Nội dung

Hướng dẫn về thể dục thể thao cho bệnh nhân tim mạch

Tất cả bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cần được khuyển khích hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải. Phân tầng nguy cơ thích hợp và tối ưu hóa điều trị là cần thiết nhằm đưa ra chỉ định tập luyện phù hợp. Bệnh nhân phải được tham gia vào việc quyết định quy trình tập luyện và kế hoạch tập luyện phải được ghi rõ vào bệnh án.

Đặc trưng của việc tập luyện

Tần suất

Số buổi/tuần

Lượt tập luyện

Kiểu tập luyện

Độ dẻo dai

Sức mạnh, đối kháng

Tốc độ

Sự linh hoạt

Phối hợp và cân bằng

 

Cường độ

Sức dẻo dai: %VO2, HR đỉnh hoặc %HRR

Sức mạnh: % 1RM, % 5RM, % HR đỉnh hoặc % HRR đối với tập luyện phối hợp

 

Chế độ tập luyện

Chuyển hóa

Hoạt động của cơ

Đẳng trương – đẳng trường

Động – tĩnh o Liên tục – ngắt quãng

Nhóm cơ lớn hay nhỏ

 

Thời gian

Chương trình tập luyện trong tuần/tháng

Số ngày huấn luyện mỗi tuần

Thời gian buổi huấn luyện mỗi ngày

Quãng thời gian huấn luyện trong mỗi giờ

HR: nhịp tim; HRR: nhịp tim dự trữ; RM: chỉ số sức mạnh tối đa; VO2: tiêu thụ oxy

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2 hoặc chu vi vòng eo >80 cm với nữ và >94 cm với nam), tập luyện đối kháng ≥3 lần/tuần, kết hợp với tập luyện trung bình nặng (ít nhất 30 phút, 5-7 ngày/tuần) được khuyến cáo nhằm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

I

A

Bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt, tập luyện đối kháng ≥3 lần/tuần kết hợp với tập luyện trung bình nặng (ít nhất 30 phút, 5-7 ngày/tuần) được khuyến cáo nhằm giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch.

I

A

Những bệnh nhân đái tháo đường, tập luyện đối kháng ≥3 lần/tuần kết hợp với tập luyện trung bình nặng (ít nhất 30 phút, 5-7 ngày/tuần) được khuyến cáo nhằm cải thiện tính nhạy cảm insulin và nguy cơ bệnh lý tim mạch tốt hơn

I

A

Những bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt nhưng có nguy cơ tim mạch cao và/hoặc tổn thương cơ quan đích, tập luyện kháng lực cường độ cao không được khuyến cáo

III

C

Bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát (HATT >160 mmHg) không được khuyến cáo tập luyện với cường độ cao cho đến khi huyết áp được kiểm soát

III

C

Người cao tuổi

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên khỏe mạnh và không có vấn đề sức khỏe làm giới hạn vận động được khuyến cáo tập luyện cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần.

I

A

Ở bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ té ngã, huấn luyện sức bền nhằm cải thiện khả năng cân bằng và phối hợp ít nhất 2 ngày/tuần được khuyến cáo.

I

B

Đánh giá lâm sàng đầy đủ bao gồm kiểm tra khả năng tập luyện tối đa nên được xem xét bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên có lối sống tĩnh tại mong muốn tham gia các hoạt động cường độ cao

IIa

B

Hoạt động cường độ cao hoặc rất cao liên tục bao gồm thể thao đối kháng có thể được cân nhắc ở những vận động viên lớn tuổi không triệu chứng (vận động viên chuyên nghiệp) có nguy cơ bệnh lý tim mạch trung bình hoặc thấp.

IIb

C

Những bệnh nhân hội chứng vành mạn không triệu chứng, được định nghĩa là bệnh động mạch vành không dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim dựa trên hình ảnh học chức năng hoặc test gắng sức thường quy, nên được cân nhắc tham gia tất cả các loại hình tập luyện bao gồm cả thể thao đối kháng dựa trên đánh giá từng bệnh nhân.

