Đại cương
Các máy xạ trị ngoài (External Beams) sử dụng nguồn Cobalt-60 vẫn còn được sử dụng ở một số cơ sở xạ trị tại những quốc gia đang phát triển.
Mặc dù năng lượng nguồn Cobalt-60 là ổn định và có thể dựa vào lý thuyết để tính độ suy giảm theo thời gian, nhưng nhiều bài học về tai nạn chiếu xạ vẫn xảy ra đâu đó trên thế giới do không được đo, chuẩn suất liều chính xác dùng trong điều trị.
Về nguyên tắc, quy trình đo, chuẩn liều nguồn Cobalt-60 cũng tương tự như với chùm photon (tia-X) trong máy gia tốc xạ trị.
Chỉ định
Áp dụng cho các cơ sở vẫn đang sử dụng máy xạ trị từ ngoài với nguồn Cobalt-60.
Áp dụng từ tuyến trung ương đến các cơ sở ung bướu.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Kỹ sư vật lý
Kỹ thuật viên xạ trị
Phương tiện, dụng cụ
Hệ thống máy đo liều, bao gồm máy đo (dosimeter), đầu đo loại buồng ion hóa hình trụ (Cylindrycal Ion Chamber), phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô), nhiệt độ kế, áp kế v.v..
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC DOC 277-398 IAEA
Các bước tiến hành
Bố trí, kết nối hệ máy đo
Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy điều trị)
Bố trí phantom tương ứng theo vị trí detector tại độ sâu liều cực đại tại (Dmax), tức 0,5 cm dưới mặt phantom, hoặc độ sâu tham khảo định trước (reference point), thường là 5 cm.
Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy gịa tốc.
Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt, nhận diện decteector.
Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ.
Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD).
Tiến hành các phép đo thử.
Đo suất liều lối ra (out-put) trường chiếu co kich thước 10cmx10cm.
Quy trình tương tự được lặp lại cho các trường vuông 4cmx4cm…8cmx8cm, 15cmx15cm. 30cmx30cm v.v..
Đọc kết quả
Xử trí thống kê các kết quả đo tại điểm cực đại (Dmax), tức 0,5 cm hoặc tại độ sâu tham chiếu (5 cm trong phantom).
Tính sai số trung bình các phép đo
Đánh giá kết quả và sai số
So sánh kết quả đo và tính toán
Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA
So sánh kết quả và đánh giá sai số với hệ số chuẩn (cấp I hoặc cấp II).