Nội dung

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trong bệnh đái tháo đường

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đại cương về bệnh và thuốc điều trị đái tháo đường

Đại cương về bệnh

Bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa phức tạp, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Theo Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (International Diabetes Federation – IDF), năm 2017 toàn thế giới có 425 triệu người bị bệnh ĐTĐ và con số này tiếp tục gia tăng, ước tính đến năm 2045 sẽ có 629 triệu người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở người trẻ, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở cả người trẻ, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Tuy nhiên, có đến 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực.

Ở Việt Nam, theo thống kê năm 1990, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 1,1% (Hà Nội), 2,25% (thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (Huế). Điều tra toàn quốc năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương trên đối tượng 30 – 69 tuổi cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 13,7% và tỷ lệ người mắc bệnh chưa được chẩn đoán tại cộng đồng là 63,6%. 

Chẩn đoán

Chẩn đoán đtđ

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (theo Quyết định 3319/QĐ-BYT Ban hành ngày 19/7/2017 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2) dựa vào một trong bốn tiêu chí sau đây:

Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose – FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ), hoặc:

Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 g (oral glucose tolerance test – OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO): Người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose, hòa tan trong 250 – 300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó người bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150 – 200 g carbohydrat mỗi ngày.

HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng

thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức

glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm: tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần hai để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần hai sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Chẩn đoán tiền đtđ

Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose – IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc:

Rối loạn dung nạp glucose (Impaired glucose tolerance – IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7,8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc:

HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Phân loại đtđ 

ĐTĐ típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).

ĐTĐ típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề

kháng insulin).

ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của

thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).

Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô, ĐTĐ người trẻ xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành.

Tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán đtđ hoặc tiền đtđ ở người không có triệu chứng đtđ:

Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

Ít vận động thể lực

Gia đình có người bị ĐTĐ ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)

Tăng HA (HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ HA)

Nồng độ HDL cholesterol 250 mg/dL (2,82 mmol/L)

Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang

Phụ nữ đã mắc ĐTĐ thai kỳ

HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như: béo phì, dấu gai đen…).

Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa (BTMXV) động mạch.

Ở người bệnh không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét

nghiệm phát hiện sớm ĐTĐ ở người ≥ 45 tuổi. 

Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1 – 3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền ĐTĐ: thực hiện xét nghiệm hàng năm. 

Điều trị 

Mục tiêu điều trị cần đạt*

Bảng 2.1. Mục tiêu cho người bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai

Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c           

Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 

80 – 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L)*

Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1 – 2 giờ

Huyết áp 

Có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn của BYT (2017): 

Huyết áp tâm thu (HATT)

Nếu đã có biến chứng thận: HATT

Hướng dẫn của ADA (2019): 

Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch cao (có BTMXV, hoặc có nguy cơ BTMXV    10 năm > 15%): HA

Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch thấp (nguy cơ BTMXV 10 năm

(Đánh giá nguy cơ BTMXV có thể sử dụng công cụ ước tính của Hội Tim mạch Hoa Kỳ http://tools.acc.org/ASCVD-Risk-Estimator-Plus/)

Lipid huyết

Có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:

Mục tiêu

Chỉ số

 

Hướng dẫn của BYT (2017): 

LDL cholesterol

LDL cholesterol

HDL cholesterol >  40 mg/dL ( 1,0 mmol/L) ở nam và > 50 mg/dL ( 1,3 mmol L) ở nữ

Triglycerid

Hướng dẫn của ADA (2019):

Không có mục tiêu lipid huyết. Việc lựa chọn thuốc và liều thuốc dựa trên BTMXV, nguy cơ BTMXV 10 năm, yếu tố nguy cơ BTMXV, tuổi, LDL-c ban đầu, khả năng dung nạp thuốc.

Mục tiêu điều trị ở người bệnh ĐTĐ có thể khác nhau, cần thiết phải cá thể hóa, phụ thuộc tình trạng sức khỏe, tuổi, biến chứng của bệnh, thời gian mắc bệnh …

Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c

Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt: HbA1c

ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.

Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1 – 2 giờ sau khi người bệnh bắt đầu ăn.

Đánh giá về kiểm soát glucose huyết:

Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có glucose huyết được kiểm soát ổn định).

Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.

Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.

Điều trị cụ thể

(Tham khảo thêm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế và của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA 2019)

Thay đổi lối sống

Điều trị nền tảng của bệnh ĐTĐ là thay đổi lối sống.

Chế độ dinh dưỡng cần được cá thể hóa, phụ thuộc tình trạng bệnh, tuổi, thói quen ăn uống, phong tục tập quán và điều kiện kinh tế. Cần thiết có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng người bệnh tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm.

Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2 – 3 lần (kéo dây, nâng tạ). Mức độ và thời gian luyện tập thể lực thay đổi tùy theo tuổi, mức độ bệnh và các bệnh lý đi kèm. – Nên theo chế độ ăn nhạt (theo khuyến cáo của WHO) – Hạn chế bia, rượu.

Ngưng hút thuốc lá.

Điều trị ĐTĐ bằng thuốc

Metformin vẫn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ĐTĐ típ 2 trừ khi có chống chỉ định hoặc không dung nạp thuốc (dùng metformin đơn trị khi mới chẩn đoán ĐTĐ típ 2 nếu không có triệu chứng lâm sàng của tăng glucose huyết, mức glucose huyết không quá cao với HbA1c cao trên mức mục tiêu không quá 1,5%).

Lựa chọn thuốc hàng thứ 2 kết hợp vào metformin sau khi metformin đơn trị không đạt mục tiêu HbA1c sau 3 tháng phụ thuộc vào các bệnh lý đi kèm:

BTMXV: BMV, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên

Suy tim

Bệnh thận mạn (BTM)

Đối với người bệnh ĐTĐ típ 2 có BTMXV, khuyến cáo ưu tiên sử dụng các thuốc ức chế SGLT-2 và đồng vận thụ thể GLP-1 có bằng chứng bảo vệ tim mạch (empagliflozin, canagliflozin, dapagliflozin, liraglutid, semaglutid).

Đối với người bệnh ĐTĐ típ 2 có BTMVX và kèm theo suy tim, khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng thuốc ức chế SGLT-2.

Đối với người bệnh ĐTĐ típ 2 kèm BTM (có hoặc không có BTMXV kèm theo), cân nhắc sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 có bằng chứng bảo vệ thận (empagliflozin, canagliflozin). Trong trường hợp chống chỉ định của thuốc ức chế SGLT-2, có thể sử dụng đồng vận thụ thể GLP-1 có tác dụng bảo vệ thận.

Trong trường hợp người bệnh ĐTĐ típ 2 không có BTMXV hoặc BTM kèm theo, cân nhắc lựa chọn các nhóm thuốc sau metformin sẽ dựa trên các mục tiêu cụ thể cần đạt được: cân nặng, nguy cơ hạ đường huyết, chi phí điều trị.

Nhóm thuốc ức chế SGLT-2 và nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 được khuyến cáo sử dụng trên những người bệnh ĐTĐ típ 2 cần giảm cân. Nhóm thuốc ức chế DPP-4 có thể sử dụng trong trường hợp cần hạn chế tăng cân. 

Trong trường hợp cần hạn chế tối đa nguy cơ hạ đường huyết thì ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc: ức chế DPP-4, đồng vận thụ thể GLP-1, ức chế SGLT-2 hoặc thiazolidinedion (TZD).

Các nhóm thuốc SU (ưu tiên sử dụng SU thế hệ mới với nguy cơ hạ đường huyết thấp hơn) hoặc TZD được ưu tiên lựa chọn khi cần tiết kiệm chi phí điều trị. 

Phối hợp thuốc từng bước được ưu tiên lựa chọn khi kiểm soát glucose huyết.

Tuy nhiên, nếu khi chẩn đoán ĐTĐ típ 2 mà người bệnh có HbA1c > 1,5% so với mục tiêu điều trị: cần cân nhắc phối hợp thuốc sớm vì hầu hết các nhóm thuốc uống đều có hiệu quả giảm HbA1c ít hơn 1,0%.

Viên phối hợp liều cố định giúp tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị, dễ đạt mục tiêu điều trị hơn. 

Khi cần sử dụng thuốc đường tiêm để kiểm soát glucose huyết (HbA1C > 86 mmol/mol (10%) và/hoặc > 23mmol/mol (2%) so với mục tiêu điều trị), ưu tiên chọn lựa đồng vận thụ thể GLP-1 hơn so với insulin. Trong trường hợp không có sẵn đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc không có điều kiện dùng đồng vận thụ thể GLP-1, có thể cân nhắc dùng insulin. Cân nhắc sử dụng insulin trước nếu HbA1c > 11% hoặc có triệu chứng của tăng glucose huyết (sụt cân, khát nhiều, tiểu nhiều) hoặc ĐTĐ típ 1.

Sử dụng insulin khi điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết khác mà không đạt mục tiêu điều trị, thường bắt đầu bằng thêm insulin nền.

Người bệnh không đạt mục tiêu điều trị với insulin nền và thuốc uống, có thể phối hợp thêm đồng vận thụ thể GLP-1, ức chế SGLT2, hoặc các mũi insulin nhanh (insulin bữa ăn) hoặc chuyển sang insulin trộn sẵn 2 hoặc 3 lần/ngày (tuy nhiên cần lưu ý nguy cơ hạ đường huyết và tăng cân).

Bên cạnh việc kiểm soát glucose huyết đạt mục tiêu, điều trị ĐTĐ cần kiểm soát toàn diện đa yếu tố: kiểm soát HA, lipid máu, cân nặng và các biến chứng cũng như các bệnh lý khác kèm theo.

Đại cương về thuốc

Các nhóm thuốc điều trị đtđ

Các thuốc điều trị ĐTĐ bao gồm: metformin, nhóm thuốc SU, nhóm thuốc glinid, pioglitazon, nhóm thuốc ức chế enzym alpha glucosidase, nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1, nhóm thuốc ức chế DPP-4, nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose (SGLT2), insulin.

Do bản chất đa dạng của cơ chế bệnh sinh ĐTĐ típ 2, việc phối hợp thuốc trong điều trị sẽ mang lại hiệu quả giảm glucose huyết tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ khi tăng liều một loại thuốc đến tối đa. Ngoài ra, viên thuốc phối hợp 2 nhóm thuốc sẽ giúp cho số viên thuốc cần sử dụng ít hơn, làm tăng tính tuân thủ dùng thuốc của người bệnh. Bất lợi của viên thuốc phối hợp là không thể chỉnh liều 1 loại thuốc.

