Nội dung

Chích lể

CHÍCH LỂ

Đại cương

Chích lể là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được cha ông ta sử dụng từ ngàn xưa. Chích (cũn gọi là Trích) là dùng kim tam lăng hoặc kim hào châm đâm nhẹ vào huyệt hoặc chỗ đậm nhất của vựng da ứ đọng huyết hoặc vùng đọng huyết (nơi có máu độc ứ đọng), khi rút kim máu tự vọt chảy ra ngoài. Lể (cũn gọi là Nhể) là véo da lên, dùng kim đâm nhẹ vào đúng điểm tụ huyết hoặc xuất huyết, máu khụng tự chảy ra mà phải dựng tay nặn cho máu ra. Đây là phương pháp trực tiếp loại bỏ các chất độc và máu độc ra khỏi cơ thể để khai thụng các kinh mạch, giúp cho khí huyết được điều hoà.

Chỉ định

Chích lê được chỉ định để điều trị một số bệnh toàn thân cũng như tại chỗ, từ các bệnh nội thương đến các chứng ngoại cảm, các bệnh cấp tính và mạn tính. Hiện nay, chích lễ được chỉ định trong một số chứng bệnh như sau:

Trúng phong (giai đoạn cấp), cơn tăng huyết áp (khi không có sẵn trong tay thuốc hạ áp).

Một số trường hợp phự nề các chi do viêm tắc động mạch, viêm tắc tính mạch.

Một số chứng đau cấp: đau lưng, đau thần kinh toa…

Tắc tia sữa.

Chắp lẹo.

Đau đầu do ngoại cảm.

Chống chỉ định

Người bệnh có chỉ định cấp cứu ngoại khoa.

Người bệnh đang sốt kéo dài hoặc mất nước, mất máu.

Suy tim, loạn nhịp tim.

Bệnh ưa chảy máu, Người bệnh suy giảm miễn dịch.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ, Y sỹ, lương y được đào tạo về chuyờn ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Phương tiện

Kim tam lăng vô khuẩn, kim châm cứu vô khuẩn loại 4 – 6 cm, đựng riêng cho từng người bệnh.

Khay men, kim có mấu, bụng, cồn700, găng tay vô khuẩn.

Người bệnh

Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.

Tư thế người bệnh nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi.

Các bước tiến hành

Phác đồ huyệt

Tùy theo từng chứng bệnh mà người thực hiện chọn phác đồ huyệt khác nhau, dưới đây xin nêu một số phác đồ chính.

Trúng phong (giai đoạn cấp): Thập tuyền, Nhân trung, Thái dương, ấn đường.

Chắp lẹo: Phế du, Nhĩ tiờm (Can nhiệt huyệt).

Tắc tia sữa: Kiền tỉnh, Thiếu trạch.

Đau lưng cấp: Nhân trung, Hậu khờ, Uỷ trung.

Đau đầu do ngoại cảm: Khúc trì, Thỏi dương, ấn đường.

Thủ thuật

Xác định và sát trùng da vựng huyệt cần chích lể. Nặn dồn cho máu tập trung về vựng huyệt. Dựng ngún tay cỏi và ngún trỏ tay trỏi vộo búp mạnh da vựng huyệt; ngún cái và ngún trỏ tay phải cầm kim một cách chắc chắn, châm kim thẳng gúc, mạnh và dứt khoát qua da đúng giữa vựng huyệt. Rút kim ra và nặn máu từ từ, ấn êm sâu vào đáy điểm đau làm cho máu độc trào ra ở lỗ chích lể. Nặn hết máu độc (máu đỏ bầm) thì sót trựng lại vết chích lể.

Liệu trình điều trị

 Bệnh cấp tính: mỗi ngày chích lể 1 – 2 lần, mỗi liệu trình điều trị từ 5 – 10 ngày.  Bệnh bỏn cấp và mạn tính: mỗi ngày chích lể một lần, một liệu trình điều trị từ 10 – 20 ngày, người bệnh nghỉ 5 – 7 ngày để điều trị liệu trình tiếp theo.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi: Toàn trạng người bệnh.

Xử trí tai biến

Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chúng mặt, vó mồ hụi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hụi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt: Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp.

Máu chảy quá nhiều khi rút kim: dựng bụng khụ vô khuẩn ấn tại chỗ, không day, sau đó dùng miếng gạc vô khuẩn băng ép lại bằng băng dính.

Nhiễm trùng vết chích lể: biểu hiện bằng sưng đau tai chỗ chích lể. Xử lý: tạm ngừng việc chích lể, sát trùng vùng da bị sưng bằng dung dịch cồn Iod, dùng kháng sinh đường uống.