Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh phóng xạ nghề nghiệp

Định nghĩa bệnh

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp là bệnh phát sinh do cơ thể người lao động bị chiếu xạ quá liều trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Bức xạ ion hóa trong môi trường lao động, bao gồm: photon (tia X, tia gamma), hạt điện tử, nơtron, proton, các hạt anpha, các mảnh phân hạch, các ion nặng và các Muon, các Pion tích điện.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Tiến hành công việc bức xạ

Sản xuất chất phóng xạ:

Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;

Sử dụng phóng xạ:

Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;

Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;

Trong y tế:

Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch);

Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);

Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;

Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí

Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Chiếu xạ cấp tính

Chiếu xạ toàn thân hay phần lớn cơ thể: liều hấp thụ ≥ 1Gy với tia X và tia gamma và ≥ 0,3 Gy với nơtron;

Chiếu xạ cục bộ ở da, xương gây viêm cấp, bỏng: liều hấp thụ ≥ 3 Gy.

Chiếu xạ mạn tính (liều nhỏ, kéo dài)

Liều hiệu dụng toàn thân:

Trên 20 mSv/năm, tính trung bình trong 5 năm;

Trên 50 mSv cho 1 năm bất kỳ.

Liều tương đương với thể thủy tinh của mắt:

Trên 20 mSv/năm, tính trung bình trong 5 năm;

Trên 50 mSv cho 1 năm bất kỳ.

Liều tương đương đối với chân, tay và da: trên 500 mSV/năm.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

2 phút với tổn thương phóng xạ cấp tính.

6 tháng với tổn thương phóng xạ mạn tính.

Thời gian bảo đảm

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp cấp tính:

2 tháng.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp mạn tính:

Giảm tế bào máu ngoại vi: 1 năm;

Tổn thương da, mắt: 5 năm;

Ung thư da: 15 năm;

Hoại tử xương, suy tủy, bệnh bạch cầu, ung thư phổi: 30 năm;

Ung thư xương: 50 năm.

Chẩn đoán

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp cấp tính do bị chiếu xạ ngoài

Tùy theo mức liều hấp thu khi bị chiếu xạ, có thể gặp các thể bệnh sau:

Thể tủy xương

Lâm sàng, cận lâm sàng

Bệnh diễn biến qua 4 thời kỳ và từng thời kỳ có thể có các triệu chứng sau:

Thời kỳ phản ứng đầu tiên:

Lâm sàng: sau vài phút đến vài giờ xuất hiện buồn nôn, nôn, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, chóng mặt, ăn không ngon, sốt;

Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu trung tính, giảm nhẹ bạch cầu lympho (

Tùy theo liều chiếu, thời kỳ này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Thời kỳ tiềm ẩn:

Lâm sàng: triệu chứng ban đầu giảm dần;

Xét nghiệm máu: bạch cầu trung tính giảm, bạch cầu lympho tiếp tục giảm. Có thể cả hồng cầu, tiểu cầu cùng bắt đầu giảm;

Thời gian kéo dài của thời kỳ tiềm ẩn tùy theo mức độ bệnh: mức độ nhẹ thời kỳ này có thể kéo dài 4-5 tuần, mức độ bệnh càng nặng thì thời kỳ này càng ngắn, mức độ rất nặng có thể không có thời kỳ này (>10Gy).

Thời kỳ toàn phát:

Hội chứng thiếu máu, chảy máu tương ứng với mức độ giảm hồng cầu, huyết sắc tố, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, và giảm bạch cầu;

Nhiễm độc toàn thân, rối loạn tiêu hóa, rối loạn miễn dịch, rối loạn dinh dưỡng, biến chứng nhiễm khuẩn, suy nhược;

Trường hợp vừa và nặng có thể tử vong.

Thời kỳ hồi phục:

Hết sốt, tình trạng chung của cơ thể khá dần lên, số lượng tế bào máu dần hồi phục.

Các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, huyết đồ, tủy đồ, xét nghiệm nhiễm sắc thể

Biến chứng: có thể có biến chứng suy tủy, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu, ung thư.

Mức độ bệnh:

Phân loại mức độ theo liều hấp thụ phóng xạ

Mức độ nhẹ: 1 – 2 Gy;

Mức độ vừa: > 2 – 4 Gy;

Mức độ nặng: > 4 – 6 Gy;

Mức độ rất nặng: > 6 Gy.