Hiện nay, tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp như: glyburid/metformin, glimepirid/metformin, glibenclamid/metformin, sitagliptin/metformin, vildagliptin/metformin, saxagliptin/metformin dạng phóng thích chậm, pioglitazon/ metformin.

Bảng 2.2. Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc hạ đường huyết đường uống và thuốc đường tiêm không thuộc nhóm insulin

Nhóm thuốc

Cơ chế tác dụng

Giảm HbA1c

Ưu điểm

Nhược điểm

Chi phí

SU 

Glipizid

Glyburid

(glibenclamid)

Gliclazid

Glimepirid

Kích thích tiết insulin

– 1,5%

 

Được sử dụng từ lâu

↓ nguy cơ mạch máu nhỏ

↓ nguy cơ tim mạch và tử vong 

 

Hạ đường huyết (gliclazid ít gây hạ đường huyết hơn so với các SU khác)

↑ cân

Thấp

 

Glinid

Repaglinid

Nateglinid

Kích thích tiết insulin

1 – 1,5%

↓ glucose huyết sau ăn

An toàn trên người bệnh có bệnh thận tiến triển với liều dùng thận trọng (đặc biệt với repaglinide)

Hạ đường huyết (thấp hơn so với nhóm SU)

↑ cân

Dùng một đến nhiều lần trong ngày tùy thuộc số lượng các bữa ăn

Thấp

Biguanid – Metformin

Giảm sản xuất glucose ở gan

Gia tăng sự nhạy cảm insulin tại cơ Làm chậm hấp thu

glucose tại ruột

1 – 1,5%

Được sử dụng từ lâu Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết

Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân ↓ LDL

cholesterol, ↓ triglycerid

Có thể giảm nguy cơ tim mạch và tử vong

Giảm cholesterol toàn phần

Chống chỉ định ở người bệnh suy

thận (chống chỉ định tuyệt đối khi MLCT

↓ hấp thu vitamin B   

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy Nhiễm acid lactic

Thấp

TZD

– Pioglitazon

Hoạt hóa thụ thể

PPARγ Tăng nhạy cảm

với insulin

 

0,5 – 1,4%

Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết ↓ triglycerid, ↑ HDL cholesterol

↓ biến cố BTMXV 

↑ cân

Phù  ↑ nguy cơ suy tim

↑ nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ)

↑ nguy cơ ung thư bàng quang

↑ nguy cơ phù hoàng điểm

Thấp

Nhóm thuốc

Cơ chế tác dụng

Giảm HbA1c

Ưu điểm

Nhược điểm

Chi phí

Ức chế enzym alpha glucosidase

Acarbose

Miglitol

Làm chậm hấp thu carbohydrate ở ruột

0,5 –

0,8%

 

Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết Tác dụng tại chỗ

↓ glucose huyết sau ăn

An toàn trên tim mạch

Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng

Khả năng ↓ HbA c thấp

Dùng nhiều lần trong ngày

 

Thấp

(miglitol: cao)

Ức chế DPP-4

Sitagliptin

Saxagliptin

Vildagliptin

Linagliptin

Alogliptin

Ức chế DPP-4 Tăng GLP-1

0,5 – 1%

Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết

Không làm thay đổi cân nặng

Dung nạp tốt

Có thể gây dịứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau

khớp

Nguy cơ viêm tụy cấp 

Chưa rõ tính an toàn lâu dài

Khả năng ↓ HbA c thấp

↑ nguy cơ nhập viện do suy tim (saxagliptin, alogliptin)

Cao

Ức chế SGLT2

Dapagliflozin

Empagliflozin

Canagliflozin

Ertugliflozin

Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT  tại ống lượn gần, tăng thải glucose qua đường tiểu

0,5 – 1%

 

Dùng đơn độc ít gây hạ

đường huyết ↓ cân

↓ huyết áp

Lợi ích trên nhóm người bệnh có BTMXV, suy tim, bệnh thận mạn (empagliflozin, canagliflozin)

Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid

Hiệu quả ↓ HbA c thấp

↑ LDL cholesterol 

Mất xương (canagliflozin)

↑ khả năng cắt cụt chi, gãy xương (canaglifozin)

Cao

Đồng vận thụ thể GLP-1

Tác dụng kéo dài

Liraglutid

Dulaglutid

Tăng tiết insulin khi glucose tăng cao trong máu, ức chế sự tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ

0,6 –

1,5%

 

↓ glucose huyết sau ăn, giảm cân

Dùng đơn độc ít gây hạ đường huyết

↓ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở người bệnh ĐTĐ

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể gặp viêm tụy cấp nhưng hiếm

Phản ứng tại vị trí tiêm  Không dùng khi có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại  

Cao

Nhóm thuốc

Cơ chế tác dụng

Giảm HbA1c

Ưu điểm

Nhược điểm

Chi phí

Exenatid ER- Semaglutid

Tác dụng ngắn

Exenatid

Lixisenatid

dày và giảm cảm giác thèm ăn

 

típ   có nguy cơ tim mạch cao (liraglutid > semaglutid >

exenatid ER)

 

↑ nhịp tim

 

Chất gắn acid mật 

Colesevelam

↓ sản xuất glucose tại gan

0,3      

0,5%

Không làm hạ đường huyết ↓ LDL cholesterol

Táo bón

↑ triglycerid

Có thể giảm hấp thu các thuốc khác

Cao

Chất chủ vận dopamin D2

Bromocriptin

Chưa rõ: điều hòa hoạt     động    của vùng dưới đồi làm tăng     nhạy    cảm insulin, giảm sản xuất glucose.

0,1      

0,6%

Không làm hạ đường huyết

 

Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,

viêm mũi dịứng 

Cao

             

↑: tăng, ↓: giảm, ?: dữ liệu còn nhiều tranh cãi

 

Tác dụng không mong muốn của các thuốc hạ đường huyết đường uống và biện pháp xử trí

Bảng 2.3. Tác dụng không mong muốn của các thuốc hạ đường huyết đường uống và biện pháp

xử trí

Nhóm thuốc

ADR

Tần số

Biện pháp xử trí

SU 

Glipizid

Glyburid

(glibenclamid)

Gliclazid

Glimepirid

Hạ đường huyết

Thường gặp

Gliclazid ít gây hạ đường huyết hơn so với các SU khác. 

Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa và cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường huyết 

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy

Thường gặp

Uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên 

 

Tăng cân (có thể do làm tăng tiết insulin, như vậy, có thể làm tăng sức thèm ăn)

Chưa rõ tần suất

Chế độ ăn hợp lý.

Glinid

Repaglinid

Nateglinid

Hạ đường huyết

(5,  % đến 3 %) 

 

Rất thường gặp 

Trên người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, thuốc có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều  

Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa, cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xửtrí hạ đường huyết 

Biguanid – Metformin

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Thường gặp 

Có thể hạn chế bằng cách dùng liều thấp sau đó tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng thích chậm

Nhiễm acid lactic (mức độ nghiêm

trọng)

Rất hiếm 

Thận trọng khi dùng metformin ở người bệnh >    tuổi, những người bệnh có nguy cơ nhiễm acid lactic như suy thận, nghiện rượu mạn.  Ngưng metformin    giờ trước khi chụp hình với thuốc cản quang, phẫu thuật, cho người bệnh uống đủ nước hay truyền dịch để phòng ngừa suy thận do thuốc cản quang  Ngưng sử dụng metformin    giờ

Nhóm thuốc

ADR

Tần số

Biện pháp xử trí

 

 

 

trước thời điểm thực hiện chiếu chụp có sử dụng thuốc cản quang có chứa iod ở những người bệnh có MLCT nằm trong khoảng 3  – 60 mL/phút/1,73 m2, những người bệnh có tiền sử suy gan, nghiện rượu, suy tim hoặc những người bệnh sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod theo đường động mạch  Đánh giá lại mức lọc cầu thận    giờ sau khi chiếu chụp và sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định 

Tuân thủ giảm liều và chống chỉ định dựa trên MLCT (xem bảng 2.4)

TZD

– Pioglitazon

Phù

Thường gặp

Thận trọng ở những người bệnh bị phù hoặc có nguy cơ bị suy tim sung huyết, theo dõi trong quá trình sử dụng 

Gan: Mức ALT  AST tăng, suy gan

Ít gặp 

Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ sau đó. 

Chống chỉ định: bệnh gan đang hoạt động, enzym gan ALT tăng gấp  ,5 giới hạn trên của trị số bình thường 

Tăng nguy cơ suy tim (mức độ nghiêm trọng)

Thường gặp  (

Chống chỉ định: suy tim độ III – IV theo Hiệp hội Tim New York (NYHA).

Tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ

Thường gặp

 

Tăng nguy cơ ung thư bàng quang

Hiếm gặp 

Sử dụng kéo dài (hơn    tháng) và  hoặc các liều tích lũy cao, tăng nguy cơ ung thư bàng quang 

Khi sử dụng thuốc pioglitazon cần phải hỏi kỹ người bệnh về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu trong nước tiểu, nên dùng liều thấp và không nên dùng thuốc kéo dài. 

Ức chế enzym alpha glucosidase

Acarbose

Miglitol

Rối loạn tiêu hóa: sình bụng, đầy hơi,

đi ngoài phân lỏng

 

Rất thường gặp

Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên 

Nhóm thuốc

ADR

Tần số

Biện pháp xử trí

Ức chế DPP-4

Sitagliptin

Saxagliptin

Vildagliptin

Linagliptin

Alogliptin

Có thể gây dịứng, ngứa, nổi mề đay, phù

Báo cáo ca

Ngưng dùng thuốc, đánh giá người bệnh, có thể xem xét chuyển thuốc khác thay thế

Viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên

Thường gặp

Theo dõi các triệu chứng cảm lạnh, đau họng, ngạt mũi, chảy mũi 

Đau khớp (mức độ nghiêm trọng)

Báo cáo ca

Đau khớp dữ dội và kéo dài đã được báo cáo với thuốc ức chế DPP-4 có thể khởi phát từ   ngày đến nhiều năm sau khi bắt đầu sử dụng; có thể cần phải ngừng thuốc

Nhiễm khuẩn tiết niệu (saxagliptin)

Thường gặp

Theo dõi các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu như: có máu trong nước tiểu, cảm giác đau, nóng rát khi tiểu, đi tiểu nhiều lần, sốt, đau vùng dưới dạ dày hoặc vùng chậu,…

Viêm gan

(vildagliptin)

Hiếm gặp

Xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu và định kỳ mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng năm sau đó 

Viêm tụy cấp (mức độ nghiêm trọng)

Báo cáo ca

Hướng dẫn người bệnh nhận biết triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp: đau bụng dữ dội và liên tục  Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngưng dùng thuốc (viêm tụy được ghi nhận hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc) 

Ức chế SGLT2

Dapagliflozin

Empagliflozin

Canagliflozin

Ertuglifozin

Nhiễm nấm đường

tiết niệu – sinh dục

Thường gặp

Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh 

Hầu hết mức độ từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Thường gặp

Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh 

Hầu hết nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.