IIa

C

Những yếu tố xác định nguy cơ biến cố bất lợi trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao ở những bệnh nhân không triệu chứng có bệnh động mạch vành

Loại hình và mức độ thi đấu thể thao

Mức độ thể lực của bệnh nhân

Tình trạng nguy cơ tim mạch

Biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim liên quan đến gắng sức

Rối loạn nhịp do tập luyện

Bằng chứng rối loạn chức năng cơ tim

Những yếu tố nguy cơ cao biến cố tim mạch do tập luyện ở bệnh nhân bệnh động mạch vành do xơ vữa động mạch:

Hẹp mạch vành nặng, >70% nhánh chính hoặc >50% thân chung động mạch vành trái trên hình ảnh chụp mạch vành và/hoặc FFR

Phân suất tống máu thất trái nền ≤50% và bất thường vận động vùng

Thiếu máu cục bộ cơ tim khi làm test gắng sức tối đa

Nhịp nhanh thất ngắn, đa hình hoặc ngoại tâm thu thất thường xuyên xảy ra lúc nghỉ hoặc gắng sức tối đa

Hội chứng vành cấp ± PCI hoặc phẫu thuật tái tưới máu gần đây (

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Phân tầng nguy cơ biến cố bất lợi do tập luyện được khuyến cáo ở những bệnh nhân hội chứng vành mạn kéo dài đã biết trước khi đưa vào chương trình tập luyện.

I

C

Theo dõi và phân tầng nguy cơ thường xuyên đối với bệnh nhân hội chứng vành mạn được khuyến cáo.

I

B

Những bệnh nhân bệnh mạch vành có nguy cơ cao xuất hiện biến cố bất lợi được khuyến cáo quản lý theo hướng dẫn hội chứng vành mạn hiện hành

I

C

Hoạt động thể thao thi đấu hoặc giải trí (ngoại trừ vận động viên lớn tuổi và những môn thể thao có nhu cầu tim mạch cao) nên được cân nhắc ở những bệnh nhân nguy cơ thấp liên quan đến biến cố bất lợi do tập luyện

IIa

C

Tập luyện giải trí, dưới ngưỡng đau thắt ngực hoặc thiếu máu cục bộ có thể được cân nhắc ở bệnh nhân nguy cơ cao biến cố bất lợi do tập luyện, bao gồm những bệnh nhân thiếu máu cục bộ kéo dài

IIb

C

Thể thao thi đấu không được khuyến cáo ở những bệnh nhân nguy cơ cao biến cố bất lợi do tập luyện hoặc còn thiếu máu cục bộ, trừ những môn thể thao sử dụng kỹ năng được khuyến cáo

III

C

 

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Phục hồi chức năng tim dựa trên tập luyện được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân có bệnh mạch vành nhằm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện do tim

I

A

Trong giai đoạn khởi đầu, việc hỗ trợ tinh thần, tâm lý cũng như khuyến cáo dựa trên cá nhân hóa cách thức tiến hành các hoạt động thể lực về số lượng và cường độ nên được cân nhắc ở bện nhân có bệnh mạch vành

IIa

B

Tất cả hoạt động thể thao nên được xem xét điều chỉnh dựa trên độ đáp ứng tập luyện của từng đối tượng ở những bệnh nhân hội chứng vành mạn nguy cơ thấp

IIa

C

 

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Tham gia các môn thể thao thi đấu hoặc giải trí nên được cân nhắc ở những bệnh nhân có cầu cơ không triệu chứng, không gây thiếu máu cục bộ hoặc rối loạn nhịp thất trong quá trình thử nghiệm tập luyện tối đa

IIa

C

Thể thao thi đấu không được khuyến cáo ở những đối tượng có cầu cơ và thiếu máu cục bộ kéo dài hoặc rối loạn nhịp phức tạp trong quá trình thử nghiệm gắng sức tối đa

III

C

Suy tim

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Thảo luận thường xuyên về việc tham gia tập luyện và cung cấp chỉ định tập luyện cá nhân hóa được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân suy tim

I

A

Phục hồi chức năng tim dựa trên tập luyện được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân ổn định nhằm cải thiện khả năng tập luyện, chất lượng cuộc sống và giảm tuần suất tái nhập viện

I

A

Ngoài việc đánh giá tình trạng tim mạch hàng năm, đánh giá lâm sàng nên được cân nhắc khi cường độ tập luyện gia tăng