Các dấu hiệu sớm của bệnh phóng xạ nghề nghiệp cấp tính thể tủy xương

Triệu chứng

Mức độ bệnh phóng xạ theo liều hấp thụ

Nhẹ
(1 – 2 Gy)

Vừa
(>2 – 4 Gy)

Nặng
(>4 – 6 Gy)

Rất nặng
(> 6 Gy)

Nôn

Không hoặc sau 3 giờ

Nhiều lần, sau 1 – 2 giờ

Nhiều lần, sau 0,5 – 1 giờ

Liên tục rất nhiều lần, sau 10 – 30 phút

Ỉa chảy

Không

Không

Nhẹ

Nặng

Mệt mỏi

Không hoặc nhẹ

Nhẹ

Rõ rệt

Rất mệt

Đau đầu

Không hoặc rất nhẹ

Nhẹ – liên tục

Từng cơn, rất đau

Rất đau, liên tục

Ý thức

Rõ ràng

Rõ ràng

Rõ ràng

Có thể lẫn

Nhiệt độ cơ thể

Bình thường

Hơi tăng

Tăng rõ

Đến 39°C

Xung huyết da và củng mạc mắt

Không

Chưa rõ

Rõ nét

Rất rõ

Số lượng bạch cầu lympho (G/L) ở giờ thứ 6 sau chiếu xạ

0,8 – 1,5

0,5 –

0,3 –

Các thể khác:

Thể dạ dày – ruột (liều hấp thụ 15-20 Gy),

Triệu chứng bệnh chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hóa, biểu hiện nôn liên tục, chán ăn, phân lỏng, chảy máu đường tiêu hóa. Bệnh nhân chết do trụy tim mạch ở ngày thứ 5 – 10 sau khi bị chiếu xạ.

Xét nghiệm: số lượng bạch cầu giảm nhiều, rối loạn điện giải.

Thể nhiễm độc và thể não (liều hấp thụ > 20 Gy):

Bệnh nhân xuất hiện rung cơ, hội chứng màng não, rối loạn định hướng và thăng bằng, giật nhãn cầu, những cơn co giật toàn thân với hiện tượng ngừng thở, mất ý thức. Tử vong do liệt trung khu hô hấp, trụy tim mạch sau 24 – 48 giờ, thậm chí vài phút, vài giờ sau chiếu xạ.

Bệnh da nghề nghiệp cấp tính do phóng xạ

Lâm sàng, cận lâm sàng:

Lâm sàng

Viêm da nhẹ (bỏng độ I – liều 3 Gy):

Rụng lông, tóc và tróc vảy da. Sau 3 tháng trở lại bình thường.

Ban đỏ (bỏng độ II – liều 8 Gy):

Lúc đầu da phù nề tại chỗ, ngứa và nóng, sau 2 tuần xuất hiện ban đỏ và rụng lông, sau 3 tháng, lông tóc mọc lại, màu sắc da trở lại bình thường.

Viêm da mức độ vừa (bỏng độ III – liều 15 Gy):

Lúc đầu da nề, nóng, ngứa tại chỗ. Sau 6 đến 10 ngày xuất hiện nốt phỏng chứa dịch màu vàng, dễ bị nhiễm khuẩn.

Viêm da mức độ nặng (bỏng độ IV, V – liều ≥ 25 Gy):

Sau 2 – 4 ngày xuất hiện thay đổi màu da tại chỗ, sau đó là nốt phỏng, hoại tử da, viêm loét da kéo dài phải ghép da, có thể hoại tử xương phải cắt cụt. Thời kỳ hồi phục kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm.

Với mức độ vừa, nặng nếu bị chiếu diện rộng trên da còn có thể có triệu chứng toàn thân nặng như bệnh phóng xạ cấp tính do chiếu ngoài.

Cận lâm sàng:

Các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, huyết đồ

Xét nghiệm nhiễm sắc thể (hình ảnh nhiễm sắc thể 2 tâm động, vòng xuyến, mảnh đứt gãy) nếu cần.

