Nội dung

Chụp cht lồng ngực không tiêm thuốc đối quang từ

Đại cương

Là kỹ thuật ghi hình lồng ngực bằng máy chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán bệnh lý phổi, trung thất, thành ngực…

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Nghi ngờ các tổn thương thành ngực, phổi, trung thất, tim…

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối 

Người bệnh mang các thiết bị điện tử như: máy điều hóa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…

Các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu

Người bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức cạnh người

Chống chỉ định tương đối:

Kẹp phẫu thuật bằng kim loại >6 tháng

Người bệnh sợ bóng tối hay sợ cô độc

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa 

Kỹ thuật viên điện quang

Điều dưỡng

Phương tiện

Máy chụp mạch cộng hưởng từ 1 Testla trở lên

Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Thuốc

Thuốc an thần

Người bệnh

Không cần nhịn ăn.

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc.

Kiểm tra các chống chỉ định

Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.

Có giấy yêu cầu chụp của bác sỹ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần).

Các bước tiến hành

Đặt người bệnh

Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp

Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu

Di chuyển bàn chụp vào khoang máy và định vị vùng chụp

Đặt bộ điều khiển để chụp theo nhịp thở, giảm nhiễu ảnh, nếu tổn thương ở thành ngực có thể đặt người bệnh nằm nghiêng về bên tổn thương để tránh nhiễu ảnh do thở.

Kỹ thuật

Chụp định vị  lấy toàn bộ lồng ngực từ nền cổ đến hết cơ hoành theo 3 hướng.

Chụp chuỗi xung T2W đứng ngang và cắt ngang: từ đỉnh phổi đến góc sườn hoành, lớp cắt 6-8mm, khoảng cách 10-20% lớp cắt, FOV 380-400, có thể đặt chắn từ nếu cần, pha chênh từ LR (trái – phải).

Chụp chuỗi xung T1W cắt ngang tương tự như T2W cắt ngang.

In phim hoặc chuyển ảnh sang trạm làm việc (workstation) của bác sỹ.

Bác sỹ phân tích hình ảnh và chẩn đoán.

Nhận định kết quả

Hiện hình rõ các cấu trúc giải phẫu của lồng ngực và các cơ quan trong lồng ngực

Phát hiện tổn thương (nếu có)

Tai biến và xử trí

Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh

Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sỹ gây mê.