Nội dung

Hút đờm hầu họng

Đại cương

Ðường hô hấp được chia thành 2 phần: đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng, đường hô hấp dưới được tính từ thanh quản trở xuống. 

Hút mũi họng hoặc miệng họng để làm sạch đường hô hấp trên nhằm mục đích: 

Khai thông đường hô hấp, tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.

Lấy dịch xuất tiết phục vụ cho các mục đích chẩn đoán.

Phòng tránh nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng đờm dãi.

Chỉ định

Người bệnh có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được.

Người bệnh hôn mê, co giật, liệt hầu họng có xuất tiết nhiều đờm dãi.

Người bệnh hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột, trẻ sơ sinh sặc nước ối ngạt.

Người bệnh mở khí quản, đặt ống nội khí quản, thở máy.

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối. 

Thận trọng với bệnh lý thần kinh cơ có rối loạn thần kinh thực vật. 

Chuẩn bị

Người thực hiện

01 điều dưỡng viên.

Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Dụng cụ vô khuẩn

Ống thông hút đờm dãi vô trùng dùng 1 lần, kích cỡ phù hợp.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (

Từ 5 tuổi trở lên: ống thông số 12-18. 

Gạc miếng, cốc dùng 1 lần, đè lưỡi hoặc canun Mayo (nếu cần). 

Dụng cụ khác

Máy hút hoặc nguồn hút áp lực âm.

01 chai Natriclorua 0,9%, dung dịch cồn sát khuẩn tay nhanh.

Găng tay sạch, khăn bông nhỏ, ống nghe, kính bảo hộ.

Xô đựng dung dịch khử khuẩn, túi đựng rác thải.

Người bệnh 

Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thủ thuật sắp làm, động viên người bệnh yên tâm và hợp tác trong khi làm thủ thuật.

Hướng dẫn người bệnh tập ho, tập thở sâu kết hợp làm vật lý trị liệu: vỗ, rung vùng phổi (nếu tình trạng bệnh cho phép). 

Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.

Nhận định người bệnh: nghe phổi, kiểm tra nhịp thở, kiểu thở, SpO2.

Thực hiện kỹ thuật

Kiểm tra các dụng cụ cấp cứu trước khi tiến hành để đề phòng những diễn biến bất thường. Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh.

Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo kính bảo hộ

Che bình phong, cho người bệnh nằm tư thế thích hợp, đầu nghiêng sang một bên (tránh hít phải chất nôn nếu có). Trải khăn trước ngực người bệnh.

Đổ dung dịch Natriclorua 0,9% vào cốc vô khuẩn

Bật máy, kiểm tra sự hoạt động của máy hút và điều chỉnh áp lực hút

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (

 

Trẻ dưới 5 tuổi: – 80 đến – 100mmHg; từ 5 tuổi trở lên: -100 đến – 120mmHg.

Mở túi đựng ống thông, sát khuẩn tay nhanh, đi găng, nối ống thông với hệ thống hút. 

Mở cửa sổ van hút, nhẹ nhàng đưa ống thông vào lỗ mũi người bệnh (khoảng cách từ cánh mũi đến dái tai). Tiến hành hút: đóng cửa sổ hút, kéo ống thông ra từ từ, đồng thời xoay nhẹ ống thông.

Đưa ống thông vào miệng, hút sạch dịch trong khoang miệng.

Lặp lại động tác hút đến khi sạch. Mỗi lần hút không quá 15 giây.

Hút nước tráng ống thông, tháo ống thông ngâm vào dung dịch khử khuẩn.

Tháo bỏ găng, giúp người bệnh về tư thế thoải mái, lau miệng cho người bệnh.

Nghe phổi, đánh giá tình trạng hô hấp sau hút đờm

Thu dọn dụng cụ, rửa tay

Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh: thời gian hút, tính chất, màu sắc, số lượng dịch hút ra. Tình trạng người bệnh trong và sau khi hút, tên người làm thủ thuật.

Theo dõi 

Theo dõi trước, trong và sau khi hút: tình trạng ứ đọng, tiếng thở, nhịp thở, SpO2, sắc mặt, ý thức, nhịp tim, mạch, huyết áp, tình trạng máy thở, khí máu (nếu có chỉ định).

Tai biến và xử trí

Tổn thương niêm mạc mũi, họng

Do kỹ thuật hút thô bạo, áp lực máy hút cao. 

Xử trí: điều chỉnh lại áp lực máy hút và thao tác kỹ thuật của điều dưỡng.

Kích thích, gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi

Xử trí: ngừng hút, nghiêng đầu người bệnh, lau sạch mũi, miệng người bệnh. Cho người bệnh nằm đầu cao 30 – 450.

Co thắt thanh quản, nhịp chậm phản xạ, loạn nhịp tim 

Xử trí: ngừng hút, cho thở oxy theo chỉ định, báo bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.

Thiếu oxy, giảm oxy máu, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp 

Xử trí: ngừng hút, cho thở oxy theo chỉ định, báo bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.

Ngừng tim, ngừng thở 

Xử trí: ngừng hút, phối hợp với bác sĩ để xử trí cấp cứu hồi sinh tim phổi.

Tài liệu tham khảo

Robert E.St.John. “Airway and Ventilatory Management”. AACN Essentials of critical Care Nursing, p118- 119.  Published July 29th 2005 by McGraw-Hill Medical Publishing.

Mills, Elizabeth Jacqueline (2004). “Respiratory Care: Airway Management”. Nursing Procedures, 4th Edition, p 441 – 443. 

Nettina, S. M. (Ed) (2010). “Chapters: Emergent Conditions”; Respiratory Function and Therapy in Lippincott Manual of Nursing Practice. 9th Edition. Philadelphia Lippincott Williams & Wilkins