Biến chứng:

có thể có biến chứng muộn: sẹo bỏng, hoại tử xương phải cắt cụt, ung thư da.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp cấp tính do nhiễm xạ trong

Lâm sàng, cận lâm sàng

Bệnh thường diễn biến theo 3 thời kỳ:

Thời kỳ tiềm ẩn:

Kéo dài bao lâu tùy theo mức độ nhiễm xạ;

Lâm sàng (cuối thời kỳ này): mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa;

Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu đơn nhân, công thức bạch cầu chuyển trái.

Thời kỳ toàn phát:

Lâm sàng: mệt mỏi, chán ăn, nôn nhiều, tiêu chảy dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, thiểu niệu. Nhiệt độ bình thường hoặc hơi giảm. Thường bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp;

Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái mạnh, có thể xuất hiện bạch cầu non, bạch cầu đơn nhân tăng. Hồng cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu chỉ giảm khi bệnh nặng, kéo dài.

Thời kỳ hồi phục: Toàn trạng khá dần lên, xét nghiệm máu dần trở lại bình thường.

Các xét nghiệm cần thiết:

Công thức máu; huyết đồ; tủy đồ, xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần);

Đo hoạt độ phóng xạ trong phân, nước tiểu, máu; đo suất liều phóng xạ trên toàn bộ bề mặt cơ thể bằng máy đo suất liều đa kênh; ghi hình phóng xạ toàn thân khi nghi bị nhiễm đồng vị phóng xạ phát tia gamma liều cao; đo liều phóng xạ toàn thân.

Biến chứng:

có thể có biến chứng muộn: suy tủy, suy tuyến giáp, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp mạn tính

Lâm sàng, cận lâm sàng

Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chán ăn, mệt mỏi, tâm căn suy nhược, rối loạn thần kinh thực vật, giảm bạch cầu (

Giai đoạn 2: Thể trạng chung sút giảm, tâm căn suy nhược, rối loạn thần kinh thực vật nặng lên; suy dinh dưỡng; có thể giảm 2 hoặc cả 3 dòng tế bào máu ngoại vi cũng như trong tủy xương kèm theo hội chứng chảy máu, thiếu máu và nhiễm khuẩn. Bệnh có thể hồi phục nhưng không hoàn toàn.

Trong trường hợp nhiễm xạ trong: Số lượng bạch cầu giảm hoặc tăng, công thức bạch cầu chuyển trái; số lượng hồng cầu tăng hoặc giảm bất thường, hồng cầu lưới tăng

Giai đoạn 3: triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm đều nặng lên. Toàn thân suy kiệt. Bệnh thường không hồi phục.

Các xét nghiệm:

Các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, huyết đồ, tủy đồ;

Xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần): hình ảnh nhiễm sắc thể 2 tâm động, vòng xuyến, mảnh đứt gãy.

Biến chứng:

có thể có biến chứng muộn: suy tủy, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu, ung thư.

Viêm da nghề nghiệp mạn tính, bệnh mắt nghề nghiệp do phóng xạ

Lâm sàng

Viêm da mạn tính: xung huyết, dị cảm, đau, ngứa, khô da, nứt nẻ da, dày sừng, loét da, loạn dưỡng móng tay. Có thể có biến chứng ung thư da;

Viêm kết mạc, bờ mi mạn tính;

Viêm giác mạc mạn tính: giảm thị lực;

Đục thể thủy tinh: giảm thị lực, đục thể thủy tinh các mức độ khác nhau.

Cận lâm sàng:

Công thức máu; huyết đồ; tủy đồ (nếu cần); xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần).

Bệnh kết hợp

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp cấp tính kết hợp với các tổn thương khác (bỏng, chấn thương, vết thương, nhiễm độc).

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt các tổn thương trong bệnh phóng xạ nghề nghiệp với các tổn thương tương tự không phải do bức xạ ion hóa gây nên;

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh phóng xạ không phải nguyên nhân do nghề nghiệp.

Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Tổn thương da

 

1.1.

Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

 

1.1.1.

Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

 

1.1.1.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.1.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.1.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.1.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.1.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.1.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.1.2.

Vùng lưng – ngực – bụng

 

1.1.1.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.1.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.1.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.1.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.1.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.1.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.1.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 – 30

1.1.1.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.1.1.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.1.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.1.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.1.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.1.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.2.

Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

 

1.1.2.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.2.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.1.2.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.2.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

1.1.2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.2.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

1.1.2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

1.1.2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.1.2.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.1.2.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.3.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

1.1.3.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.3.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.3.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.3.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.3.1.5.

Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 – 30

1.1.3.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

1.1.3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.1.3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.3.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 – 30

1.1.3.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

1.1.3.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.1.3.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.3.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 – 30

1.2.

Sẹo bỏng do phóng xạ, loét da

 

1.2.1.

Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

 

1.2.1.1.

Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: mỗi 5% diện tích cơ thể tương ứng với tỷ lệ

3

1.2.1.2.

Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.1.3.

Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên

16 – 20

1.2.1.4.

Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ

2

1.2.2.

Sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ

 

1.2.2.1.

Sẹo vùng Đầu – Mặt – Cổ

 

1.2.2.1.1.

Sẹo vùng da đầu có tóc

 

1.2.2.1.1.1

Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2cm.

3 – 5

1.2.2.1.1.2

Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5cm

7 – 9

1.2.2.1.1.3

Bỏng nửa da dầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau bỏng kèm theo di chứng đau đầu.

26 – 30

1.2.2.1.1.4

Bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại dược phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu

31 – 35

1.2.2.1.2.

Sẹo vùng mặt

 

1.2.2.1.2.1

Sẹo đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ

11 – 15

1.2.2.1.2.2

Sẹo đường kính 5cm đến 10cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ

21 – 25

1.2.2.1.2.3

Sẹo đường kính trên 10cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ

31 – 35

1.2.2.1.3.

Sẹo vùng cổ

 

1.2.2.1.3.1

Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngứa hoặc quay cổ

5 – 9

1.2.2.1.3.2

Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ

11 – 15

1.2.2.1.3.3

Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm – cổ – ngực) mất ngửa, quay cổ

21 – 25

 

Ghi chú: Người lao động làm nghề hoặc công việc như: diễn viên, giáo viên, phải giao tiếp với khách hàng, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình tỷ lệ được cộng lùi 5 – 10%

 

1.2.2.2.

Sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại

 

1.2.2.2.1.

Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.2.2.2.

Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.2.2.3.

Diện tích sẹo từ 12% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

1.2.2.2.4.

Diện tích sẹo từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

1.2.2.2.5.

Diện tích sẹo từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

1.2.2.2.6.

Diện tích sẹo từ 36% diện tích cơ thể trở lên

46 – 50

 

Ghi chú:

Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi)

– Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú

 

1.2.2.3.

Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Thần kinh hoặc tổn thương hệ Xương – Khớp được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

1.2.2.4.

Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Thần kinh hoặc tổn thương hệ Xương – Khớp được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

 

Ghi chú:

Tổn thương trong Mục 1.2.2.3 và 1.2.2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng lùi 2% đối với vùng da kín, và cộng lùi 5% đối với vùng da hở.

 

1.2.2.5.

Sẹo vùng tầng sinh môn – sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu – Sinh dục được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

1.2.3.

Rối loạn trên vùng sẹo

 

1.2.3.1.

Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo

 

1.2.3.1.1.

Đường kính vét loét dưới 1,5cm

1 – 2

1.2.3.1.2.

Đường kính vết loét từ 1,5cm đến dưới 3cm

3 – 5

1.2.3.1.3.

Đường kính vết loét từ 3cm đến dưới 5cm

6 – 10

1.2.3.1.4.

Đường kính vết loét từ 5 đến 10cm

16 – 20

1.2.3.1.5.

Đường kính vết loét trên 10cm

21 – 25

1.2.3.2.

Bỏng buốt, sẹo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm

6 – 10

1.3.

Ung thư da

 

1.3.1.

Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định

41 – 45

1.3.2.

Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật

71

1.3.3.

Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ cơ quan bộ phận bị di căn quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

2.

Mắt

 

2.1.

Viêm kết mạc

1 – 3

2.2.

Sẹo giác mạc tỷ lệ được tính theo mức độ giảm thị lực quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH sau khi loại trừ tối đa giảm thị lực do các nguyên nhân khác và cộng lùi 10%

 

2.3.

Đục thủy tinh thể: Áp dụng tỷ lệ quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này

 

3.

Máu và cơ quan tạo máu

 

3.1.

Giảm số lượng tế bào máu

 

3.1.1.

Giảm Bạch cầu

 

3.1.1.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 – 15

3.1.1.2.

Mức độ 2 (vừa)

21 – 25

3.1.1.3.