Nhóm thuốc

ADR

Tần số

Biện pháp xử trí

 

Nhiễm toan ceton (mức độ nghiêm trọng)

Báo cáo ca

Khi người bệnh có những dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, đau bụng, mệt mỏi và thở nhanh, nên được đánh giá về nhiễm toan ceton (ngay cả khi glucose huyết

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Thường gặp

Có thể giảm dần và tự hết theo thời gian điều trị, có thể điều chỉnh tăng liều dần

Đồng vận thụ thể GLP-1

Tác dụng kéo dài

Liraglutid

Dulaglutid

Exenatid ER- Semaglutid

Tác dụng ngắn

Exenatid

Lixisenatid

Viêm tụy cấp 

 

Hiếm gặp

Viêm tụy cấp và mạn tính đã được báo cáo (bao gồm tử vong, không tử vong, viêm tuỵ xuất huyết hoặc hoại tử)  Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy (đau bụng dữ dội kéo dài, có thể lan ra phía sau, có thể kèm theo nôn mửa)  Nếu nghi ngờ viêm tuỵ, cần ngừng thuốc  Xác định nguyên nhân viêm tuỵ, không sử dụng lại thuốc trừ khi nguyên nhân khác được xác định 

Ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u

tuyến nội tiết loại   

 

Hiếm gặp

Chống chỉ định ở người bệnh có tiền sử bản thân hoặc gia đình ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại    Tư vấn người bệnh nguy cơ tiềm ẩn ung thư giáp dạng tủy và các triệu chứng khối u tuyến giáp (có khối ở cổ, khó thở, khàn giọng kéo dài)

Táo bón, khó tiêu, buồn nôn

Thường gặp

Không khuyến cáo dùng ở người bệnh liệt dạ dày, rối loạn nhu động tiêu hoá nặng, tiền sử phẫu thuật lớn đường tiêu hóa, nguy cơ tắc ruột 

Chất gắn acid mật

Colesevelam

Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu

Rất thường gặp

Tránh làm việc cần sự tập trung như lái xe, vận hành máy móc. Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu xảy ra tác dụng phụ

Nhóm thuốc

ADR

Tần số

Biện pháp xử trí

 

 

 

Nếu đau đầu dữ dội hoặc thay đổi thị giác (có thể xuất hiện khi bắt đầu dùng thuốc hoặc chậm hơn, thường tuần điều trị thứ  ), người bệnh cần được ngừng thuốc, đánh giá ngay lập tức HA, tính chất đau đầu, độc tính thần kinh trung ương 

Chất chủ vận dopamin D2

Bromocriptin

Buồn nôn

Rất thường gặp

Theo dõi người bệnh

 

Hạ HA, ngất

Thường gặp

Lưu ý theo dõi khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều

Ghi chú: Tần số được định nghĩa như sau:

Rất thường gặp ≥ 1/10; thường gặp ≥ 1/100,

Liều dùng và hướng dẫn hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận của các thuốc hạ đường huyết đường uống và thuốc đường tiêm không thuộc nhóm insulin

Bảng 2.4. Tóm tắt liều dùng và hướng dẫn hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận của các thuốc hạ đường huyết đường uống và thuốc đường tiêm không thuộc nhóm insulin

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

SU

 

 

Glipizid

5 – 10 mg

Viên thường: liều từ

6 – 12

Người bệnh suy thận:

 

2,5 – 5 – 10 mg dạng phóng thích chậm

2,5 – 40 mg/ngày, uống 30 phút trước khi ăn  Liều uống tối đa mỗi ngày 1 lần được khuyến cáo là 15 mg. Khi liều hàng ngày vượt quá 15 – 20 mg, phải chia làm nhiều liều trước các bữa ăn có đủ calo.

Dạng phóng thích chậm 2,5 – 10 mg/ngày uống 1 lần  Liều tối đa  20 mg ngày uống 1 lần

giờ

Dạng phóng thích chậm:    giờ

Khởi đầu với liều  2,5 mg/ ngày 

Glibenclamid

1,25 mg, 1,5

mg, 2,5 mg, 3 mg, 5 mg

Viên thông thường:

khởi đầu  2,5 đến 5 mg ngày  Nếu người

Không cần điều chỉnh

liều (theo nhà sản xuất), tuy nhiên

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

6 mg (dạng vi hạt)

bệnh có nguy cơ hạ đường huyết do thuốc, khởi đầu với liều  1,25 mg ngày  Điều chỉnh liều: không tăng hơn  1,5 mg ngày mỗi tuần 

Liều duy trì:  1,25 đến 20 mg/ngày

Viên dạng vi hạt: khởi đầu  1,5 đến 3 mg ngày  Nếu người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết do thuốc, khởi đầu với liều 0,75 mg ngày  Điều chỉnh liều: không tăng hơn 2,5 mg ngày mỗi tuần 

Liều duy trì: 0,75 đến 12 mg/ngày

 

glibenclamid không khuyến cáo dùng trên người bệnh suy thận mạn, nếu dùng SU nên lựa chọn thuốc khác.

Gliclazid

80 mg

30 – 60 mg dạng phóng thích chậm

Viên thường: 40 mg – 320 mg/ngày, chia uống  2 – 3 lần

Dạng phóng thích chậm: 30 – 120 mg, uống  1 lần ngày

12 giờ    24 giờ, dạng phóng thích chậm

Người bệnh suy thận mức độ nhẹ – vừa: không cần hiệu chỉnh liều 

Thuốc không được khuyến cáo ở người bệnh suy thận nặng 

Glimepirid

1, 2 và 4 mg

Liều thông thường: 1 –  4 mg ngày Liều tối đa: 8 mg/ngày

24 giờ

Người bệnh suy thận: khởi đầu với liều 1 mg/ngày 

Glinid

Repaglinid

0,5 – 1 – 2 mg

Người bệnh ĐTĐ típ 2  chưa từng dùng thuốc hoặc HbA1c dưới 8 %, nên khởi đầu với liều  0,5 mg/lần, 3 lần /ngày trước mỗi bữa ăn  Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết và có

3 giờ

MLCT từ  40 – 80  ml phút (suy thận nhẹ đến trung bình): không cần phải điều chỉnh liều khởi đầu  ClCr từ   20-   40 ml phút (suy thận nặng): liều khởi đầu 0,5 mg lần trước bữa ăn, thận trọng khi

        

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

HbA1c lớn hơn hoặc bằng  8%, thì liều khởi đầu là 1 mg hoặc 2 mg lần, 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn   Điều chỉnh liều: Xác định mức liều điều chỉnh dựa trên cơ sở đáp ứng đường huyết khi dùng thuốc, thông thường cần xác định đường huyết lúc đói  Tăng liều lên gấp đôi đến mức liều tối đa là  4 mg lần đến khi đạt được mục đích kiểm soát đường huyết . Ít nhất sau 1 tuần điều chỉnh liều cần kiểm tra đáp ứng của bệnh nhân  

Khoảng liều điều trị:

0,5 –  4 mg lần  Repaglinide có thể được dùng 2 ,3 hoặc   4 lần ngày trước mỗi bữa ăn phụ thuộc vào đáp ứng và thay đổi phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân  Tổng liều trong ngày không quá 16 mg  

 

điều chỉnh liều  

MLCT

 

Nateglinid

60 mg, 120 mg

120 mg x 3 lần /ngày 

Nếu người bệnh có HbA c gần mục tiêu điều trị có thể bắt đầu với liều 60 mg x 3 lần /ngày

4 giờ

Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trungbình 

MLCT 2: khởi đầu với liều 60 mg x 3 lần/ngày  

Lưu ý nguy cơ tích

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

 

 

luỹ chất chuyển hoá, có thể gây hạ đường huyết 

Biguanid

 

 

Metformin

500 – 850 – 1000 mg

Dạng phóng thích chậm: 500 – 750 mg – 1000  mg

1 –  2,5 gam, uống   viên sau ăn, ngày 2 – 3 lần Liều tối đa 3 g/ngày, chia 3 lần

Dạng phóng thích chậm: 500 – 2000 mg ngày uống  1 lần  Liều tối đa 2 g ngày, có thể chia 2 lần 

Dạng phóng thích chậm: kéo dài    24 giờ

MLCT 2:

chống chỉ định MLCT 30 – 45 mL/phút /1,73m2: không khuyến cáo

khởi đầu điều trị MLCT giảm xuống 2 sau khi bắt đầu điều trị: đánh giá lợi ích và nguy cơ của việc tiếp tục điều trị

MLCT giảm xuống 2 sau khi bắt đầu điều

trị: ngừng điều trị MLCT: 45 – 59 mL/phút/1,73m2:

Metformin có thể sử dụng nhưng chỉ trong trường hợp không có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic  Điều chỉnh liều như sau: khởi đầu 500 mg ngày 1 lần, tối đa 1000 mg/ngày, chia 2 lần 

TZD

 

 

Pioglitazon

15 – 30 – 45 mg/ngày

15 – 45 mg/ngày

24 giờ

Suy thận: không cần chỉnh liều

Ức chế enzym a lpha glucosidase

 

 

Acarbose

50 – 100 mg

25 – 100 mg lần, uống 3 lần ngày ngay trước

4 giờ

MLCT 2:

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên Tối đa 50 mg lần x 3 lần ngày với người bệnh ≤  60 kg

Tối đa 100 mg lần x 3 lần ngày với người bệnh > 60 kg

 

không nên sử dụng 

Miglitol

25 mg, 50 mg,

100 mg

Khởi đầu:  25 mg x 3

lần ngày, có thể tăng dần liều  25 mg ngày đến  25 mg x 3 lần ngày để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa Sau 4 – 8 tuần: tăng liều đến 50 mg x 3 lần/ngày, tiếp tục đến 3 tháng, nếu chưa đạt mục tiêu HbA c, tăng đến liều tối đa 100 mg x3 lần/ngày  Dựa theo dung nạp, nên duy trì liều thấp nhất có hiệu quả

T1/2: 2

giờ

ClCr ≥  5 mL phút: không cần chỉnh liều

ClCr

Ức chế DPP-4

 

 

 

Sitagliptin

50 – 100 mg

Liều thường dùng 100 mg/ngày

 

24 giờ

ClCr 30 – 50mL/1 phút: 50 mg/ngày ClCr

ESRD cần lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc:  25 mg,   1 lần ngày không phụ thuộc vào thời gian lọc máu

