vì gánh nặng (burden) trào ngược thực quản cao và sự thanh thải không hoàn toàn của các chất trào ngược xác định GERC [16]. Để phản ánh hiểu biết mới về rối loạn chức năng thực quản liên quan đến GERC, đo áp lực thực quản độ phân giải cao lần đầu tiên được đưa vào biểu đồ đánh giá tình trạng ho mạn tính theo hướng dẫn về ho của Hiệp hội Hô hấp Châu Âu [6].
Theo dõi trào ngược thanh quản-họng
Theo dõi trào ngược thanh quản, chẳng hạn như với hệ thống phát hiện Dx-pH có thể phát hiện chất lỏng hoặc hơi của axit trào ngược lên trên cơ thắt thực quản trên và rất hữu ích để xác định viêm thanh quản do trào ngược. Vì nó không thể xác định trào ngược đến thực quản đoạn xa, nên ứng dụng của nó bị hạn chế [17].
Nội soi trên
Nội soi trên đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng vì nó có thể đánh giá các tổn thương trên niêm mạc thực quản dưới tầm nhìn trực tiếp. Nếu có viêm thực quản mức độ cao (LA độ C hoặc D), đó là bằng chứng chắc chắn cho chẩn đoán GERC [18]. Mặc dù có độ đặc hiệu cao nhưng nội soi trên chỉ cho thấy kết quả khả quan ở
Chụp barium thực quản
Chụp thực quản bằng bari là một đánh giá bằng X quang của trào ngược dạ dày thực quản. Nó có thể chứng minh sự trào ngược thông qua quan sát huỳnh quang hoặc ghi lại bari đi vào thực quản từ dạ dày, và nó có hiệu quả hơn khi kết hợp với các nghiệm pháp kích thích, đặc biệt là test water-siphon. Trào ngược bari và viêm thực quản trào ngược trong chụp thực quản bari là những chỉ điểm quan trọng để chẩn đoán GERC. Tuy nhiên, chụp thực quản bari không nhạy để đánh giá trào ngược và chỉ có thể xác định một số ít bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng. Độ nhạy và độ đặc hiệu để xác định GERC của chụp thực quản bằng bari lần lượt là 37,0% và 82,4% [19]. Do đó, chụp thực quản bằng bari có giá trị chẩn đoán hạn chế và không được sử dụng phổ biến để đánh giá GERC.
Biomarker detection
Ở điều kiện bình thường, pepsin không có trong nước bọt, đờm và dịch rửa phế quản phế nang. Sự xuất hiện của pepsin trong các mẫu này có thể được sử dụng như một biomarker của vi hít sặc (microaspiration) và phản ánh trào ngược thanh quản [20]. Tương tự, sự hiện diện của đại thực bào phế nang chứa nhiều lipid trong đờm hoặc dịch rửa phế quản phế nang cũng gián tiếp cho thấy có trào ngược trên thực quản và thanh quản [21]. Mặc dù phương pháp đo biomarker đơn giản, nhanh chóng và chi phí thấp, nó vẫn ít được sử dụng trong thực hành lâm sàng vì độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
Bộ câu hỏi
Ngoài ho, các triệu chứng liên quan đến trào ngược điển hình như nôn trớ và ợ nóng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân GERC. Phân tích định lượng tần suất và cường độ của các triệu chứng này bằng bảng câu hỏi có thể hữu ích cho việc chẩn đoán và đánh giá GERC. Bảng câu hỏi về bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một công cụ chẩn đoán đơn giản, lấy bệnh nhân làm trung tâm, tự báo cáo đã được xác nhận cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nó bao gồm sáu mục liên quan đến triệu chứng mà bệnh nhân trả lời bằng cách sử dụng thang điểm 4 từ 0 đến 3 cho dự đoán dương tính và từ 3 đến 0 cho dự đoán âm tính. Tổng điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 18. Bảng câu hỏi về bệnh trào ngược dạ dày thực quản có độ nhạy vừa phải và độ đặc hiệu cao hơn trong việc xác định khả năng GERC khi điểm cắt được đặt ở 8,0, với điểm cao hơn cho thấy khả năng mắc GERC nhiều hơn [22] . Tuy nhiên, nó không hữu ích nếu bệnh nhân bị GERC không có biểu hiện nôn trớ hoặc ợ nóng rõ ràng.
