Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

Định nghĩa

Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển có hoặc không kết hợp với xơ hóa màng phổi, do hít phải bụi amiăng trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Bụi amiăng trong không khí môi trường lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;

Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;

Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;

Làm cách nhiệt bằng amiăng;

Áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt;

Sản xuất, sửa chữa, xử lý tấm lợp amiăng – ximăng, các gioăng bằng amiăng và cao su; má phanh bằng amiăng; bìa các-tông và giấy có amiăng;

Sản xuất phân lân, thợ sửa chữa ô tô, xe máy;

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với amiăng.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Nồng độ bụi amiăng trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

Cấp tính: 3 tháng;

Tiến triển nhanh: 2 năm;

Mạn tính: 5 năm.

Thời gian bảo đảm

Không có thời hạn.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Có thể có các triệu chứng sau đây:

Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường xuyên;

Đau ngực, cử động lồng ngực giới hạn;

Nghe phổi: Ran nổ.

Cận lâm sàng

Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi thẳng tư thế sau trước

Có hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ không tròn đều ký hiệu s, t, u hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C (theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011);

Có thể có: Hình ảnh mảng màng phổi có hoặc không có vôi hóa; Dày màng phổi; Xẹp phổi tròn (ít gặp); tràn khí màng phổi (ít gặp);

Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có): Rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hạn chế hoặc hỗn hợp;

Chụp CT scanner phổi khi cần thiết.

Tiến triển, biến chứng:

Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính;

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

Tâm phế mạn (Suy tim do bệnh phổi mạn tính);

Tràn khí màng phổi tự phát;

Ung thư phổi, phế quản;

Ung thư trung biểu mô (mesothelioma).

Bệnh kết hợp

Bệnh lao phổi.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Sarcoidosis;

Bệnh hệ thống tạo keo;

Ung thư phổi thứ phát;

Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);

Viêm phổi quá mẫn;

Các bệnh phổi kẽ khác.

Hướng dẫn giám định

Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Tổn thương trên phim Xquang phổi thẳng (*)

 

1.1.

Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với thể s, t, u trên phim mẫu ILO 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011)

 

1.1.1.

Thể 0/1s; 0/1t; 0/1u 

15

1.1.2.

Thể 1/0s; 1/0t

31

1.1.3.

Thể 1/0u; 1/1s; 1/1t 

41

1.1.4.

Thể 1/1u; 1/2s; 1/2t 

45

1.1.5.

Thể 1/2u; 2/2s; 2/2t 

51

1.1.6.

Thể 2/2u; 2/3s; 2/3t 

55

1.1.7.

Thể 2/3u; 3/3s; 3/3t 

61

1.1.8.

Thể 3/3u; 3/+s; 3/+t 

65

1.2.

Hình ảnh đám mờ lớn – Xơ hóa khối

 

1.2.1.

Thể A 

65

1.2.2.

Thể B 

71

1.2.3.

Thể C

81

2.

Tổn thương màng phổi (Hình ảnh trên phim X-quang phổi thẳng – có so sánh phim mẫu ILO 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011) (*)

 

2.1.

Dầy màng phổi khu trú/mảng màng phổi có hoặc không có can xi hóa màng phổi

 

2.1.1.

Độ dày dưới 5mm (Ký hiệu = a trên phim mẫu ILO – 2000)

25

2.1.2.

Độ dày từ 5 mm đến 10 mm (Ký hiệu = b trên phim mẫu ILO – 2000)

31

2.1.3.

Độ dày trên 10 mm (Ký hiệu = c trên phim mẫu ILO – 2000)

51

2.2.

Bất thường hoặc tù góc sườn hoành một bên

25

2.3.

Dày màng phổi lan tỏa – có hoặc không có can xi hóa màng phổi

 

2.3.1.

Tổng đường kính dưới 2cm

25

2.3.2.

Tổng đường kính từ 2cm đến 10cm

35

2.3.3.

Tổng đường kính trên 10cm

45

 

Lưu ý: Các tổn thương tại Mục 1 (Chỉ tính khi có tổn thương nhu mô phổi từ thể 1/0 trở lên) hoặc Mục 2 nếu có rối loạn thông khí thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng quy định tại Mục 4

 

3.

Tràn khí màng phổi

 

3.1.

Điều trị tốt không để lại di chứng

0

3.2.

Tràn khí màng phổi tái phát phải điều trị không để lại di chứng

6 – 10

3.3.

Tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi

 

3.3.1.

Diện tích dưới một nửa phế trường

21 – 25

3.3.2.

Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở 1 bên

26 – 30

3.3.3.

Diện tích dưới một nửa phế trường ở 2 bên

31 – 35

3.3.4.

Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở 2 bên

36 – 40

3.4.

Tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 3.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 4. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

4.

Rối loạn thông khí phổi

 

4.1.

Mức độ nhẹ

11 – 15

4.2.

Mức độ trung bình

16 – 20

4.3.

Mức độ nặng và rất nặng

31 – 35

5.

Tâm phế mạn

 

5.1.

Mức độ 1

16 – 20

5.2.

Mức độ 2

31 – 35

5.3.

Mức độ 3

51 – 55

5.4.

Mức độ 4

81

6.

Bệnh kết hợp (lao phổi)

 

6.1.

Đáp ứng điều trị

 

6.1.1.

Không tái phát, không di chứng 

11 – 15

6.1.2.

Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc không kèm theo vôi hóa)

36 – 40

6.1.3.

Có tái phát, không để lại di chứng 

46 – 50

6.2.

Điều trị không có kết quả (thất bại điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể

61 – 65

6.3.

Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2 và có biến chứng, di chứng khác tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc xẹp phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

6.4.

Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng lùi tỷ lệ Mục 6.1; Mục 6.2; Mục 6.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại Mục 6.5

 

6.5.

Mổ cắt phổi

 

6.5.1.

Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)

21 – 25

6.5.2.

Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên

31 – 35

6.5.3.

Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi

56 – 60

6.6.

Bệnh tật như Mục 6.1; 6.2; 6.3; 6.4 và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại thông tư này

 

7.

Ung thư phổi, phế quản

 

7.1.

Chưa phẫu thuật

 

7.1.1.

Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi

61 – 65

7.1.2.

Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi

71 – 75

7.1.3.

Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi hoặc tâm phế mạn

81 – 85

7.1.4.

Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn hoặc biến chứng được quy định tại Bảng 2 Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

7.2.

Điều trị phẫu thuật:

 

7.2.1.

Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng)

61 – 65

7.2.2.

Kết quả không tốt

81 – 85

8.

Ung thư trung biểu mô: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định tại Phụ lục 34 của thông tư này

 

9.

Với đối tượng dưới 25 tuổi (có thể bệnh từ 1/0 trở lên hoặc có độ dày màng phổi từ 5mm trở lên) được cộng lùi 5% – 10% vào tỷ lệ chung của suy giảm khả năng lao động

 

(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X-quang phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.