Saxagliptin

2,5 – 5 mg

2,5 – 5 mg ngày, uống 1 lần

Giảm liều đến  2,5 mg/ngày khi dùng cùng thuốc ức chế

24 giờ

Giảm liều đến  2,5 mg/ngày khi

ClCr ≤ 50mL/1phút 

ESRD cần lọc máu:

2,5 mg ngày, uống

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

CYP3A  mạnh, ví dụ

ketoconazol

 

 

sau lọc máu  Thẩm phân phúc mạc không cần chỉnh liều

Vildagliptin

50 mg

50 mg lần uống   1- 2 lần ngày  Chống chỉ định khi AST ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của bình thường

24 giờ

ClCr ≥ 50mL/phút:

không cần chỉnh liều  ClCr

Linagliptin

5 mg

5 mg uống  1 lần /ngày

24 giờ

Không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận ≥ 15mL/phút 

Alogliptin

6,25 mg, 12,5 mg, 25 mg

25 mg  1 lần /ngày

T1/2: 21 giờ

ClCr ≥    mL phút:

Không cần chỉnh liều ClCr ≥ 3  –

ClCr ≥  5 –

ESRD (ClCr

Thẩm phân phúc

mạc: Không cần chỉnh liều

Đồng vận thụ th ể GLP-1

Liraglutid

0,6 mg

0,6 mg – 1,2 mg/ngày, tiêm 1 lần ngày tối đa  1,8mg/ngày

giờ

Thận trọng khi độ lọc cầu thận

Dulaglutid     

 

0,75 mg/0,5 mL (0,5 mL); 1,5 mg/0,5 mL (0,5 mL) (có chứa polysorbat 80)

Tiêm dưới da: khởi đầu: 0,75 mg 1 lần /tuần, có thể tăng đến 1,5 mg/tuần  Liều tối đa 1,5 mg /tuần 

T1/2: 5 ngày

Không cần điều chỉnh, sử dụng thận trọng khi khởi đầu điều trị hoặc tăng liều

Exenatid

 

– Dạng phóng thích ngay: 5

– Dạng phóng thích tức thời: Ban đầu: 5 mcg  

Dạng phóng

ClCr > 50mL/phút: không cần điều chỉnh

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

mcg/0,02 mL

(1,2 mL),

10mcg/0,04mL (2,4 mL)

Dạng phóng thích kéo dài (ER): 2 mg/0,85

mL (0,85 mL)

 

lần  ngày trong vòng 60 phút trước bữa ăn sáng và tối (hoặc trước hai bữa ăn chính trong ngày, cách nhau ≥ 6 giờ); sau 1 tháng có thể tăng lên 10 mcg 2 lần  /ngày (dựa theo đáp ứng) 

Dạng phóng thích kéo dài: 2 mg 1 lần/tuần vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Chuyển đổi từ dạng phóng thích tức thời sang dạng ER: Bắt đầu sử dụng exenatide ER hàng tuần vào ngày sau khi ngừng dạng phóng thích tức thời exenatide  Lưu ý: Có thể glucose huyết tăng trong ~ 2 đến 4  tuần sau khi chuyển đổi  Không cần thiết điều trị trước với exenatide phóng thích ngay lúc bắt đầu exenatide ER.

thích ngay: T1/2: 2,4 giờ

Dạng

ER: T1/2   tuần

ClCr: 30 – 50 mL phút: không cần điều chỉnh, sử dụng thận trọng đặc biệt khi khởi đầu và tăng liều

ClCr

ESRD: không khuyến

cáo sử dụng

 

Semaglutid

 

0,25 mg, 0,5

mg,   g liều (  mg/1,5 mL)

Tiêm dưới da: liều khởi đầu 0,25 mg   1 lần /tuần trong 4 tuần, sau đó tăng đến  0,5 mg 1 lần/tuần trong ít nhất  4 tuần, nếu chưa đạt mục tiêu có thể tăng đến liều tối đa 1 mg   1 lần /tuần

Lưu ý:  0,25 mg không hiệu quả trong kiểm

T1/2: 1 tuần

Không cần chỉnh liều

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

soát glucose huyết, có thể dùng khởi đầu  Nếu thay đổi ngày dùng thuốc, cách ít nhất    giờ giữa   liều

 

 

Lixisenatid

10 – 20 mcg/0,02 mL (3 mL)

Tiêm dưới da: liều ban đầu 10 mcg/ lần /ngày trong 14 ngày, sau đó từ ngày  15 tăng đến 20 mcg   /lần /ngày .

Liều duy trì 20 mcg/   lần /ngày 

T1/2: 3 giờ

Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung

bình 

MLCT 2: không khuyến cáo 

Ức chế SGLT2

Dapagliflozin

 

 

5 – 10 mg

 

 

10 mg ngày, uống 1 lần, 5 mg khi có suy

gan

 

giờ

MLCT ≥ 60 mL/phút/1,73m2: không cần chỉnh liều  Không nên bắt đầu sử dụng ở người bệnh có eGRF 2 và ngừng sử dụng khi MLCT 2 dai dẳng

Empagliflozin

10 mg, 25 mg

10 mg /ngày, uống 1

lần  Liều tối đa  25

mg/ngày

T1/2 :12,4 giờ

MLCT ≥  5 mL/phút/1,73m2:

không cần chỉnh liều  MLCT 30 – 2:

không nên sử dụng MLCT

30mL/phút/1,73m2,

ESRD hoặc người bệnh lọc máu: chống chỉ định

Canagliflozin

100 mg, 300 mg

Khởi đầu 100 mg /  lần /ngày, có thể tăng đến 300 mg ngày

giờ

MLCT ≥    mL/phút/1,73m2:

không cần chỉnh liều  MLCT 45 – 2: liều

Thuốc

Hàm lượng

Liều mỗi ngày trên người bệnh có chức năng thận bình thường

Thời gian tác dụng

Hiệu chỉnh liều trên

người bệnh suy

giảm chức năng thận

 

 

 

 

tối đa     mg   lần ngày MLCT 30 – 2:

không khuyến cáo MLCT 2,

ESRD, lọc máu: chống chỉ định

Ertugliflozin

 

5 mg, 15 mg

Khởi trị 5 mg   lần ngày, có thể tăng lên đến tối đa  5 mg   lần ngày

T1/2: 16 giờ

MLCT ≥    mL/phút/1,73m2:

không cần chỉnh liều  MLCT 30 – 2:

không khuyến cáo MLCT 2,

ESRD, lọc máu: chống chỉ định

Chất gắn acid m ật

 

 

Colesevelam

Gói 3,75 g Viên nén 625 mg

Gói: 3,75 g 1 lần ngày (6 viên)

Viên nén: 1,875 g (3 viên)  2 lần ngày

Giảm

HbA1c: khởi phát tác dụng 4-6  tuần

Không cần chỉnh liều, không hấp thu từ đường tiêu hóa

Chất chủ vận do pamin 2

 

 

Bromocriptin

0,8 mg, 2,5 mg, 5 mg

Khởi đầu 0,8 mg 1 lần ngày, tăng mỗi tuần thêm  0,8 mg nếu dung nạp, liều thường dùng 1,6 mg đến 4,8 mg (liều tối đa)

T1/2:

Khoảng

5 giờ

Không cần chỉnh liều

Tương tác thuốc và hướng dẫn xử trí

Thông thường, người bệnh ĐTĐ phải sử dụng nhiều thuốc. Bên cạnh thuốc kiểm soát glucose huyết, người bệnh có thể được điều trị đồng thời các bệnh lý mắc kèm và phòng ngừa biến chứng tim mạch bằng các nhóm thuốc khác bao gồm: thuốc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc điều trị tăng HA, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc điều trị rối loạn tâm thần. Các thuốc này có thể ảnh hưởng đến glucose huyết hoặc tương tác với các thuốc kiểm soát glucose huyết mà người bệnh đang được sử dụng. Giảm thiểu các nguy cơ do tương tác thuốc cũng là một mục tiêu quan trọng trong chăm sóc thuốc cho người bệnh ĐTĐ. Đây là lĩnh vực mà người DSLS cần chú trọng. 

Trong số các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ, nhóm thuốc SU là nhóm có nguy cơ xảy ra nhiều tương tác do có đặc tính liên kết protein cao, là cơ chất của CYP2C9 và p – glycoprotein. Bảng 2.5, 2.6 và 2.7 liệt kê các thuốc ảnh hưởng đến glucose huyết và tương tác thuốc – thuốc thường gặp ở người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ; do đó, DSLS luôn phải rà soát lại khi người bệnh được thêm hoặc bớt bất kỳ thuốc nào trong quá trình điều trị. 

Các thuốc ảnh hưởng đến glucose huyết

Các thuốc làm tăng glucose huyết

Bảng 2.5. Các thuốc làm tăng glucose huyết

Thuốc

Cơ chế và lưu ý

Interferon alpha

Giảm nhạy cảm với insulin.

Thuốc an thần kinh không điển hình (olanzapin, sulpirid, quetiapin, risperidon)

Gây tăng cân và làm giảm nhạy cảm với insulin dẫn đến tăng glucose huyết.

Ức chế calcineurin

(cyclosporin, tacrolimus)

Ức chế bài tiết insulin từ tế bào beta tụy.

Thuốc lợi tiểu thiazid

Tăng đề kháng insulin và/hoặc giảm bài tiết insulin, thay đổi nồng độ kali huyết. Có thể cần tăng liều thuốc điều trị ĐTĐ và theo dõi glucose huyết khi sử dụng đồng thời.

Glucocorticoid

Giảm hoạt tính của insulin.

Kháng sinh fluoroquinolon

Cơ chế chưa rõ.

Acid nicotinic

Giảm hoạt tính của insulin, tăng đề kháng insulin.

Pentamidin

Gây độc với tế bào beta tụy, ban đầu gây giải phóng insulin dự trữ, sau đó theo thời gian, người bệnh tăng thiếu hụt insulin do phá hủy tế bào tụy dẫn đến tăng glucose huyết. Sử dụng thuốc trong vòng vài tuần đến vài tháng có thể gây ra bệnh ĐTĐ  

Phenytoin

Giảm bài tiết insulin, đặc biệt với liều cao phenytoin.

Ức chế protease

Giảm nhạy cảm và tăng đề kháng insulin. Ngoài ra, ritonavir còn ức chế hoạt tính của chất vận chuyển glucose.

Chẹn beta giao cảm

Propranolol, metoprolol và atenolol có thể làm tăng glucose huyết lúc đói do giảm bài tiết insulin từ tế bào beta tụy.

Không quan sát thấy với carvedilol, bisoprolol và nebivolol.

Cường giao cảm

Tăng phân giải glycogen và tăng tân tạo đường.

