Đại cương
Việc sử dụng các thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ trong công nghiệp, trong y tế, trong nghiên cứu, giảng dạy… đang ngày càng phát triển rộng rãi.
Cùng với sự phát triển của các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, việc đảm bảo an toàn bức xạ được các cấp quản lý quan tâm đặc biệt và ngày càng được hoàn thiện hơn, thể hiện qua các văn bản, các nghị định đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành.
Nói chung, an toàn bức xạ trong xạ trị phải được bảo đảm trên cơ sở 3 nguyên tắc cơ bản
Phép luận chứng; tối ưu hóa và giới hạn liều bức xạ. Cụ thể là:
Chỉ được thực hành các kỹ thuật xạ trị trong trường hợp phép luận chứng lâm sàng chứng tỏ được rằng đó là biện pháp có lợi thực sự cho người bệnh, cho xã hội (phép luận chứng lâm sàng thực tiễn).
Các yếu tố liên quan tới mỗi kỹ thuật xạ trị cụ thể như độ lớn của các mức liều bức xạ gây ra cho môi trường xung quanh, tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra phải đượcgiữ ở mức thấp hợp lý. Trong đó, các yếu tố về lợi ích kinh tế, xã hội đã được xem xét, cân nhắc (tối ưu hóa trong bảo vệ).
Sự rủi ro gây ra bởi một liều bức xạ, hay liều bức xạ tiềm ẩn đối với đối với mỗi loại đối tượng bị chiếu xạ (nhân viên bức xạ, dân chúng nói chung v.v..) không được vượt quá giới hạn liều bức xạ áp dụng cho loại đối tượng đó (giới hạn liều bức xạ).
Việc bảo vệ các nhân viên bức xạ cũng như dân chúng nói chung phải được bảo đảm trên cơ sở 3 nguyên tắc cơ bản nêu trên.
Liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ (những người tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ) và các thành viên dân chúng phải áp dụng theo các giới hạn liều cá nhân.
Các giới hạn liều này chỉ là biểu trưng giữa ranh giới các liều bức xạ không thể chấp nhận được và các liều bức xạ an toàn, tương ứng với từng loại đối tượng đó.
Tuy nhiên, cũng cần áp dụng các liều bức xạ cá nhân thấp đến mức thích hợp, sao cho trong mỗi trường hợp cụ thể, các yếu tố về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều đã được xem xét và cân nhắc.
Các giới hạn liều bức xạ cá nhân nêu trong phần này được căn cứ trên cơ sở những quy định của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ, theo tiêu chuẩn Việt Nam và tham khảo những khuyến cáo của U ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ.
Việc theo dõi liều chiếu (liều nhiễm xạ) của các nhân viên bức xạ (xạ trị, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân) do cán bộ phụ trách an toàn bức xạ (ATBX) của cơ sở đảm nhiệm – thường là Kỹ sư Vật lý.
Có nhiều phương pháp kiểm tra (định kỳ) liều nhiễm đối với các nhân viên bức xạ, chẳng hạn:
Dùng phim, dựa trên nguyên tắc đo độ đen của film bằng máy đo mật độ (Densitometor)
Dùng bút đo dựa trên nguyên tắc buồng ion hóa
Dùng nhiệt huỳnh quang (TLD). Phương pháp này ưu việt hơn hai phương pháp trên là detector có thể tái sử dụng, tín hiệu tin cậy và đo cho nhiều loại bức xạ với dải năng lượng khác nhau. Tuy nhiên loại này đòi hỏi trang bị đồng bộ và đắt tiền.
Chỉ định
Áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán (chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân) và điều trị.
Áp dụng cho các cơ sở, từ tuyến trung ương đến địa phương.
Bắt buộc cho mọi đối tượng là nhân viên bức xạ
Chuẩn bị
Người thực hiện
Cán bộ phụ trách ATBX
Kỹ sư Vật lý
Nhân viên hành chính các khoa, phòng liên quan.
Phương tiện, dụng cụ
Thẻ fiml cá nhân (Personal Film Badge) hoặc
Bút đo (buồng ion hóa), hoặc
Thẻ đo liều cá nhân bằng TLD. Với loại này phải có hệ máy đọc (Reader), máy đo quang phổ kế (Spectrometer) v.v..
Các bước tiến hành
Lập danh sách các nhân viên bức xạ ủa toàn bộ các khu vực xạ trị, chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân…
Cấp, phát thẻ đo liều cá nhân đến từng nhân viên bức xạ
Định kỳ thu hồi thẻ cũ, cấp phát thẻ mới
Thông báo kết quả đến từng cá nhân
Lưu trữ kết quả
Báo cáo người quản lý cơ sở (Giám đốc bệnh viện)
Đọc kết quả
Đọc kết quả trên Densitometor (nếu dùng Film)
Hiệu chỉnh và so sánh số liệu với đồ thị chuẩn
Đọc trực tiếp trên but đo nếu là buồng ion hóa
Với loại TLDs, phải qua quy trình kỹ thuật nung mẫu
Chuyển mẫu sang Spectrometer
Xử trí sai số
Ghi nhận và thông báo kết quả đến các đơn vị, cá nhân v.v..