IIa

C

Hỗ trợ tinh thần và tâm lý cũng như khuyến cáo dựa trên cá nhân hóa cách thức tiến hành hoạt động thể lực về số lượng và cường độ nên được cân nhắc

IIa

C

Hoạt động thể thao giải trí cường độ từ thấp đến trung bình và tham gia vào chương trình tập luyện có cấu trúc có thể được cân nhắc ở bệnh nhân ổn định

IIb

C

Chương trình huấn lệnh ngắt quãng cường độ cao có thể được cân nhắc ở bệnh nhân nguy cơ thấp muốn trở lại tập luyện cường độ cao và phổi hợp những môn thể thao liên quan đến sức bền

IIb

C

 

Khuyếncáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Trước khi xem xét một hoạt động thể thao, khuyên cáo sơ bộ tối ưu hóa kiểm soát các yếu tố nguy cơ suy tim và điều trị bao gồm các thiết bị cấy ghép (nếu cần)

I

C

Tham gia vào hoạt động thể thao nên được cân nhắc ở những bệnh nhân suy tim nguy cơ thấp dựa trên việc đánh giá đầy đủ và loại trừ những chống chỉ định, trong điều kiện ổn định ít nhất 4 tuần, điều trị tối ưu và tình trạng chức năng NYHA I

IIa

C

Những môn thể thao không cạnh tranh (cường độ trung bình thấp), sử dụng kỹ năng, phối hợp hoặc sức bền có thể được cân nhắc cho những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu trung gian ổn định, không triệu chứng và được tối ưu hóa điều trị

IIb

C

Những môn thể thao cường độ cao, được điều chỉnh theo khả năng của từng bệnh nhân có thể được cân nhắc ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu trung gian ổn định, không triệu chứng, và được tối ưu hóa điều trị với khả năng tập luyện phù hợp với tuổi trên mức trung bình

IIb

C

Thể thao không cạnh tranh (cường độ thấp, liên quan đến kỹ năng) có thể được cân nhắc ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm được điều trị tối ưu

IIb

C

Thể thao cường độ cao và sức bền không được khuyến cáo ở bệnh nhân suy tim phân suất tổng máu giảm bất kể triệu chứng

III

C

Suy tim phân suất tống máu bảo tồn

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Tập luyện sức bền mức độ trung bình và đối kháng cùng với can thiệp lối sống và tối ưu hóa điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch (tăng huyết áp, đái tháo đường type 2) được khuyến cáo

I

C

Thể thao cạnh tranh có thể được cân nhắc ở bệnh nhân ổn định không có bất thường thử nghiệm gắng sức tối đa

IIb

C

Đối tượng ghép tim

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Tập luyện thường xuyên thông qua phục hồi chức năng tim, kết hợp tập luyên cường độ trung bình và bài tập đối kháng được khuyến cáo để trở về sinh lý bình thường như thời gian trước ghép, giảm nguy cơ tim mạch do các thuốc điều trị sau ghép và cải thiện kết cục lâm sàng

I

B

Tham gia thể thao giải trí (cường độ thấp) nên được cân nhắc và khuyến khích ở bệnh nhân ổn định không triệu chứng sau khi được điều trị tối ưu hóa

IIa

C

Bệnh nhân có thể được cân nhắc đủ điều kiện tham gia thể thao cạnh tranh cường độ trung bình thấp khi không có triệu chứng và thời gian theo dõi không xảy ra biến chứng

IIb

C

Rung nhĩ

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Tập luyên thể lực thường xuyên được khuyến cáo ngăn ngừa AF

I

A

Đánh giá và kiểm soát bệnh tim cấu trúc, rối loạn chức năng tuyến giáp, nghiện rượu và thuốc hoặc các bệnh lý khác liên quan đến AF được khuyến cáo trước khi đưa vào chương trình tập luyện

I

A

Đốt điện AF được khuyến cáo ở bệnh nhân tập luyện thể lực còn rung nhĩ tái phát, có triệu chứng và/hoặc những bệnh nhân không muốn sử dụng thuốc làm ảnh hưởng đến thành tích thể thao

I

B

 

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Tần số thất trong lúc tập luyện nên được xem xét (thông qua triệu chứng và/hoặc theo dõi ECG), và việc chuyển nhịp nên được đặt ra