 

Các thuốc làm giảm glucose huyết

Bảng 2.6. Các thuốc làm giảm glucose huyết

Thuốc

Cơ chế và lưu ý

Thuốc ƯCMC

Cơ chế giả thuyết: tăng nhạy cảm với insulin do tăng lượng kinin lưu hành trong máu dẫn đến giãn mạch máu ở các cơ và tăng bắt giữ glucose ở mô cơ 

Kháng sinh fluoroquinolon

Gây hạ đường huyết do làm tăng giải phóng insulin ở tế bào beta tụy. Tác dụng này phụ thuộc liều

Salicylat

Tăng bài tiết insulin, tăng nhạy cảm với insulin, có thể đẩy SU ra khỏi liên kết protein huyết tương và ức chế thải trừở thận. 

Cồn

Gây ức chế tổng hợp glucose 

Cơ chế chưa rõ hoàn toàn; tuy nhiên, khi xảy ra hạ đường huyết, giảm glycogen dự trữở gan sẽ dẫn đến tân tạo đường từ các acid amin, quá trình này bịức chế khi uống cồn  Do đó, làm tăng thêm nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng (đặc biệt khi dùng cùng nhóm SU)

 

Tương tác thuốc – thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ

Bảng 2.7. Tương tác thuốc – thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ

Thuốc/nhóm thuốc điều trị ĐTĐ

Thuốc tương tác

Mức độ – cơ chế – kiểm soát

Metformin

Cimetidin

Mức độ: nặng

Cơ chế: Cimetidin ức chế các OCT

(organic cation transporter) (đặc biệt OCT2) gây giảm bài tiết metformin ởống thận, từ đó tăng nồng độ metformin làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.  Kiểm soát: xem xét đổi sang thuốc kháng tiết acid khác.

Thuốc cản quang chứa iod

Mức độ: nặng

Cơ chế: Giảm chức năng thận do dùng thuốc cản quang chứa iod làm tăng nguy cơ độc tính trên thận và toan acid lactic. 

Kỉểm soát: Tránh dùng metformin trước và trong vòng 48 giờ sau khi dùng thuốc cản quang, kiểm tra chức năng thận trước khi dùng lại metformin.

Các thuốc SU

(glipizid, glyburid, gliclazid, glimepirid)

Thuốc ức chế CYP2C9: fluconazol, ức chế thụ thể H2, fluoxetin…

Mức độ: trung bình – nặng, kiểm tra lại từng cặp tương tác.

Cơ chế: SU là cơ chất của CYP2C9. Các thuốc ức chế CYP2C9 mạnh có thể làm tăng nồng độ SU làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng.  Kiểm soát: Cần giảm liều SU và theo

Thuốc/nhóm thuốc điều trị ĐTĐ

Thuốc tương tác

Mức độ – cơ chế – kiểm soát

 

 

dõi chặt chẽ glucose huyết khi dùng đồng thời.

Thuốc cảm ứng CYP2C9: rifampicin, carbamazepin, ritonavir…

Mức độ: trung bình – nặng, kiểm tra lại từng cặp tương tác.

Cơ chế: Các thuốc cảm ứng CYP2C9 có thể làm giảm nồng độ SU và nguy cơ tăng glucose huyết nghiêm trọng.  Kiểm soát: Theo dõi glucose huyết và điều chỉnh liều SU nếu cần

Chất ức chế P – glycoprotein: verapamil, clarithromycin

Mức độ: trung bình

Cơ chế: Tăng nồng độ SU dẫn đến tăng nguy cơ hạ đường huyết. 

Kiểm soát: Theo dõi chặt chẽ glucose huyết và điều chỉnh liều SU nếu cần.

Bosentan

Mức độ: chống chỉ định

Cơ chế: chưa rõ, tăng nồng độ bosentan làm tăng độc tính trên gan.  Kiểm soát: Tránh dùng đồng thời

Nhóm thuốc TZD

Rifampicin

Mức độ: trung bình

Cơ chế: Rifampicin cảm ứng CYP2C8 làm giảm nồng độ rosiglitazone và pioglitazone. 

Kiểm soát: Cần tăng cường theo dõi glucose huyết.

Gemfibrozil, trimethoprim

Mức độ: nặng (gemfibrozil), trung bình (trimethoprim)

Cơ chế: Gemfibrozil ức chế CYP2C8, làm tăng nồng độ rosiglitazon và pioglitazon. Trimethoprim ức chế

CYP C  làm tăng nồng độ rosiglitazon. Kiểm soát

Nếu phối hợp gemfibrozil: Liều tối đa pioglitazone 15 mg/ngày, cân nhắc giảm liều rosiglitazone. Cần tăng cường theo dõi glucose huyết.

Nếu phối hợp trimethoprim: Cần tăng cường theo dõi glucose huyết.

Nhóm thuốc ức chế

DPP-4

(sitagliptin, saxagliptin,

Digoxin

Mức độ: trung bình

Cơ chế: Sitagliptin là cơ chất của P – glycoprotein, có thểảnh hưởng đến sự hấp thu digoxin  Tuy nhiên, chưa có dữ

Thuốc/nhóm thuốc điều trị ĐTĐ

Thuốc tương tác

Mức độ – cơ chế – kiểm soát

vildagliptin, linagliptin)

 

liệu rõ ràng về tác động trên lâm sàng. Kiểm soát: theo dõi biểu hiện độc tính digoxin.

Các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh: ketoconazol, itraconazol, clarithromycin, ritonavir…

Mức độ: nặng

Cơ chế: Saxagliptin là cơ chất của CYP 3A4. Việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh có thể làm tăng nồng độ saxagliptin. 

Kiểm soát: Cần giảm liều saxagliptin còn 2,5 mg/ngày (theo thông tin trên nhãn sản phẩm thuốc tại Hoa Kỳ (US product labeling)). Tuy nhiên, thông tin trên nhãn sản phẩm thuốc tại Canada (Canadian product labeling) lại không khuyến cáo giảm liều saxagliptin.

Nhóm glinid (repaglinid, nateglinid)

Gemfibrozil, itraconazol, clarithromycin, trimethoprim, cyclosporin

Mức độ: tùy theo cặp tương tác Cơ chế: Ức chế enzym CYP3A4 và

CYP C  làm tăng nồng độ glinide. 

Kiểm soát: Tuỳ theo mức độ tương tác

– Gemfibrozil: chống chỉ định  – Itraconazol, clarithromycin, trimethoprim, cyclosporin: cần theo dõi chặt chẽ glucose huyết, điều chỉnh liều repaglinid nếu cần.

Rifampicin

Mức độ: nặng

Cơ chế: Rifampicin làm giảm nồng độ glinide, chủ yếu do cảm ứng CYP3A4. Kiểm soát: Cân nhắc thay thế thuốc điều trị ĐTĐ  Cần theo dõi chặt chẽ glucose huyết nếu dùng đồng thời. 

Ghi chú: Mức độ tương tác thuốc được xác định theo Lexicomp – Interact: tránh kết hợp (avoid combination), nặng (major), trung bình (moderate), nhẹ (minor).

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trên người bệnh đái tháo đường

Trong nội dung này, các hoạt động thực hành dược lâm sàng được trình bày theo các bước của quy trình chăm sóc dược đầy đủ trên người bệnh. Tùy theo điều kiện của từng cơ sở y tế tại các tuyến khác nhau, có thể triển khai các hoạt động theo hướng dẫn chung được trình bày trong chương 1.

Hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 4 (tương đương tuyến xã)

Yêu cầu cần đạt được

Cấp phát thuốc phù hợp với chẩn đoán.

Phạm vi thực hiện

Khuyến khích thực hiện, không quy định cụ thể về mức độ, quy mô thực hiện.

Các bước tiến hành

Bước 1: Kiểm tra trong đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về chẩn đoán bệnh (mã ICD của ĐTĐ không phụ thuộc insulin E11).

Bước 2: Nhân viên cấp phát thuốc kiểm tra danh sách các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lý của thuốc so với chỉ định (bảng 2.2)

Nếu người bệnh có chẩn đoán ĐTĐ nhưng thuốc được kê không phải thuốc điều trị ĐTĐ, nhân viên cấp phát thuốc thông báo lại cho bác sĩ để làm rõ tính chính xác của chỉ định hoặc bổ sung thuốc điều trị ĐTĐ. 

Nếu không có chẩn đoán ĐTĐ nhưng người bệnh được kê thuốc điều trị ĐTĐ, nhân viên cấp phát thuốc thông báo lại cho bác sĩ để bỏ thuốc được kê hoặc bổ sung chỉ định (nếu có). 

Nếu người bệnh có chẩn đoán ĐTĐ, thuốc được kê là thuốc điều trị ĐTĐ, nhân viên cấp phát thuốc cấp phát thuốc cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 3 (tương đương tuyến huyện)

Yêu cầu cần đạt được

Tương tự cơ sở y tếtuyến 4 (cấp phát thuốc phù hợp với chẩn đoán).

Kiểm tra liều thuốc: rà soát liều thuốc không vượt quá giới hạn liều tối đa.

Kiểm tra tương tác thuốc (khuyến khích thực hiện), chặn các tương tác thuốc chống chỉ định.

Phạm vi thực hiện  

Cấp phát thuốc phù hợp chẩn đoán: bắt buộc thực hiện với tất cả đơn thuốc.

Kiểm tra liều thuốc: Khuyến khích thực hiện với tất cả đơn thuốc. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện nhân lực của cơ sở và tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra một tỷ lệ đơn nhất định, tập trung một số đối tượng nhất định (ví dụ: các đơn có nhiều thuốc, đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em).

Kiểm tra tương tác thuốc: khuyến khích thực hiện, không quy định cụ thể về mức độ, quy mô thực hiện.

Các bước tiến hành

Bước 1 đến bước 3: tương tự hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 4

Bước 4: kiểm tra liều thuốc

Nếu thuốc được kê với liều vượt quá giới hạn liều tối đa theo hướng dẫn, dược sĩ thông báo lại cho bác sĩ để có điều chỉnh hợp lý.

Nếu thuốc điều trị ĐTĐ được kê trong khoảng liều đúng liều theo hướng dẫn, dược sĩ tiếp tục kiểm tra các tương tác thuốc.

Bước 5: kiểm tra tương tác thuốc (tham khảo bảng 2.5, 2.6, 2.7, các phần mềm (Lexicomp, Micromedex) hoặc trang web (www.drugs.com, www.medscape.com) hoặc sách (Stockley drug interactions, Tương tác thuốc – BYT).

Nếu có tương tác thuốc ở mức độ chống chỉ định dùng chung, dược sĩ cần thông báo lại cho bác sĩ để thay đổi thuốc.