Điều trị gerc
Nguyên tắc điều trị là giảm thời gian và tần suất của các đợt trào ngược, loại bỏ các yếu tố kích thích trào ngược, giảm ho và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đáp ứng thuận lợi với liệu pháp cũng là một bước quan trọng để xác nhận mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa trào ngược và ho.
Điều chỉnh lối sống
Các can thiệp về lối sống là một phần của liệu pháp GERC [23] và rất quan trọng trong quản lý lâu dài [24]. Giảm cân được khuyến khích cho những bệnh nhân thừa cân hoặc tăng cân gần đây. Cai thuốc lá và rượu là bắt buộc. Bệnh nhân được khuyên tránh ăn khuya và ngừng tiêu thụ các loại thực phẩm có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược bao gồm thức ăn và đồ uống có tính axit, cay và béo như cà phê, trà mạnh hoặc đồ uống có tính axit. Nên tránh dùng các loại thuốc có thể kích phát trào ngược như thuốc chẹn canxi, theophylline và progesterone trong quá trình điều trị GERC.
Nâng cao đầu khi ngủ cũng có thể giúp giảm trào ngược [25].
Điều trị chống trào ngược bằng thuốc
Các loại thuốc chính bao gồm thuốc kháng acid và prokinetics trong hơn 3 tháng [6]. Liệu pháp ức chế axit rõ ràng có thể làm giảm nồng độ axit trào ngược và hoạt tính của pepsin; nó cũng làm giảm tổn thương niêm mạc và kích ứng ở thực quản, thanh quản và đường thở dưới, giúp giảm ho [26]. Thuốc PPI được ưa chuộng hơn vì giảm triệu chứng nhanh hơn và tỷl ệ tái phát thấp hơn [26]. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm omeprazole, lansoprazole, rabeprazole và esomeprazole. Ngoại trừ esomeprazole có tác dụng ức chế axit mạnh hơn và tác dụng kéo dài hơn, chúng không có sự khác biệt lớn về hiệu quả [23]. Khuyến cáo dùng liều PPI tương đối cao để điều trị GERC (ví dụ: omeprazole 20–40 mg hoặc các PPI khác liều tương đương), và chúng nên được dùng 30–60 phút trước bữa ăn, uống hai lần một ngày.
PPI có thể làm giảm nồng độ axit và thể tích của dịch trào ngược nhưng không làm giảm tần suất hoặc thời gian của các đợt trào ngược, và chúng không có tác dụng điều trị đối với trào ngược có tính kiềm yếu ở những bệnh nhân trào ngược không axit. Hiệu quả của PPI trên GERC trong các quan sát lâm sàng [7, 26] không được chứng thực trong hai thử nghiệm lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên [27, 28]. Hơn nữa, một phân tích tổng hợp đã chứng minh rằng hiệu quả điều trị chống ho của PPI cao hơn ở những bệnh nhân có tiếp xúc với axit thực quản bệnh lý [29]. Do đó, lợi ích tổng thể của PPI đối với GERC còn đang tranh cãi và cần được đánh giá thêm. Các hướng dẫn gần đây về quản lý ho chống lại việc sử dụng phổ biến PPI và ủng hộ việc lựa chọn bệnh nhân nghiêm ngặt [5, 6]. Vì ho là một trong những triệu chứng ngoài thực quản của bệnh GERD, nên không dễ xác định mối liên hệ giữa nguyên nhân-hậu quả với trào ngược như trào ngược và ợ nóng vì trào ngược có thể liên quan hoặc không liên quan đến ho mạn tính. Tuy nhiên, PPI vẫn là lựa chọn đầu tiên để điều trị GERC có các triệu chứng trào ngược điển hình đồng thời hoặc trào ngược axit quá mức được xác nhận bằng theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ hoặc theo dõi trở kháng-pH thực quản [5, 6, 29]. Ngay cả đối với GERC gây ra bởi trào ngược axit yếu mà không có liệu pháp kháng axit trước đó, việc thử nghiệm liệu pháp PPI có thể có lợi vì sự gia tăng nhỏ độ pH của chất trào ngược có thể làm giảm sự dẫn truyền tín hiệu axit trong thực quản quá nhạy cảm, dẫn đến giảm ho [13] .