IIa

C

Tham gia thể thao mà không có thuốc chống loạn nhịp nên được xem xét ở những bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc và ở bệnh nhân AF dung nạp tốt

IIa

C

Cắt đốt CTI nên được cân nhắc ở những đối tượng có bằng chứng cuồng nhĩ muốn tham gia tập luyện, nhằm ngăn cuồng nhĩ dẫn truyền nhĩ trất 1:1

IIa

C

Cắt đốt CTI dự phòng nhằm ngăn ngừa cuồng nhĩ nên được cân nhắc ở bệnh nhân rung nhĩ muốn tham gia tập luyện và được khởi đầu điều trị thuốc chống loạn nhịp nhóm I

IIa

C

 

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Sử dụng thuốc chống loạn nhịp nhóm I đơn thuần không có bằng chứng đủ để kiểm soát nhịp rung nhĩ/cuồng nhĩ trong quá trình tập luyện, không được khuyến cáo

III

C

Sau khi sử dụng viên thuốc flecainide hoặc propafenone, việc tham gia tập luyện thể thao không được khuyến cáo cho đến lúc gấp 2 lần thời

gian bán hủy của thuốc trôi qua (lên đến 2 ngày)

III

C

Những môn thể thao tiếp xúc trực tiếp hoặc dễ gây chấn thương không được khuyến cáo cho những bệnh nhân AF có sử dụng thuốc kháng đông

III

A

Svt – hội chứng wpw

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Những bệnh nhân hồi hộp trống ngực, đánh giá toàn diện nhằm loại trừ tiền kích thích, bệnh tim cấu trúc và rối loạn nhịp thất được khuyến cáo

I

B

Tham gia tất cả các hoạt động thể thao được khuyến cáo ở bệnh nhân PSVT không có tiền kích thích

I

C

Đốt điện đường dẫn truyền phụ được khuyến cáo ở những vận động viên tham gia thể thao cạnh tranh và giải trí có tiền kích thích và có bằng chứng rối loạn nhịp

I

C

Ở những vận động viên có tiền kích thích không triệu chứng, thăm dò EP được khuyến cáo nhằm đánh giá nguy cơ đột tử

I

B

Ở vận động viên có PSVT nhưng không có tiền kích thích, điều trị triệt để bằng đột điện nên được cân nhắc

IIa

C

Pvcs – nsvt

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Ở bệnh nhân tập luyện có ≥2 PVCs trên ECG cơ bản (hoặc ≥1 PVC trong trường hợp vận động viên sức bền cao) cần được đánh giá kỹ (bao gồm tiền căn gia đình) để loại trừ bệnh cấu trúc nền và tình trạng rối loạn nhịp di truyền được khuyến cáo

I

c

Những bệnh nhân PVCs thường xuyên và NSVT được khuyến cáo đánh giá kỹ bằng Holter và ECG 12 chuyển đạo, thử nghiệm tập luyện và hình ảnh học phù hợp

I

C

Tất cả các hoạt động thể thao cạnh tranh và giải trí được khuyến cáo cho phép với việc đánh giá lại định kỳ ở những bệnh nhân không có bệnh cấu trúc nền và tiền căn gia đình

I

C

Hội chứng qt dài

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Khuyến cáo tất cả bệnh nhân tập luyện có LQTS với triệu chứng trước đó hoặc QTc kéo dài được điều trị với chẹn beta ở liều mục tiêu

I

B

Khuyến cáo những bệnh nhân tập luyện có LQTS nên tránh những thuốc làm kéo dài QT và mất cân bằng điện giải như hạ kali máu và hạ magie máu

I

B

Chia sẻ quyết định nên được cân nhắc về việc tham gia tập luyện ở những bệnh nhân LQTS có kiểu gen dương tính/kiểu hình âm tính (ví dụ

IIa

C

Tham gia thể thao giải trí cường độ cao hoặc thể thao cạnh tranh, bất kể sử dụng chẹn beta, không được khuyến cáo ở bệnh nhân QTc >500 ms hoặc LQTS xác định bằng gen với QTc ≥470 ms ở nam hoặc ≥480 ms ở nữ

III

B

Tham gia thể thao đối kháng (có hoặc không có ICD) không được khuyến cáo ở bệnh nhân LQTS có tiền căn ngừng tim hoặc ngất do rối loạn nhịp