Mức độ 3 (nặng)

31 – 35

3.1.1.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

51 – 55

3.1.2.

Giảm Tiểu cầu

 

3.1.2.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 – 15

3.1.2.2.

Mức độ 2 (vừa)

21 – 25

3.1.2.3.

Mức độ 3 (nặng)

31 – 35

3.1.2.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

41 – 45

3.1.3.

Giảm hồng cầu

 

3.1.3.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 – 15

3.1.3.2.

Mức độ 2 (vừa)

26 – 30

3.1.3.3.

Mức độ 3 (nặng)

41 – 45

3.1.3.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

61 – 65

3.1.3.5.

Giảm hồng cầu có biến chứng: tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

3.1.4.

Suy tủy: Tỷ lệ được tính bằng mức độ giảm các dòng tương ứng được quy định tại Mục 3.1.1.; Mục 3.1.2; Mục 3.1.3. Nếu giảm từ 2 dòng trở lên, tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ dòng thứ nhất cộng lùi với tỷ lệ mức độ giảm các dòng khác tương ứng.

 

3.1.5.

Bệnh ở Mục 3.1.1; Mục 3.1.2; Mục 3.1.3; Mục 3.1.4. có biến chứng tại các cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ tương ứng quy định tại Bảng 2, Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

3.2.

Bệnh Bạch cầu tủy (Lơ xê mi)

 

3.2.1.

Lơ xê mi cấp

 

3.2.1.1.

Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn

61

3.2.1.2.

Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát

71 – 75

3.2.1.3.

Không đáp ứng điều trị

91

3.2.2.

Lơ xê mi kinh dòng lympho (phân loại giai đoạn theo Rai – Sawitsky)

 

3.2.2.1.

Giai đoạn 0 hoặc 1 hoặc 2

 

3.2.2.1.1.

Chưa có chỉ định điều trị

21 – 25

3.2.2.1.2.

Có chỉ định điều trị

41 – 45

3.2.2.2.

Giai đoạn 3

61 – 65

3.2.2.3.

Giai đoạn 4

71 – 75

4.

Hoại tử xương phải cắt cụt chi:

Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng quy định tại Bảng 1 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

5.

Ung thư xương

 

5.1.

Chưa di căn, không cắt đoạn chi

61

5.2.

Có di căn không cắt đoạn chi

81

5.3.

Phải cắt đoạn chi: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 5.1; 5.2 cộng lùi với tỷ lệ cắt đoạn chi tương ứng quy định tại Bảng 1, Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

6.

Ung thư phế quản – phổi

 

6.1.

Chưa phẫu thuật

 

6.1.1.

Chưa di căn

 

6.1.1.1.

Không rối loạn thông khí phổi

61 – 65

6.1.1.2.

Có rối loạn thông khí phổi

71 – 75

6.1.2.

Đã di căn

81 – 85

6.1.3.

Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, có di chứng, biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.1.2 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn hoặc biến chứng quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

6.2.

Đã phẫu thuật

 

6.2.1.

Kết quả tốt như cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng

61 – 65

6.2.2.

Kết quả không tốt

81 – 85

7.

Tuyến giáp

 

7.1.

Suy giáp

 

7.1.1.

Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)

21 – 25

7.1.2.

Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)

31 – 35

7.2.

Ung thư tuyến giáp

 

7.2.1.

Thể chưa biệt hóa

71

7.2.2

Thể biệt hóa

81

8.

Tâm căn suy nhược

 

8.1.

Điều trị khỏi

0

8.2.

Điều trị ổn định

6 – 10

8.3.

Điều trị không ổn định

21 – 25

9.

Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)

 

9.1.

Ra mồ hôi chân, tay ẩm ướt thường xuyên

6 – 10

9.2.

Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt không thường xuyên

16 – 20

9.3.

Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt thường xuyên

26 – 30

9.4.

Rối loạn thần kinh thực vật đã điều trị can thiệp

 

9.4.1.

Kết quả tốt

1 – 3

9.4.2.

Kết quả không tốt: tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ ở Mục 9.4.1 cộng lùi với tỷ lệ Mục 9.1 hoặc 9.2 hoặc 9.3.

 

10.

Biến chứng (di chứng) khác ở các cơ quan, bộ phận do bệnh phóng xạ nghề nghiệp được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng quy định tại Bảng 1, Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này