Nếu có tương tác thuốc cần hiệu chỉnh liều, dược sĩ thông báo lại cho bác sĩ để chỉnh liều thuốc (khuyến khích thực hiện).

Nếu có những tương tác thuốc khác (bảng 2.7), cần có tư vấn cho người bệnh sau khi phát thuốc (khuyến khích thực hiện).

Bước 6: rà soát lại các bước từ 1 – 5 để đảm bảo tính hợp lý của đơn thuốc, sau đó cấp phát thuốc cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 2 (tương đương tuyến tỉnh)

Yêu cầu cần đạt được

Tương tự cơ sở y tế tuyến 3.

Tư vấn chế độ dùng thuốc dựa trên tiền sử dùng thuốc của người bệnh, tư vấn về

ADR và tương tác thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.

Phạm vi thực hiện

Cấp phát thuốc phù hợp chẩn đoán: bắt buộc thực hiện với tất cả đơn thuốc.

Kiểm tra liều thuốc: Khuyến khích thực hiện với tất cả đơn thuốc. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện nhân lực của cơ sở và tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra một tỷ lệ đơn nhất định, tập trung trên một số đối tượng nhất định.

Kiểm tra tương tác thuốc, tư vấn về ADR, chế độ dùng thuốc: yêu cầu kiểm tra và tư vấn trên một tỷ lệ nhất định đơn thuốc tùy điều kiện nhân lực của cơ sở, tập trung vào một số đối tượng nhất định (ví dụ: các đơn có nhiều thuốc, đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em).

Các bước tiến hành

Bước 1 đến bước 6:tương tự hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 3 (Mục 2.2).

Bước 7: Tư vấn chế độ dùng thuốc dựa trên tiền sử dùng thuốc của người bệnh, tư vấn về ADR và tương tác thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.

Tư vấn về ADR: tham khảo bảng 3 hoặc các nguồn tài liệu khác (Dược thư quốc gia Việt Nam, Hướng dẫn sử dụng thuốc kèm sản phẩm).

Tư vấn về tương tác thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh (tham khảo Bảng 2.5, Bảng 2.6, Bảng 2.7, các phần mềm (Lexicomp, Micromedex) hoặc trang web (www.drugs.com, www.medscape.com) hoặc sách (Stockley Drug Interactions, Sách “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định – BYT). Đối với người bệnh, ưu tiên hướng dẫn cách sử dụng thuốc để hạn chế tương tác (ví dụ: tương tác do hấp thu).

Tư vấn chế độ dùng thuốc: cần căn cứ vào tiền sử dùng thuốc để có nội dung tư vấn phù hợp.

Khai thác tiền sử dùng thuốc

Các bước tiến hành phỏng vấn tiền sử dùng thuốc thông thường

Rà soát thông tin nền: nhằm mục đích xác định các vấn đề cần tập trung trong cuộc phỏng vấn. Thông tin nền gồm các yếu tố sau: 

Tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng. 

Chủng tộc/tôn giáo.

Tình trạng sinh lý: mang thai, cho con bú.

Khả năng giao tiếp (ví dụ: chức năng nhận thức, sự tỉnh táo, minh mẫn, trạng thái tâm lý và các yêu cầu trợ giúp về giao tiếp như: kính, máy trợ thính, phiên dịch). 

Tiền sử bệnh, chẩn đoán bệnh và các xét nghiệm liên quan (nếu có). 

Sử dụng các nguồn phù hợp để thu thập thông tin:

Các thuốc của người bệnh mang theo và/hoặc danh sách thuốc. 

Hồ sơ bệnh án của người bệnh (hồ sơ bệnh án cũ, đơn thuốc ra viện/ngoại trú). 

Các phương tiện hỗ trợ tuân thủ (nếu có).

Tiến hành phỏng vấn người bệnh/người chăm sóc về thuốc người bệnh đang sử dụng ngay trước khi nhập viện, thuốc người bệnh đã ngừng sử dụng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị hiện tại, khả năng tuân thủ điều trị. Xem hướng dẫn phỏng vấn tiền sử dùng thuốc tại bảng 2.8.

Xác nhận tính chính xác của tiền sử dùng thuốc:để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, DSLS cần lưu ý xác nhận lại thông tin, đặc biệt trong các trường hợp: người bệnh tự sử dụng thuốc, có tiền sử dùng thuốc phức tạp, thuốc sử dụng có nguy cơ cao hoặc không thể thu thập được một tiền sử dùng thuốc đáng tin cậy từ người bệnh/người chăm sóc. DSLS có thể xác nhận tiền sử dùng thuốc của người bệnhdựa vào: người thân/người chăm sóc chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh, hồ sơ bệnh án của người bệnh (hồ sơ bệnh án cũ, đơn thuốc ra viện/ngoại trú) hoặc từ thông tin của cán bộ y tế khác (ví dụ bác sĩ kê đơn trước đó).

Một số thông tin khác cần khai thác khi tiến hành phỏng vấn tiền sử dùng thuốc ở người bệnh ĐTĐ: 

Người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ bao lâu, gia đình có ai mắc bệnh hay không?

Người bệnh có biết các nguy cơ nếu ĐTĐ không được kiểm soát?

Người bệnh có tự theo dõi glucose huyết ở nhà hay không? Cách theo dõi và tần suất như thế nào? Nồng độ glucose huyết thông thường là bao nhiêu? Mục tiêu glucose huyết cần đạt mà bác sĩ đã hướng dẫn cho người bệnh? Các kết quả này có được ghi chép lại hay không?

Khi glucose huyết cao, người bệnh đã xử trí như thế nào? Tương tự, khi glucose huyết thấp người bệnh đã được hướng dẫn xử trí thế nào? 

Tìm hiểu người bệnh có gặp các triệu chứng hạ đường huyết sau đây: nhìn mờ, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, lo lắng, nhịp nhanh, run, vã mồ hôi, choáng váng.

Tìm hiểu người bệnh đã bao giờ bị các dấu hiệu/triệu chứng tăng glucose huyết sau đây: đi tiểu thường xuyên, cảm thấy khát hơn, ăn ngon miệng và nhanh đói. Đau bụng hoặc buồn nôn, mệt mỏi.

Đáp ứng điều trị của người bệnh với phác đồ đang sử dụng (dựa vào các chỉ số glucose huyết, HbA1c). Các biến chứng nghiêm trọng (nếu có). Ví dụ: nhiễm toan ceton…

Người bệnh có các công cụ hỗ trợ nào để giúp tăng tuân thủ điều trị?

Tư vấn chế độ dùng thuốc

Tư vấn về lý do chỉ định thuốc, cách sử dụng thuốc (phụ lục 2.1, phụ lục 2.2), việc tuân thủ, các vấn đề cần lưu ý trong sử dụng thuốc dựa trên tiền sử dùng thuốc của người bệnh (tham khảo thêm bảng 2.9).

Bảng kiểm phỏng vấn tiền sử dùng thuốc của người bệnh

Bảng 2.8. Bảng kiểm phỏng vấn tiền sử dùng thuốc của người bệnh

 

1

Mở đầu cuộc phỏng vấn

Đánh dấu

Giới thiệu và chào hỏi (Sử dụng khung AIDET):

Hỏi tên của người bệnh (Acknowledge) 

Giới thiệu (Introduce) tên và nghề nghiệp của bản thân

Thời gian dự kiến (Duration), xác nhận thời gian thuận tiện để phỏng vấn

Giải thích (Explain) mục đích của cuộc phỏng vấn

Cảm ơn (Thank) người bệnh khi kết thúc cuộc phỏng vấn

Xác định người chịu trách nhiệm quản lý việc dùng thuốc của người bệnh tại nhà

 

2

Xác định tiền sử bệnh, dịứng và ADR

 

Tiền sử bệnh, thời gian mắc bệnh

 

Tiền sử sử dụng các chất kích thích như: rượu, thuốc lá… và tần suất sử dụng.

 

Xác nhận và ghi chép một cách chính xác và đầy đủ về tiền sử dịứng và ADR: 

Dị nguyên: thuốc, thức ăn, thời tiết

Mô tả phản ứng, thời gian xuất hiện phản ứng

 

3

Rà soát tất cả thuốc, thực phẩm chức năng mà người bệnh đang sử dụng ngay trước khi nhập viện, thuốc người bệnh đã ngừng sử dụng nhưng vẫn có thểảnh hưởng đến điều trị hiện tại, lưu ý đến thuốc/thực phẩm chức năng mà người bệnh sử dụng trong vòng 3 tháng trước đó

 

Tên thuốc (hoạt chất và biệt dược), liều lượng, tần suất dùng và thời gian dùng thuốc

 

ADR/ phản ứng dịứng liên quan tới các thuốc hiện dùng. 

 

Các thuốc đã ngừng thay đổi gần đây và lý do của sự thay đổi đó  

 

Biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị (nếu có) (ví dụ: dụng cụ chia thuốc)

 

Cách bảo quản thuốc (ví dụ: insulin)

 

4

Đánh giá tuân thủ

 

Đánh giá hiểu biết và thái độ của người bệnh về liệu pháp điều trị thuốc hiện tại và trước đây bao gồm:

Chỉ định 

Nhận thức về hiệu quả

Nhận thức về các vấn đề do thuốc 

Theo dõi hiện tại 

Lý do thay đổi thuốc. 

 

Đánh giá khả năng sử dụng các loại thuốc theo đơn 

Tìm hiểu những yếu tố ngăn cản tuân thủ điều trị (ví dụ: thiếu kiến thức về thuốc, lú lẫn, vấn đề về chi phí, niềm tin cá nhân hay văn hóa, gặp khó khăn về thể chất hoặc sức khỏe, ví dụ thị lực kém, khó nuốt, sức khỏe yếu hoặc thiếu sự phối hợp các hành động)

 

Đánh giá sự tuân thủ của người bệnh

 

 

Mở đầu cuộc phỏng vấn

Đánh dấu

 

Tần suất, lý do quên thuốc

 

5

Tóm tắt phỏng vấn

 

Cho phép người bệnh người chăm sóc đặt các câu hỏi liên quan đến thuốc trong thời gian phỏng vấn và tại thời điểm kết thúc cuộc phỏng vấn.

Tóm tắt những thông tin quan trọng và mô tả kế hoạch dự kiến cho việc quản lý sử dụng thuốc của người bệnh, ví dụ các vấn đề liên quan đến thuốc cần được giải quyết, các biệt dược khác nhau của thuốc được sử dụng.

 

Hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 1 (tương đương tuyến trung ương)

Yêu cầu cần đạt được 

Tương tự cơ sở y tế tuyến 2 

Lập kế hoạch điều trị

Theo dõi và đánh giá điều trị

Phạm vi thực hiện 

Cấp phát thuốc phù hợp chẩn đoán: bắt buộc thực hiện với tất cả đơn thuốc.

