ĐẠI CƯƠNG
Suât liều lối ra của các máy gia tốc xạ trị cần phải được đo chuẩn định kỳ hàng ngày, hàng tuần v.v..
Thông thường, việc đo kiểm tra liều lượng hằng ngày cho các chùm tia bức xạ nói chung, cho mức năng lượng photon 15 MV hoặc lớn hơn có một số điểm khác biệt so với mức năng lương 6 MV và của Gamma Cobalt-60. Đó là điểm liều cực đại và thông số PDD (liều sâu phần trăm)
Những nguyên tắc khác về đo, chuẩn liều lối ra (out-put) cho mức năng lượng photon 15 MV hoặc lớn hơn vẫn tuân theo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TECDOC 277-398 của IAEA.
Chỉ định
Áp dụng cho tất cả các cơ sở xạ trị trang bị máy gia tốc đơn năng, đa năng, gồm bức xạ photon, electron với các mức năng lượng khác nhau.
Áp dụng cho cả tuyến trung ương và địa phương
chuẩn bị
Người thực hiện
Kỹ sư vật lý
Kỹ thuật viên xạ trị
Phương tiện, dụng cụ
Hệ thống máy đo liều, bao gồm máy đo (dosimeter), đầu đo loại buồng ion hóa (detector ion chamber), phantom chuyên dụng (chất dẻo tương đương mô), nhiệt độ kế, áp kế v.v..
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC DOC 277-398 IAEA
Máy tính kết nối mạng LANTIS, MOSAIQ …
Có thể sử dụng loại máy đo kiểm tra chất lượng xạ trị (QA-Daily tool)
Các bước tiến hành
Bố trí, kết nối hệ máy đo
Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy điều trị)
Bố trí phantom tương ứng theo vị trí detector tại độ sâu 7-10cm trong phantom cho mức năng lượng photon 15MV hoặc lớn hơn
Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy gia tốc.
Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt, nhận diện dectector
Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ.
Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD).
Tiến hành các phép đo thử.
Đo thực tế suất liều lối ra (out-put) các trường chiếu theo độ mở của collimator.
Nếu sử dụng QA-Daily tool, cần kết nối máy tính với phần mềm có thật toán xử trí số liệu, so sánh và in kết quả.
Đọc kết quả
Ghi nhận kết quả đo trên hệ hoặc máy tính
Tính sai số trung bình các phép đo
Đánh giá kết quả và sai số
So sánh kết quả đo và tính toán
Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA
So sánh kết quả và đánh giá sái số với hệ số chuẩn (cấp I hoặc cấp II)