III

C

Hội chứng qt dài

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Khuyến cáo tất cả bệnh nhân tập luyện có LQTS với triệu chứng trước đó hoặc QTc kéo dài được điều trị với chẹn beta ở liều mục tiêu

I

B

Khuyến cáo những bệnh nhân tập luyện có LQTS nên tránh những thuốc làm kéo dài QT và mất cân bằng điện giải như hạ kali máu và hạ magie máu

I

B

Chia sẻ quyết định nên được cân nhắn về việc tham gia tập luyện ở những bệnh nhân LQTS có kiểu gen dương tính/kiểu hình âm tính (ví dụ

IIa

C

Tham gia thể thao giải trí cường độ cao hoặc thể thao cạnh tranh, bất kể sử dụng chẹn beta, không được khuyến cáo ở bệnh nhân QTc >500 ms hoặc LQTS xác định bằng gen với QTc ≥470 ms ở nam hoặc ≥480 ms ở nữ

III

B

Tham gia thể thao đối kháng (có hoặc không có ICD) không được khuyến cáo ở bệnh nhân LQTS có tiền căn ngừng tim hoặc ngất do rối loạn nhịp

III

C

Hội chứng brugada

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Cấy ICD được khuyến cáo ở bệnh nhân BrS có cơn ngất do rối loạn nhịp và/hoặc đột tử do tim

I

C

Sau khi cấy ICD, trở lại tham gia thể thao giải trí hoặc đối kháng nên được cân nhắc sau ở những bệnh nhân chưa có rối loạn nhịp tái phát trên 3 tháng sau khi cấy ICD

IIa

C

Bệnh nhân BrS không triệu chứng, mang đột biến không triệu chứng và những vận động viên không triệu chứng chỉ biểu hiện trên ECG, tham gia các hoạt động thể thao không liên quan đến tăng nhiệt độ >390C được cân nhắc

IIb

C

Chỉ định thuốc có thể làm trầm trọng BrS, bất thường điện giải và hoạt động thể thao làm tăng nhiệt độ lõi >390C không được khuyến cáo ở những bệnh nhân BrS rõ ràng hoặc mang đột biến kiểu hình âm tính

III

C

Sau khi cấy thiết bị hỗ trợ

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Khuyến cáo bệnh nhân được cấy thiết bị có hoặc không có tái đồng bộ và bệnh nền tuân theo các khuyến cáo liên quan đến bệnh nền

I

B

Việc tham gia các môn thể thao và tập luyện (trừ các môn thể thao có va chạm) nên được cân nhắc ở những bệnh nhân được điều trị đặt máy tạo nhịp không có cơ chất bệnh lý liên quan đến các rối loạn nhịp gây tử vong

IIa

C

Phòng ngừa ảnh hưởng trực tiếp đến thiết bị cấy ghép bằng cách điều chỉnh dây và/hoặc thiết bị cấy ghép, hoặc hạn chế các môn thể thao tác động trực tiếp nên được cân nhắc

Iia

C

Ghi nhận holter và phân tích thông số trong và sau khi tập luyện nên được cân nhắc cho phép điều chỉnh các chỉ số tạo nhịp đáp ứng với tần số thích hợp, loại trừ ức chế điện cơ và điện từ cũng như phát hiện các rối loạn nhịp thất

IIa

C

 

Khuyến cáo

Khuyến cáo

Chứng cứ

Việc quyết định chung nên được xem xét trong các quyết định liên quan đến việc tiếp tục cường độ hoặc tham gia các môn thể thao cạnh tranh ở bệnh nhân có ICD, tính đến những ảnh hưởng của thể thao đối với chất nền, thực tế các môn thể thao cường độ cao sẽ kích hoạt những nhát sốc thích hợp và không thích hợp, gây ảnh hưởng đến tâm lý của những nhát sốc đối với bệnh nhân/vận động viên, và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến bên thứ ba

IIa

C

ICD không được khuyến cáo thay thế cho các khuyến cáo liên quan đến bệnh bắt buộc phải hạn chết tập luyện thể thao (nghĩa là cho dù có đặt ICD thì vẫn không được tham gia tập luyện thể thao)

III

C