Kiểm tra liều thuốc: Khuyến khích thực hiện với tất cả đơn thuốc. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện nhân lực của cơ sở và tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra một tỷ lệ đơn nhất định, tập trung trên một số đối tượng nhất định.

Kiểm tra tương tác thuốc, tư vấn về ADR, chế độ dùng thuốc: yêu cầu kiểm tra và tư vấn trên một tỷ lệ nhất định đơn thuốc tùy điều kiện nhân lực của cơ sở, tập trung vào một số đối tượng nhất định (ví dụ: các đơn có nhiều thuốc, đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em)

Lập kế hoạch điều trị, theo dõi và đánh giá điều trị: khuyến khích thực hiện khi có đủ điều kiện về nhân lực, tiến hành tại các cơ sở y tế có quy định cụ thể về dịch vụ chăm sóc dược trên các đối tượng có yêu cầu về dịch vụ này. 

Các bước tiến hành

Bước 1 đến bước 7:tương tự hướng dẫn thực hành tại cơ sở y tế tuyến 2 (Mục 2.2.3).

Bước 8: Lập kế hoạch điều trị

Xác định mục tiêu điều trị, lập kế hoạch điều trị cụ thể về thuốc, dinh dưỡng, chế độ vận động (tham khảo bảng 2.9)

Bước 9: Theo dõi và đánh giá điều trị

Đánh giá về việc tuân thủ điều trị, hiệu quả điều trị và các ADR ghi nhận trong quá trình điều trị (tham khảo bảng 2.10).

Bảng 2.9. Lập kế hoạch điều trị

Hoạt động chính

Nội dung hoạt động

Hướng dẫn chi tiết

Kế hoạch chăm sóc của DSLS cho người bệnh

Thực hiện

Xác định mục tiêu điều trị

Kiểm soát

ĐTĐ 

HbA1c

Glucose huyết lúc đói, trước ăn

80 – 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L)

Glucose huyết sau ăn   – 2 giờ

Kiểm soát yếu tố nguy cơ

của biến

chứng

 

Lipid máu

Có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn của BYT (2017): 

LDL cholesterol

LDL cholesterol

Triglycerid

HDL cholesterol > 40 mg dL ( 1,0 mmol L) ở nam và > 50mg dL ( 1,3 mmol L) ở hướng dẫn của ADA (2019): không có mục tiêu lipid huyết. Việc lựa chọn thuốc và liều thuốc dựa trên BTMXV, nguy cơ BTMXV    năm, yếu tố nguy cơ BTMXV, tuổi, LDL- c ban đầu, khả năng dung nạp thuốc.

HA

Có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn của BYT (2017): HA

Hướng dẫn của ADA (2019): 

Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch cao (có BTMXV, hoặc có nguy cơ BTMXV  10 năm > 15%): HA

Người bệnh ĐTĐ, tăng HA với nguy cơ bệnh tim mạch thấp (nguy cơ BTMXV  10 năm

(Đánh giá nguy cơ BTMXV có thể sử dụng công cụ ước tính của Hội Tim mạch Hoa Kỳ http://tools.acc.org/ASCVD-Risk-Estimator-Plus/)

 

 

BMI mục tiêu

18,5 – 22,9 kg/m2

Hút thuốc lá

Cai thuốc lá (ở người bệnh có hút thuốc lá)

Lập kế hoạch

điều trị

Thuốc

điều trị

Thông tin chung về thuốc

 

Cách sử dụng thuốc

Phụ lục 2.1

Chế độ sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người bệnh:

Người bệnh béo phì, thừa cân (BMI 23 kg/m2), cần giảm cân ít nhất 3 –  % so với cân nặng nền  

Carbohydrat: nên dùng loại hấp thu chậm có nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ

Protid: nên dùng khoảng   –  ,5 gam kg cân nặng ngày ở người không suy chức năng thận  Nên ăn cá ít nhất 3 lần tuần  Nếu ăn chay trường, có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ) 

Lipid: nên dùng các loại lipid có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá  Cần tránh các loại mỡ trans, phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ

Muối: Ăn càng nhạt càng tốt, giảm muối trong bữa ăn (còn khoảng  .300 mg natri mỗi ngày)

Chất  xơ  ít nhất  5 gam mỗi ngày

Yếu tố vi lượng (bổ sung nếu thiếu): Sắt ở bệnh nhân ăn chay trường; vitamin B12 ở người bệnh dùng metformin lâu ngày nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi  

Rượu: giảm uống rượu, ít hơn một lon bia (33  mL) ngày, rượu vang đỏ khoảng  5  –    mL ngày  

Thuốc lá: Cai thuốc lá (ở người bệnh hút thuốc lá)

Chất tạo vị ngọt: như: đường bắp, aspartame, saccharin cần hạn chế đến mức tối thiểu  

 

 

Luyện tập thể dục

Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, nhịp tim. 

Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng  5  phút mỗi tuần (hoặc 3  phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập   ngày liên tiếp  Mỗi tuần nên tập kháng lực   – 3 lần (kéo dây, nâng tạ)  

Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, ví dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần    –  5 phút  Người còn tr  nên tập khoảng khoảng    phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần  

Nếu có bệnh tim mạch, các biến chứng ĐTĐ, cần lựa chọn loại và cường độ luyện tập phù hợp

Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết >  5  –     mg dL (hay    –  5 mmol L) và ceton niệu dương tính  Nếu glucose huyết dưới 110 mmol/L (hay 6 mmol/L) cần ăn thêm carbohydrat trước luyện tập.

Phòng ngừa biến chứng và chăm sóc bàn chân

Các thăm khám giúp tầm soát biến chứng

Bệnh thận do ĐTĐ   .Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận ở tất cả các bệnh nhân ĐTĐ típ   và ở tất cả các bệnh nhân có tăng huyết áp phối hợp  

Bệnh võng mạc do ĐTĐ  

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cần được khám mắt toàn diện, đo thị lực tại thời điểm được chẩn đoán bệnh ĐTĐ  

Nếu không có bằng chứng về bệnh võng mạc ở một hoặc nhiều lần khám mắt hàng năm và đường huyết được kiểm soát tốt, có thể xem xét khám mắt   năm một lần  

Nếu có bệnh võng mạc do ĐTĐ, khám võng mạc ít nhất hàng năm  Nếu bệnh võng mạc đang tiến triển hoặc đe dọa đến thị lực, phải khám mắt thường xuyên hơn  

Bệnh thần kinh do ĐTĐ

Tất cả bệnh nhân cần được đánh giá về bệnh thần kinh ngoại biên tại thời điểm bắt đầu được chẩn đoán ĐTĐ típ   sau đó ít nhất mỗi năm một lần  

 

 

 

Bàn chân ĐTĐ 

Thực hiện đánh giá bàn chân toàn diện ít nhất mỗi năm một lần để xác định các yếu tố nguy cơ của loét và cắt cụt chi  

Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ phải được kiểm tra bàn chân vào mỗi lần khám bệnh 

 

Chăm sóc bàn chân

Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bàn chân như sau:

(www.diabetes.co.uk, www.diabetes.org)

Rửa bàn chân hàng ngày với nước ấm và xà phòng

Lau thật khô bàn chân bằng khăn mềm, đặc biệt kẽ giữa các ngón chân

Bôi kem dưỡng da cho bàn chân, nhưng không bôi giữa các ngón chân Kiểm tra bàn chân hàng ngày xem các dấu hiệu bị đứt, xước, sưng, mụn nước hoặc tổn thương khác 

Không cắt móng chân quá sát và nên cắt, dũa thẳng

Không bao giờ đi chân trần

Mang giày, vớvừa vặn với chân. Chọn giầy đế lót mềm và kiểm tra trước khi mang để không có vật thể cứng (đá, sỏi, …) ở trong giày

Kiểm tra độ nóng/lạnh của nước trước khi ngâm chân vào để tránh bị bỏng hoặc tổn thương 

Thể dục xoay vận động bàn chân để máu lưu thông  Không ngồi bắt chéo chân lâu.

Giáo dục, tư vấn cho người bệnh

Về bệnh và mục

tiêu điều

trị

Giải thích về bệnh

Tư vấn cho người bệnh hiểu về bệnh ĐTĐ: là bệnh lý mạn tính, suốt đời  Để kiểm soát được bệnh, cần có sự điều chỉnh về lối sống và nhất định phải tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc được kê. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Giải thích mục tiêu điều trị

Cung cấp cho người bệnh các thông số mục tiêu của HbA1c, glucose huyết đói, glucose huyết sau ăn   giờ. Cần đạt được mục tiêu điều trị sau 3 tháng bắt đầu điều trị hoặc thay đổi điều trị bằng thuốc.

 

Về kế hoạch

điều trị

 

 

Thuốc – liều dùng

Với mỗi thuốc điều trị ĐTĐ được kê, người bệnh được tư vấn về: công dụng, liều dùng và cách nhận biết ADR.

Cách dùng thuốc uống

Với mỗi loại thuốc uống điều trị ĐTĐ được kê toa, người bệnh được tư vấn về: thời điểm uống thuốc, cách uống thuốc và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.

Cách dùng bơm tiêm hoặc bút tiêm insulin

Phụ lục 2.3 (bơm tiêm) Phụ lục 2.4 (bút tiêm)

Cách bảo quản thuốc insulin

Phụ lục 2.2

Chế độ ăn

Tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống 

Tập thể dục

Tư vấn cho người bệnh về chế độ thể dục

Phòng và điều trị biến chứng

Tư vấn cho người bệnh thăm khám định kỳ giúp tầm soát sớm biến chứng của

ĐTĐ 

Chăm sóc bàn chân

Tư vấn cho người bệnh về cách chăm sóc bàn chân 

Cai thuốc lá

Tư vấn cho người bệnh về các biện pháp cai nghiện thuốc lá 

Tư vấn về điều trị

RLLP máu tăng HA

Tư vấn cho người bệnh về tác dụng của việc kiểm soát toàn diện các bệnh lý mắc kèm như tăng HA/ RLLP huyết  Tư vấn về tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý đặc biệt của các thuốc điều trị RLLP huyết và tăng HA (nếu có)

 

Về theo dõi điều

trị

 

Sử dụng máy đo glucose huyết tại nhà

Tư vấn cho người bệnh về cách sử dụng máy đo glucose huyết tại nhà như sau:

Thử glucose huyết lúc đói (khi đã nhịn đói được 8 giờ trở đi  Tốt nhất là vào buổi sáng vừa ngủ dậy, chưa ăn sáng) và sau các bữa ăn  1,5 – 2 giờ tính từ khi bắt đầu ăn

Chuẩn bị: hộp đựng que lấy máu, hộp kim, bút bắn kim, máy đo, hộp đựng bông tẩm cồn

Trước tiên cần chuẩn bị kim, tháo nắp bút bắn kim ra và gắn kim vào. Xoay c ục tròn trên đầu kim để tháo ra và để lộ mũi kim  Đậy nắp lại và chọn mức độ bắn của bút. 