Prokinetics có thể làm tăng áp lực của cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy nhu động thực quản và tăng khả năng làm rỗng dạ dày, làm cho nó trở thành một lựa chọn thích hợp cho điều trị chống trào ngược. Thuốc đối kháng thụ thể dopamine metoclopramide và domperidone thường được dùng 10 mg, uống ba lần/ngày trước bữa ăn 30 phút. Mosapride là một prokinetic khác giúp tăng cường giải phóng acetylcholine tại điểm tiếp hợp thần kinh cơ đường tiêu hóa bằng cách thúc đẩy hoạt động của thụ thể serotonin (5HT4) và được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Liều thông thường cho người lớn là 5 mg, uống ba lần/ngày. Hiện tại, hiệu quả của prokinetic đối với GERC vẫn còn được giả định, nhưng có rất ít hoặc không có sẵn dữ liệu để xác minh lợi ích lâm sàng. Prokinetics không được khuyến khích sử dụng một mình; chúng thường được kết hợp với thuốc kháng axit để điều trị những bệnh nhân bị rối loạn vận động thực quản và rối loạn làm rỗng dạ dày hoặc những bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ với liệu pháp ức chế axit [23, 26].
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp chống trào ngược thường quy kéo dài 8 tuần, thì khả năng bị GERC kháng trị nên được xem xét. Sau khi đánh giá thêm và xác nhận mối liên quan giữa ho – trào ngược có thể xảy ra, liệu pháp chống trào ngược tăng cường có thể được thử, bao gồm tối ưu hóa PPI và các liệu pháp bổ sung như thuốc đối kháng thụ thể histamine H2 và thuốc điều hòa thần kinh [30].
Khi sự ức chế axit trầm trọng hơn, bằng cách tăng gấp đôi liều thuốc ức chế bơm proton hoặc kết hợp với chất đối kháng thụ thể histamine H2, không mang lại hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân nghi ngờ GERC kháng trị, thuốc điều hòa thần kinh có thể được cân nhắc như một liệu pháp bổ sung. Các thuốc điều hòa thần kinh thường được sử dụng là baclofen và gabapentin. Có một số bằng chứng hạn chế để hỗ trợ ứng dụng của chúng vì cả hai loại thuốc đều cải thiện được chứng ho do trào ngược mạn tính kháng trị [31, 32]. Ngoài tác dụng chống ho không đặc hiệu, baclofen có thể ức chế sự giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua và làm giảm cả trào ngược axit và không axit. Ngược lại, gabapentin chủ yếu phát huy tác dụng điều trị thông qua việc ức chế trung tâm ho quá mẫn. Liều thông thường là 10–20 mg ba lần/ngày với baclofen và 200–300 mg ba lần/ngày với gabapentin. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng baclofen và gabapentin đạt được thành công điều trị tương tự đối với GERC kháng trị ở 53–58% [33–35]. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng có thể bị hạn chế bởi các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương bao gồm buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi, và gabapentin có thể được ưa chuộng hơn vì nó được dung nạp tốt hơn [35]. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các tác dụng phụ liên quan đến thuốc thường giảm trong vòng 3 tuần ở hầu hết các bệnh nhân. Chỉ một số ít phải ngừng baclofen và gabapentin do chóng mặt và buồn ngủ nghiêm trọng. Tăng dần liều baclofen và gabapentin trong 1–2 tuần có thể giúp giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ [30, 33–35]. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc điều hòa thần kinh là không tối ưu, và một lượng đáng kể bệnh nhân GERC kháng trị không đáp ứng với baclofen hoặc gabapentin. Xác định cách sàng lọc bệnh nhân bị GERC kháng trị để xác định sự phù hợp với gabapentin hay baclofen có thể cải thiện sự thành công của điều trị.
Phẫu thuật điều trị chống trào ngược
Phẫu thuật chống trào ngược là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho GERC kháng trị và khó chữa, tái tạo nhân tạo hàng rào cơ học giữa thực quản và dạ dày để chặn trào ngược dạ dày thực quản [23, 36]. Các lựa chọn phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất cho GERC là LF (laparoscopic fundoplication), có tỷ lệ thành công được báo cáo là 85% [37]. Tuy nhiên, đáp ứng với LF giảm dần theo thời gian; duy trì khả năng giải quyết ho giảm xuống 71% trong vòng 5 năm sau phẫu thuật [38]. Do tính xâm lấn và hiệu quả không chắc chắn trong những trường hợp không có mối liên quan rõ ràng giữa trào ngược – ho, chỉ định phẫu thuật chống trào ngược nên được giới hạn nghiêm ngặt cho những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận. RFA (Radiofrequency augmentation) cơ thắt thực quản dưới, tiêm silicone vào cơ thắt thực quản dưới, khâu nội soi cơ thắt thực quản dưới và TIFR (transoral incisionless fundoplication radiofrequency) đã báo cáo những ưu điểm của hiệu quả ngắn hạn cao, kỹ thuật đơn giản, xâm lấn tối thiểu, an toàn cao và ít biến chứng [39]. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài của chúng vẫn còn phải được xác minh và cần có thêm bằng chứng lâm sàng trước khi chúng trở thành các phương pháp điều trị được chấp nhận rộng rãi [23].
