Đại cương
Chụp động mạch phổi dưới X quang tăng sáng là chụp có thuốc đối quang để hiện hình ảnh được toàn bộ động mạch phổi: phễu, thân chung và động mạch phổi hai bên. Chụp động mạch phổi còn giúp chẩn đoán hình thái và huyết động học bằng việc đo các thông số như áp lực máu, độ bão hòa oxy.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Các bệnh bẩm sinh và mắc phải của hệ mạch phổi: hẹp tắc động mạch phổi, teo hay giãn động mạch phổi, thông động tĩnh mạch phổi, đảo chiều vị trí…
Chấn thương vùng ngực nghi tổn thương mạch phổi
Các khối u ở phổi, trung thất nghi có xâm lấn mạch máu
Chụp mạch phổi để chuẩn bị ghép phổi
Chụp mạch để phục vụ cho điện quang can thiệp
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng với thuốc đối quang i – ốt, phụ nữ có thai…
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ phụ trợ
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
Phương tiện
Máy X quang tăng sáng truyền hình
Máy bơm điện chuyên dụng
Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
Thuốc chống đông
Thuốc trung hòa thuốc chống đông
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Vật tư y tế thông thường
Bơm tiêm 3; 5; 10ml
Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Vật tư y tế đặc biệt
Kim chọc động mạch
Bộ ống vào lòng mạch 5-6F
Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch
Ống thông chụp mạch 4-5F
Ống thông chụp mạch hình đuôi lợn (pigtail) nhiều lỗ bên
Bộ dây nối chữ Y.
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Cần nhịn ăn, uống trước 4-6 giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
Phương pháp vô cảm
Để người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch (thường dùng huyết thanh mặn đẳng trương 0,9%), tiêm thuốc tiền mê, trường hợp ngoại lệ trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa có ý thức cộng tác hoặc quá kích động sợ hãi cần gây mê toàn thân khi làm thủ thuật
Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thông
Sử dụng kỹ thuật Seldinger, đường vào của ống thông thường từ tĩnh mạch đùi.
Trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác như từ tĩnh mạch cánh tay, dưới đòn…
Tiến hành kỹ thuật
Sát trùng và gây tê vùng bẹn
Chọc kim và đ t ống vào lòng mạch 4-5F
Luồn ống thông 4 hoặc 5F từ tĩnh mạch đùi, qua tĩnh mạch chủ dưới tới tâm nhĩ phải rồi vào tâm thất phải. Tùy từng yêu cầu chẩn đoán của từng động mạch phổi mà đặt đầu ống thông ở vị trí thích hợp như phễu động mạch phổi, thân chung động mạch phổi, hoặc từng bên động mạch phổi phải và trái để chụp.
Bơm thuốc đối quang vào mạch bằng máy bơm với áp lực cao 500 PSI, thể tích và tốc độ bơm tùy thuộc vị trí đặt đầu ống thông (đặt ở phễu động mạch phổi thì thể tích bơm khoảng 30ml với tốc độ 10ml/ giây).
Ghi hình và chụp phim: chụp sêri với máy X quang tăng sáng truyền hình, tập trung vào từng trường phổi, ghi hình các thì động mạch, nhu mô và thì tĩnh mạch.
Sau khi chụp đạt yêu cầu, rút ống thông, rút ống vào lòng mạch, đè ép bằng tay trực tiếp lên chỗ chọc kim khoảng 10 phút để cầm máu, sau đó bằng ép trong 4 giờ.
Nhận định kết quả
Hình ảnh hiển thị rõ các cấu trúc giải phẫu của động mạch phổi từ thân chung đến động mạch phổi phải, động mạch phổi trái và các động mạch phân thùy phổi.
Phát hiện được tổn thương nếu có.
Tai biến và xử trí
Khi làm thủ thuật
Do thủ thuật: rách tĩnh mạch gây chảy máu: xử trí đè ép bằng tay và băng lại theo dõi, Khi ngừng chảy máu thì có thể tiến hành chọc tĩnh mạch bên đối diện.
Do thuốc đối quang: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.
Các rối loạn tim mạch: ngoại tâm thu, loạn nhịp, ngừng tim… do đầu ống thông hoặc dây dẫn kích thích vào tim. Xử trí bằng cách kiểm soát đầu vi ống thông và dây dẫn tránh vào vùng gây kích thích rối loạn nhịp, có thể bơm thử thuốc đối quang trước để kiểm tra vị trí đầu vi ống thông. Nếu nặng phải sử dụng máy chống rung và tạo nhịp.
Tổn thương van tim và cơ tim: Gây ra bởi đầu vi ống thông. Cần theo dõi chảy máu, thủng cơ tim… Xử trí cần kiểm soát đầu ống thông và có thể lựa chọn đầu vi ống thông cuộn tròn hoặc nhiều lỗ bên. Nếu mức độ nặng gây chảy máu cần xử trí bằng ngoại khoa.
Sau khi tiến hành kỹ thuật
Chỗ ống thông có thể chảy máu hoặc có máu tụ cần băng ép lại và tiếp tục nằm bất động đến khi ngừng chảy máu
Trường hợp nghi tắc tĩnh mạch do máu cục (hiếm gặp) cần có khám xét kịp thời để xử trí của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp xảy ra phình hoặc thông động tĩnh mạch, đứt ống thông hoặc dây dẫn (hiếm gặp) có thể xử lí bằng ngoại khoa.
Trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng sau làm thủ thuật cần cho kháng sinh để điều trị.