CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI TRÊN
Đại cương
Định nghĩa: Gãy xương hở là tình trạng gãy xương có sự phá vỡ lớp da và mô mềm dưới da, thông trực tiếp vào ổ gãy và ổ máu tụ quanh ổ gãy.
Gãy hở chi trên bao gồm gẫy hở cánh tay và hai xương cẳng tay
Phân loại gãy hở theo Gustilo & Anderson
I: Năng lượng gây chấn thương thấp, tổn thương mô mềm ít, vết thương
II: Năng lượng gây chấn thương cao, rách da > 1cm, vấy bẩn ít
IIIA: Năng lượng gây chấn thương cao, còn đủ mô mềm che phủ
IIIB: Năng lượng gây chấn thương cao, bóc tách mô mềm rộng lớn, không đủ mô mềm để che phủ, vấy bẩn nặng
IIIC: Tổn thương mạch máu cần được phẫu thuật sửa chữa
Chỉ định
Chỉ định cố định ngoài trong điều trị gãy xương hở chi trên (chủ yếu dùng trong trường hợp gãy xương cánh tay)
Gãy hở nặng (Gustilo 2, 3ª, 3b,3c)
Gãy kín kèm tổn thương phần mềm nặng
Gãy hở kèm mất xương
Hội chứng chèn ép khoang sau mổ giải ép cân mạc khoang
Phối hợp với kết hợp xương bên trong
Kéo dài chi hoặc chuyển dịch một đoạn xương
Gãy hở mà tổ chức phần mềm bị vấy bẩn nhiều
Trật khớp hay gãy xương kèm trật khớp
Gãy phức tạp quanh khớp
Chuẩn bị
Người bệnh:
Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Phương tiện trang thiết bị:
Bộ dụng cụ phẫu thuật chi trên và phẫu thuật chấn thương chung, khung cố định ngoài các loại
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 – 90 phút
Các bước tiến hành
Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân
Phẫu thuật viên đứng sao cho tay trái hướng về gốc chi người bệnh.
Người phụ đứng đối diện.
Vô cảm:
Tùy từng người bệnh có thể gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống
Các bước tiến hành:
Làm sạch ổ gãy, loại bỏ các thành phần vấy bẩn, ngăn ngừa hoặc làm giảm các biến chứng nhiễm trùng, tổn thương mô mềm thêm
Lấy bỏ các mảnh xương vấy bẩn, không còn mạch máu nuôi
Bảo vệ các mô mềm còn dính vào mảnh xương
Giữ lại các mảnh xương chính
Bằng mọi giá, phải giữ lại các mảnh xương của mặt khớp
Tránh: khoảng chết, vết thương căng
Cắt lọc kỹ càng các tổ chức cơ đụng dập, giữ lại cơ còn phản xạ, còn máu nuôi dưỡng
Đặt lại xương về giải phẫu
Sử dụng khung cố định ngoài phải đạt được các yêu cầu
Các đinh cách xa nhau
Các thanh dọc nằm gần xương
Đinh được dự ứng lực
Số thanh dọc: hai tốt hơn một
Phải bảo đảm đinh xuyên qua được vỏ xương đối diện:
Đo chiều dài đinh bằng cảm giác chạm vỏ xương đối diện
Nếu dùng loại đinh tự khoan, mũi đinh chỉ vừa thủng vỏ đối diện
Đừng khoan đinh xuyên qua vỏ đối diện, mũi đinh chỉ vừa thủng vỏ đối diện
Che phủ lại được các thành phần quan trọng như thần kinh, mạch máu, gân, xương còn sống
Điều trị sau phẫu thuật
Sử dụng kháng sinh toàn thân tùy thuộc tác nhân gây bệnh phổ biến
Sau khi tháo khung cố định ngoài, nên cẩn thận bó bột hoặc mang nẹp bảo vệ thêm một thời gian
Biến chứng và xử trí
Chảy máu do khoan vào mạch máu: Mở rộng vết thương tìm thương tổn sử trí theo thương tổn
Nhiễm trùng chân đinh: Chăm sóc chân đinh hàng ngày nếu có nguy cơ nhiễm trùng lan rộng có thể phải tháo dụng cụ sớm