Khái niệm
Người bệnh sau khi khỏi bỏng thường để lại nhiều di chứng bỏng. Đó là các lọai sẹo: lồi, phì đại, co kéo, dính, loét lâu liền, loét ung thư hóa…Di chứng có thể chỉ ở da và có thể tổn thương cả gân, cơ, xương, khớp…Những di chứng này làm ảnh hưởng chức năng lao động, thẩm mỹ, rối loạn cảm giác.
Khám di chứng bỏng là khám xét để đánh giá mức độ ảnh hưởng (di chứng) của tổn thương bỏng trước đó đến sức khỏe, chức năng, thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh từ đó có biện pháp điều trị phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng, phục hồi thẩm mỹ, phục hồi tâm lý cho người bệnh.
Chỉ định
Tất cả người bệnh điều trị sau bỏng
Chống chỉ định
Không có
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng được đào tạo.
Phương tiện
Buồng khám bệnh đủ ánh sáng
Thước dây, thước đo góc
Người bệnh
Nằm, ngồi, đứng thuận tiện cho việc khám bệnh
Các bước tiến hành
Thứ tự khám
Khám toàn thân để đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung
Khám, hỏi, trao đổi…để xác định mức độ tổn thương tâm lý
Khám tại chỗ vùng di chứng bỏng để đánh giá tình trạng chức năng (vận động, cảm giác, các giác quan…), khám và ghi chép từng vị trí di chứng bỏng.
Khám vận động chủ động, thụ động, đo các góc vận động của chi thể.
Đánh gía thẩm mỹ
Đánh giá các tình trạng khác do sẹo bỏng để lại: đau đớn, ngứa, viêm nhiễm…
Tình trạng sẹo: vị trí, diện tích, tính chất sẹo, biểu hiện sẹo, rối loạn cảm giác, rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo.
Chẩn đoán
Sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo co kéo, sẹo dính, sẹo loét lâu liền, loét ung thư hóa.
Vị trí sẹo
Thời gian sau khỏi bỏng
Sẹo đơn thuần hoặc kết hợp
Rối loạn sắc tố…
(Ví dụ chẩn đoán: Sẹo lồi, loét, co kéo khoeo chân phải di chứng bỏng vôi tôi năm thứ hai)
Theo dõi và hướng dẫn người bệnh
Tập vận động tại nhà, tại khoa phục hồi chức năng.
Hẹn sau 1 thời gian đến kiểm tra lại.
Cần nhập viện để phẫu thuật.
Xác định để giải quyết thương tật, chính sách.