Chuẩn bị máy đo glucose huyết: lấy 1 que thử ra và gắn đúng chiều vào máy. 

Dùng miếng bông đã tẩm cồn để sát trùng tại vị trí cần lấy máu (thường là đầu ngón tay giữa và áp út). Dùng bút lấy máu để vào đầu ngón tay, bấm để kim đâm vào da để lấy máu. Nặn cho máu ra gần đủ 1 giọt.

Cầm máy đo đã gắn que thử chấm đầu que thử vào máu

Đợi 7 – 10 giây (tùy loại máy) và xem kết quả hiện trên màn hình

Chú ý khi đọc kết quả: 1 mmol/L = 18 mg/dL. Nếu kết quả thấy lớn hơn    thì máy đang hiện theo đơn vị mg/dL. Sau khi lấy máu, dùng một miếng bông tẩm cồn lau sạch chỗ lấy máu.

ADR thường gặp của thuốc

Tham khảo bảng 2.3

Bảng 2.10. Theo dõi điều trị

Hoạt động chính

Nội dung hoạt động

Hướng dẫn chi tiết

Kế hoạch chăm sóc của dược sĩ lâm sàng cho người bệnh

 

Thực hiện

Theo dõi tuân thủ điều trị

Thuốc

Tuân thủ thuốc điều trị

Hỏi người bệnh bộ câu hỏi tuân thủ điều trị MMAS – 8 mỗi lần người bệnh tái khám

1. Thỉnh thoảng bạn có quên uống thuốc không?

0 Có

1 Không

Người bệnh đôi khi bỏ dùng thuốc do nhiều lý do chứ không hẳn là vì quên  Suy nghĩ cẩn thận trong hai tuần trở lại đây, có khi nào bạn không dùng thuốc?

0 Có

1 Không

3. Có bao giờ bạn giảm hoặc ngưng dùng thuốc mà không báo cho bác sĩ và bạn cảm thấy tệ hơn khi dùng thuốc?

0 Có

1 Không

Khi đi du lịch hoặc đi xa nhà, thỉnh thoảng bạn có quên mang theo thuốc không?

0 Có

1 Không

5. Ngày hôm qua, bạn có dùng đủ các thuốc trong ngày không?

1 Có

0 Không

6. Khi bạn cảm thấy triệu chứng được kiểm soát, thỉnh thoảng bạn có ngưng dùng thuốc không?

0 Có

1 Không

7. Dùng thuốc mỗi ngày gây bất tiện cho một số người. Có bao giờ bạn cảm thấy phiền khi phải tuân thủ chế độ điều trị?

0 Có

1 Không

8. Bạn có thường gặp khó khăn khi nhớ uống tất cả các loại thuốc?

0 Có

1 Không

Người bệnh có tuân thủ điều trị (MMAS – 8 = 8)

Người bệnh không tuân thủ điều trị (MMAS – 8

Tập luyện

Tuân thủ chế độ tập luyện thể dục

Hỏi người bệnh về chế độ tập luyện thể dục, đánh dấu vào những điểm người bệnh thực hiện được.

Loại hình luyện tập:

Tương đương đi bộ 30 phút mỗi ngày,  150 phút tuần  Nếu người bệnh còn trẻ tuổi,

 

 

 

tập  60 phút mỗi ngày

Không ngưng tập luyện 2 ngày liên tiếp

Tập kháng lực (kéo dây, nâng tạ) từ 2 – 3 lần tuần

Nếu người bệnh cao tuổi, mắc bệnh đau khớp

Đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 – 15 phút

 

Chế độ ăn

Tuân thủ chế độ ăn

Hỏi người bệnh về chế độ ăn hàng ngày, thuyết phục người bệnh thực hiện đúng chế độ ăn hợp lý cho người ĐTĐ  

Hạn chế rượu

Hỏi người bệnh về lượng rượu trung bình người bệnh uống mỗi ngày  Nhắc lại cho người bệnh hạn chế rượu ít hơn một lon bia (330 mL) ngày, rượu vang đỏ khoảng  150 – 200 mL ngày  

Cai thuốc lá

Hỏi người bệnh về thói quen hút thuốc lá. Nếu còn, thuyết phục người bệnh cai thuốc lá

Kế hoạch phòng và điều

trị biến

chứng

Tuân thủ thăm khám tầm soát biến chứng

Hỏi người bệnh về việc tầm soát biến chứng:

Biến chứng thận (khám mỗi năm)

Biến chứng võng mạc (khám mỗi năm, nếu kiểm soát glucose huyết tốt – khám   năm một lần)

Bệnh thần kinh do ĐTĐ (khám mỗi năm)

Bàn chân ĐTĐ (kiểm tra bàn chân mỗi lần tái khám, khám toàn diện mỗi năm)

Tuân thủ chăm sóc bàn chân

Hỏi người bệnh về cách người bệnh chăm sóc bàn chân hàng ngày

Đúng

Cần nhắc nhở lại cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh

Theo dõi kết quả điều trị

Kiểm soát glucose huyết

HbA1c

Dược sĩ lâm sàng đọc xét nghiệm HbA1c:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

Glucose đói, trước ăn

Dược sĩ lâm sàng đọc xét nghiệm glucose đói, trước ăn:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

 

 

Glucose sau ăn 2 giờ

Dược sĩ lâm sàng đọc xét nghiệm glucose sau ăn 2 giờ:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

Kiểm soát yếu tố nguy cơ biến chứng

Lipid

huyết

 

Dược sĩ lâm sàng đọc các xét nghiệm:

LDL cholesterol:

Đạt mục tiêu 

 Không đạt mục tiêu

Triglyceride:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

HDL cholesterol:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

Huyết áp

Dược sĩ lâm sàng đọc chỉ số huyết áp:

Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

Chức năng thận

Dược sĩ lâm sàng đọc chỉ số creatinin huyết thanh và tính MLCT:

Không suy giảm so với giá trị lần khám trước đó

Giảm từ 25% so với giá trị lần khám trước đó 

Phối hợp với bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân

BMI

Tính BMI cho người bệnh  Nếu là người bệnh béo phì từ lần khám trước (BMI ≥ 23 kg/m2

Người bệnh đạt mục tiêu BMI nếu đã giảm 3 – 7 % so với cân nặng nền 

 Đạt mục tiêu 

Không đạt mục tiêu

Hút thuốc lá

Đã cai thuốc lá

Chưa cai được thuốc lá

Biểu

Biến

Dược sĩ cung cấp thông tin về các biểu hiện của biến chứng tim mạch: ví dụ – đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

 

hiện của

biến chứng

chứng tim mạch

 

 

Biến chứng thần kinh

Dược sĩ cung cấp thông tin về triệu chứng thần kinh ngoại biên: ví dụ – mất cảm giác ở bàn chân, tê bì

Biến chứng thận

Dược sĩ cung cấp thông tin về triệu chứng thận: ví dụ – tăng cân nhanh chóng do phù hoặc

bí tiểu 

Biến chứng trên mắt

Dược sĩ cung cấp thông tin về triệu chứng trên mắt: ví dụ – mắt nhìn mờ hoặc đau nhức

Biến chứng bàn chân

Dược sĩ cung cấp thông tin về triệu chứng bàn chân: ví dụ – bàn chân trầy xước, có vết phù nề hoặc dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau 

Theo dõi

ADR

Các biểu hiện

ADR

Hạ đường huyết quá mức

 

Có (Nếu có, ghi rõ số lần …)

Không

Rối loạn tiêu hóa

 

Không

Viêm đường hô hấp trên

 

Không

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục

 

Không

Loạn dưỡng mô mỡ

 

Không

Tài liệu tham khảo

Tiếng việt

Bộ Y tế. (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2, ban hành ngày 19 tháng 07 năm 2017.

Tiếng anh

Alldredge BK. Koda Kimble and Young’s Applied therapeutics, The Clinical Use of Drugs, 10th edition. Lippincott Williams & Wilkins.

American Diabetes Association (ADA), (2019), Standards of Medical Care in Diabetes.

Davies MJ et al. (2018). Management of hyperglycaemia in type 2 diabetes. A consensus report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). 

DiPiro JT et al. (2017). Pharmacotherapy – A Pathophysiologic approach, 10th edition. McGraw-Hill education.

Hurren KM, Pinelli NR. (2012). Drug – drug interactions with glucagon – like peptide – 1 receptor agonists. Ann Pharmacother, 46(5):710 – 7

International Diabetes Federation (IDF). (2017). Diabetes Atlas, 8th edition.

Lexicomp Drug Interation software. (2019).

Nguyen T. et al. (2015). Translation and cross – cultural adaptation of the brief illness perception questionnaire, the beliefs about medicines questionnaire and the Morisky Medication Adherence Scale into Vietnamese. Pharmacoepidemiology and Drug Safety, 24: 159 – 160.

Philip Wiffen, Marc Mitchell (2017), Oxford Handbook of Clinical Pharmacy 11.Rehman A, Setter SM, Vue MH. (2011). Drug – Induced Glucose Alterations Part 2: Drug – Induced Hyperglycemia. Diabetes Spectrum, 24(4): 234 – 238.

Scheen AJ. (2007). Drug – drug and food – drug pharmacokinetic interactions with new insulinotropic agents repaglinide and nateglinide. Clin Pharmacokinet, 46(2): 93 – 108.

Scheen AJ. (2007). Pharmacokinetic interactions with thiazolidinediones. Clinical Pharmacokinetics, 46(1):1 – 12. 

Scheen AJ. (2010). Dipeptidyl peptidase – 4 inhibitors (gliptins): focus on drug – drug interactions. Clin Pharmacokinet, 49(9): 573 – 88.

Scheen AJ. (2014). Drug-Drug Interactions with Sodium – Glucose Cotransporters Type 2 (SGLT-2) Inhibitors, New Oral Glucose – Lowering Agents for the Management of Type 2 Diabetes Mellitus. Clin Pharmacokinet, 53(4):295 – 304.

Vue MH, Setter SM (2011). Drug – Induced Glucose Alterations Part 1: Drug – Induced Hypoglycemia. Diabetes Spectrum, 24(3): 171 – 177.

www. diabetes.org.uk (Truy cập ngày 8/12/2018).