Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

Định nghĩa

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là bệnh phổi đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp xúc với bụi bông, đay, gai và lanh trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Bụi bông, đay, lanh, gai trong không khí môi trường lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Trồng, thu hoạch và chế biến bông, đay, lanh, gai;

Sản xuất sợi, chỉ, dệt vải, may mặc (kể cả bông nhân tạo);

Nghề, công việc tiếp xúc với bụi bông, đay, lanh, gai.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Bệnh bụi phổi bông cấp tính

Nồng độ bụi bông trong môi trường lao động vượt quá 0,2 mg/m3 không khí.

Bệnh bụi phổi bông mạn tính

Nồng độ bụi bông trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

2 giờ đối với trường hợp cấp tính;

5 năm đối với trường hợp mạn tính.

Thời gian bảo đảm

Cấp tính: 48 giờ

Mạn tính: 5 năm.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Triệu chứng đau tức ngực và khó thở vào xuất hiện vào ngày đầu tiên trong tuần làm việc và có thể ở các ngày tiếp theo trong tuần; và có thể có:

Thở khò khè;

Ho.

Cận lâm sàng

Chức năng hô hấp:

Thể cấp tính: FEV1 sau ca làm việc giảm ≥ 5% so với trước ca;

Thể mạn tính: FEV1

Thử nghiệm lẩy da: dương tính với bụi bông;

Làm nghiệm pháp (Test) phục hồi phế quản.

Phân loại bệnh bụi phổi bông

Phân loại

Triệu chứng

Mức 0

Không có triệu chứng.

Bệnh bụi phổi bông

 

Mức B1

Đau tức ngực, hoặc khó thở trong phần lớn thời gian của ngày làm việc đầu tiên trong tuần.

Mức B2

Đau tức ngực hoặc khó thở trong phần lớn thời gian của ngày làm việc đầu tiên trong tuần và những ngày tiếp theo trong tuần.

Kích ứng đường hô hấp

 

Kích ứng mức 1

Ho khi tiếp xúc với bụi bông

Kích ứng mức 2

Thường xuyên khạc đờm (hầu hết trong các ngày trong 3 tháng của năm) thường xuất hiện và tăng lên khi tiếp xúc với bụi bông

Kích ứng mức 3

Thường xuyên khạc đờm hoặc tình trạng xấu đi khi tiếp xúc với bụi bông cùng với các triệu chứng tức ngực hoặc tồn tại ít nhất 2 năm

Chức năng hô hấp

 

Biến đổi cấp tính trong ca làm việc

 

Không có biến đổi

Biến đổi FEV1 dưới 5% trong ca làm việc

Biến đổi ít

Giảm FEV1 ở mức 5-10% trong ca làm việc

Biến đổi trung bình

Giảm FEV1 ở mức 10-20% trong ca làm việc

Biến đổi nhiều

Giảm FEV1 ở mức trên 20% trong ca làm việc

Biến đổi mạn tính

 

Không có biến đổi

FEV1 ≥ 80% giá trị lý thuyết

Biến đổi ít và trung bình

FEV1 từ 60-79% giá trị lý thuyết

Biến đổi nhiều

FEV1

Tiến triển, biến chứng

Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính;

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

Tâm phế mạn (suy tim do bệnh phổi mạn tính).

Chẩn đoán phân biệt

Hen phế quản;

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do nguyên nhân khác;

Viêm phế quản do nguyên nhân khác.

Hướng dẫn, tiêu chuẩn giám định

Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Bệnh bụi bông nghề nghiệp

 

1.1.

Hồi phục hoàn toàn sau Test phục hồi phế quản

11 – 15

1.2.

Hồi phục không hoàn toàn sau Test phục hồi phế quản

21 – 25

1.3.

Không hồi phục sau Test phục hồi phế quản

31 – 35

1.4.

Bệnh ở Mục 1.1; Mục 1.2; Mục 1.3, có rối loạn thông khí tùy theo mức độ tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi được quy định ở Mục 2

 

2.

Rối loạn thông khí phổi (*)

 

2.1.

Mức độ nhẹ

11 – 15

2.2.

Mức độ trung bình

16 – 20

2.3.

Mức độ nặng và rất nặng

31 – 35

3.

Tâm phế mạn

 

3.1.

Mức độ 1

16 – 20

3.2.

Mức độ 2

31 – 35

3.3.

Mức độ 3

51 – 55

3.4.

Mức độ 4

81

(*) Áp dụng mức độ rối loạn thông khí phổi của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).