Nội dung

Chụp cht phổ sọ não

Đại cương

Chụp cộng hưởng từ phổ (spectrography) sọ não là một kỹ thuật hình ảnh mới, áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh mà ở đó có khả năng phát hiện được các chất chuyển hóa đặc hiệu của tổn thương. Cơ sở của phương pháp là mỗi một dạng bệnh lý khác nhau như u, viêm, xơ cứng… đều có các chất chuyển hóa tương đối đặc trưng hoặc với nồng độ khác nhau. Phương pháp này đánh giá sự xuất hiện các chất chuyển hóa đ c biệt và đo, so sánh nồng độ các chất chuyển hóa trong vùng thăm khám để suy ra bản chất của tổn thương.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

U não trong trục các loại như u tế bào thần kinh đệm hình sao, u tế bào đệm ít nhánh , u ngoài trục như u màng não, 

Viêm não, áp xe não…

Bệnh xơ cứng đa ổ, thoái hóa chất trắng…

Động kinh, sa sút trí tuệ

Đột quỵ: Nhồi máu não, chảy máu não các giai đoạn 

Chống chỉ định

Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim (chống chỉ định tuyệt đối)

Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối)

Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình

Không có khả năng nằm yên.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa 

Kỹ thuật viên điện quang

Điều dưỡng

Phương tiện

Máy chụp mạch cộng hưởng từ 1Testla trở lên

Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Thuốc

Thuốc an thần

Người bệnh

Không cần nhịn ăn.

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc.

Kiểm tra các chống chỉ định

Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.

Có giấy yêu cầu chụp của bác sỹ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)

Các bước tiến hành

Tư thế người bệnh

Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp

Di chuyển bàn chụp vào khoang máy

Kỹ thuật

Chụp định vị

Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám.

Làm các chuỗi xung thông thường: T1, T2, Flair cho tất cả đối tượng. Hướng cắt bao gồm cắt ngang (cắt ngang), đứng ngang (đứng ngang) và đứng dọc (đứng dọc).

Tùy theo từng bệnh lý phát hiện được trên các chuỗi xung trên mà có thể tiến hành thêm các chuỗi xung đặc biệt khác bổ xung cho chẩn đoán, ví dụ chuỗi xung T2* tìm chảy máu trong tổn thương hay không. Xung diffusion đánh giá giai đoạn nhồi máu, đánh giá chất hoại tử trong tổn thương, phân biệt u hoại tử hay áp xe não.

Thông thường sẽ tiến hành tiêm thuốc đối quang tĩnh mạch (1 lọ) bằng tay, chụp chuỗi xung T1 theo 3 hướng không giãn để đánh giá vung tổn thương ngấm thuốc. Vùng ngấm thuốc này sẽ là trung tâm của vùng thăm khám bằng cộng hưởng từ phổ.

Thăm khám cộng hưởng từ phổ: Đ t ô đo (mono-voxel hoặc multi-voxel) vào vùng cần đo, cài thời gian ms cho TE phù hợp với từng mục đích, đặt ô khung chống nhiễu. Lưu ý cần tránh vùng sát xương, sát vùng chảy máu. Trong trường hợp chụp multi-voxel thì vùng chụp sẽ bao gồm cả tổn thương và vùng phù nề xung quanh cũng như vùng lành bên đối diện để so sánh sự khác biệt về chất chuyên hóa giữa các vùng.

Tiến hành cho chạy xung và XỬ TRÍ hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in film và/hoặc ghi đĩa.

Bác sỹ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.

Nhận định kết quả

Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám

Phát hiện được tổn thương nếu có

Tai biến và xử trí

Không có tai biến liên quan đến kỹ thuật

Sợ hãi, kích động: Động viên, an ủi người bệnh

Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sỹ gây mê