Kết luận
GERC có thể được tạo ra bởi cả trào ngược axit và không axit và là căn nguyên ngày càng được công nhận của ho mạn tính. Sự tương tác giữa trào ngược và ho có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn tự kéo dài. Hiện tại, theo dõi trở kháng-pH thực quản là tiêu chuẩn vàng để phát hiện trào ngược bất thường và là công cụ chẩn đoán đặc hiệu và nhạy nhất cho GERC. Đáp ứng thuận lợi với điều trị chống trào ngược là điều cần thiết để khẳng định chắc chắn GERC. Điều chỉnh lối sống là quan trọng để quản lý lâu dài GERC, liệu pháp chống trào ngược bằng thuốc là lựa chọn hàng đầu và phẫu thuật chống trào ngược có thể là một lựa chọn đầy hứa hẹn để chữa bệnh trong tương lai.
References
Jaspersen D, Kulig M, Labenz J, et al. Prevalence of extra-oesophageal manifestations in gastrooesophageal reflux disease: an analysis based on the ProGERD Study. Aliment Pharmacol Ther. 2003;17:1515–20.
Lee JH, Park SY, Cho SB, et al. Reflux episode reaching the proximal esophagus are associated with chronic cough. Gut Liver. 2012;6:197–202.
Vakil N, Van Zanten SV, Kahrilas P, et al. The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. Am J Gastroenterol. 2006;101:1900–20.
Lai K, Shen H, Zhou X, et al. Clinical practice guidelines for diagnosis and management of cough – Chinese Thoracic Society (CTS) Asthma Consortium. J Thorac Dis. 2018;10:6314–51.
Kahrilas PJ, Altman KW, Chang AB, et al. Chronic cough due to gastroesophageal reflux in adults: CHEST Guideline and Expert Panel Report. Chest. 2016;150:1341–60.
Morice AH, Millqvist E, Bieksiene K, et al. ERS guidelines on the diagnosis and treatment of chronic cough in adults and children. Eur Respir J. 2020;55(1):1901136.
Irwin RS. Chronic cough due to gastroesophageal reflux disease: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest. 2006;129:80S–94S.
Lai K, Chen R, Lin J, et al. A prospective, multicenter survey on causes of chronic cough in China. Chest. 2013;143:613–20.
Ding H, Xu X, Wen S, et al. Changing etiological frequency of chronic cough in a tertiary hospital in Shanghai, China. J Thorac Dis. 2019;11:3482–9.
Molyneux ID, Morice AH. Airway reflux, cough and respiratory disease. Ther Adv Chronic Dis. 2011;2:237–48.
Patterson N, Mainie I, Rafferty G, et al. Nonacid reflux episodes reaching the pharynx are important factors associated with cough. J Clin Gastroenterol. 2009;43:414–9.
Song WJ, Chang YS, Morice AH. Changing the paradigm for cough: does ‘cough hypersensitivity’ aid our understanding? Asia Pac Allergy. 2014;4:3–13.
Qiu Z, Yu L, Xu S, et al. Cough reflex sensitivity and airway inflammation in patients with chronic cough due to non-acid gastro-esophageal reflux. Respirology. 2011;16:645–52.
Xu X, Yang Z, Chen Q, et al. Comparison of clinical characteristics of chronic cough due to non-acid and acid gastroesophageal reflux. Clin Respir J. 2015;9:196–202.
Herregods TVK, Pauwels A, Jafari J, et al. Ambulatory pH-impedance-pressure monitoring as a diagnostic tool for the reflux–cough syndrome. Dis Esophagus. 2018;31:1–7.
Gyawali CP, Kahrilas PJ, Savarino E, et al. Modern diagnosis of GERD: the Lyon Consensus. Gut. 2018;67:1351–62.
Ummarino D, Vandermeulen L, Roosens B, et al. Gastroesophageal reflux evaluation in patients affected by chronic cough: restech versus multichannel intraluminal impedance/pH metry. Laryngoscope. 2013;123:980–4.
