Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

Định nghĩa

Bệnh tổn thương cột sống thắt lưng do rung cơ học toàn thân trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Rung cơ học tác động toàn thân trong quá trình lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Lái xe có trọng tải lớn;

Điều khiển máy thi công cơ giới như máy kéo, máy đào, máy xúc, xe nâng, xe lu;

Vận hành máy móc và thiết bị công nghiệp: giàn cần cẩu, máy nghiền, giàn khoan dầu khí;

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với rung cơ học tác động toàn thân.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Gia tốc hoặc vận tốc rung vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

5 năm.

Thời gian bảo đảm

6 tháng.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Toàn thân

Có thể có: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh thực vật.

Biểu hiện đau thắt lưng

Có thể có:

Mức độ đau thắt lưng: Rất đau (đau khó chịu vùng thắt lưng, đi lại sinh hoạt bị hạn chế, cần người khác giúp đỡ);

Tần số đau thắt lưng: Xuất hiện nhiều hơn 5 lần/năm;

Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng: Từ 15 ngày trở lên trong một năm;

Dấu hiệu Lasègue: Dương tính;

Điểm đau Valleix: Dương tính;

Nghiệm pháp SchÖber (đo độ giãn cột sống thắt lưng): Dương tính.

Các triệu chứng khác có thể có

Ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, đau vùng thượng vị;

Tiểu buốt, dắt, bí tiểu, nước tiểu đục, đỏ.

Cận lâm sàng

X – quang cột sống thắt lưng thẳng – nghiêng, ct scanner hoặc mri (nếu cần)

Các hình ảnh có thể gặp: Đốt sống lõm hình thấu kính; xẹp, lún đốt sống, đĩa đệm, biến dạng hình thang ở một trong các đốt sống thắt lưng có thể gây thoát vị đĩa đệm L2-3; L3-4; L4-5; L5-S1.

Các xét nghiệm khác

Nội soi dạ dày (nếu cần);

Siêu âm ổ bụng và hệ thận tiết niệu (nếu cần).

Chẩn đoán phân biệt

Tổn thương cột sống thắt lưng do các nguyên nhân bẩm sinh, chấn thương hay bệnh lý cột sống khác.

Hướng dẫn giám định

TT

Mức độ tổn thương – Dấu hiệu đánh giá

Tỷ lệ (%)

1.

Đau thắt lưng

11 – 15

1.1.

Mức độ 1:

Rất đau (đau khó chịu vùng thắt lưng, đi lại sinh hoạt bị hạn chế, cần người khác giúp đỡ).

Xuất hiện 5 lần trong một năm.

Phải nghỉ việc trung bình trên 15 ngày trong một năm.

d) Nghiệm pháp SchÖber (dương tính) và nhỏ hơn hoặc bằng 3cm.

 

1.2.

Mức độ 2

Đau bất động (đau không dám thay đổi tư thế, kiểu đau thần kinh tọa – lan xuống gối) hoặc đau dữ dội (nằm yên vẫn đau).

Xuất hiện liên tục.

Nghỉ việc trung bình trên 30 ngày trong một năm.

d) Nghiệm pháp SchÖber (dương tính) và nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm.

16 – 20

2.

Có hình ảnh tổn thương thân đốt sống thắt lưng:

Thoái hóa, hoặc lõm thấu kính hoặc hình thang hoặc xẹp, hoặc lún thân đốt sống, (trong độ tuổi Nam

 

2.1.

Thoái hóa cột sống

 

2.1.1.

Thoái hóa một đến hai đốt sống

 

2.1.1.1.

Mức độ nhẹ (Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có biểu hiện rõ trên phim Xquang)

1 – 3

2.1.1.2.

Mức độ vừa (Phim Xquang có hình ảnh: phì đại xương hoặc gai xương ở rìa khớp hoặc hẹp khe khớp không đồng đều hoặc đậm đặc xương dưới sụn)

6 – 10

2.1.1.3.

Mức độ nặng (Phim Xquang có hình ảnh như mục 2.1.1.2 và có tổn thương như: hốc ở đầu xương hoặc hẹp lỗ liên hợp)

16 – 20

2.1.2.

Thoái hóa từ ba đốt sống trở lên

 

2.1.2.1.

Mức độ nhẹ

6 – 10

2.1.2.2.

Mức độ vừa

16 – 20

2.1.2.3.

Mức độ nặng

26 – 30

2.2.

Lún, xẹp thân đốt sống

 

2.2.1.

Ở một thân đốt sống

 

2.2.1.1.

Một phần thân đốt sống

16 – 20

2.2.1.2.

Cả thân đốt sống

21 – 25

2.2.2.

Hai thân đốt sống

26 – 30

2.2.3.

Ba thân đốt sống

36 – 40

2.2.4.

Trên ba thân đốt sống

41 – 45

3.

Thoát vị đĩa đệm

 

3.1.

Thoát vị đĩa đệm không gây hẹp ống sống

 

3.1.1.

Một ổ

5 – 9

3.1.2.

Hai ổ

11 – 15

3.1.3.

Từ ba ổ trở lên

21 – 25

3.2.

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, lỗ đốt sống, chưa tổn thương thần kinh

 

3.2.1.

Một ổ

11 – 15

3.2.2.

Hai ổ

21 – 25

3.2.3.

Từ ba ổ trở lên

31 – 35

3.3.

Thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật:

 

3.3.1.

Mổ một ổ

21 – 25

3.3.2.

Mổ hai ổ

31 – 35

3.3.3.

Mổ ba ổ

36 – 40

4.

Tổn thương cột sống thắt lưng gây chèn ép thần kinh tương ứng với vị trí tổn thương:

Áp dụng tỷ lệ tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.