Armstrong D, Bennett JR, Blum AL, et al. The endoscopic assessment of oesophagits: a progress report on observer agreement. Gastroenterology. 1996;111:85–92.
Kopeo S, Ma J, Ferrucci J. The sensitivity and specificity of barium swallow in diagnosing gastroesophageal reflux in patients with chronic cough. Chest. 2013;144(4_MeetingAbstracts):525A.
Decalmer S, Stovold R, Houghton LA, et al. Chronic cough: relationship between microaspiration, gastroesophageal reflux, and cough frequency. Chest. 2012;142:958–64.
Kitz R, Boehles HJ, Rosewich M, et al. Lipid-laden alveolar macrophages and pH monitoring in gastroesophageal reflux-related respiratory symptoms. Pulm Med. 2012;673637:2012.
Xu X, Chen Q, Liang S, et al. Comparison of gastroesophageal reflux disease questionnaire and multichannel intraluminal impedance pH monitoring in identifying patients with chronic cough responsive to antireflux therapy. Chest. 2014;145:1264–70.
Katz PO, Gerson LB, Vela MF. Guidelines for the diagnosis and management of gastroesophageal reflux disease. Am J Gastroenterol. 2013;108:308–28.
Smith JE, Morjaria JB, Morice AH. Dietary intervention in the treatment of patients with cough and symptoms suggestive of airways reflux as determined by Hull airways Reflux Questionnaire. Cough. 2013;9:27.
Khan BA, Sodhi JS, Zargar SA, et al. Effect of bed head elevation during sleep in symptomatic patients of nocturnal gastroesophageal reflux. J Gastroenterol Hepatol. 2012;27:1078–82.
Chandra KM, Harding SM. Therapy insight: treatment of gastroesophageal reflux in adults with chronic cough. Nat Clin Pract Gastroenterol Hepatol. 2007;4:604–13.
Shaheen NJ, Crockett SD, Bright SD, et al. Randomised clinical trial: high-dose acid suppression for chronic cough-a double-blind, placebocontrolled study. Aliment Pharmacol Ther. 2011;33: 225–34.
Faruqi S, Molyneux ID, Fathi H, Wright C, Thompson R, Morice AH. Chronic cough and esomeprazole: a double-blind placebo-controlled parallel study. Respirology. 2011;16:1150–6.
Kahrilas PJ, Howden CW, Hughes N, et al. Response of chronic cough to acid-suppressive therapy in patients with gastroesophageal reflux disease. Chest. 2013;143:605–12.
Lv HJ, Qiu ZM. Refractory chronic cough due to gastroesophageal reflux: definition, mechanism and management. World J Methodol. 2015;5:149–56.
Vela MF, Tutuian R, Katz PO, et al. Baclofen decreases acid and non-acid post-prandial gastroesophageal reflux measured by combined multichannel intraluminal impedance and pH. Aliment Pharmacol Ther. 2003;17:243–51.
Madanick RD. Management of GERD-related chronic cough. Gastroenterol Hepatol (NY). 2013;9:311–3.
Xu XH, Yang ZM, Chen Q, et al. Therapeutic efficacy of baclofen in refractory gastroesophageal reflux-induced chronic cough. World J Gastroenterol. 2013;19:4386–92.
Xu X, Lv H, Yu L, et al. A stepwise protocol for the treatment of refractory gastroesophageal reflux- induced chronic cough. J Thorac Dis. 2016;8:178–85. 35. Dong R, Xu X, Yu L, et al. Randomised clinical trial: gabapentin vs baclofen in the treatment of suspected refractory gastro–oesophageal reflux-induced chronic cough. Aliment Pharmacol Ther. 2019;49:714–22.
Gawron AJ, Kahrilas PJ, Pandolfino JE. Chronic cough: a gastroenterology perspective. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2013;21:523–9.
Lugaresi M, Aramini B, Daddi N, et al. Effectiveness of antireflux surgery for the cure of chronic cough associated with gastroesophageal reflux disease. World J Surg. 2015;39:208–15.
Allen CJ, Anvari M. Does laparoscopic fundoplication provide long-term control of gastroesophageal reflux related cough? Surg Endosc. 2004;18:633–7.
Liang WT, Wu JM, Wang F, et al. Stretta radiofrequency for gastroesophageal reflux disease-related respiratory symptoms: a prospective 5-year study. Minerva Chir. 2014;69:293–9