Nội dung

Làm trồi răng bằng khí cụ cố định

Đại cương

Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm trồi các răng cửa hàm dưới.

Để làm trồi các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong có sử dụng khí cụ cố định gắn chặt

Chỉ định

Cắn hở theo chiều đứng tại vùng răng hàm nhỏ.

Chống chỉ định

Răng bị dính khớp (ankylosed )

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

Trợ thủ.

Phương tiện

Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: thước đo lực, các loại kìm bẻ dây cung, thìa lấy dấu HD, bút đánh dấu …

Các vật liệu nắn chỉnh răng:

Chất lấy dấu và thạch cao

Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.

Dây cung 0.016 x 0. 022 hoặc 0.017 x 0.025 SS HT.

Dây cung 0.014, 0.016, 0.018 Niti HD.

Người bệnh

Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định

Phim Panorama và Cephalomatric.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ bệnh án

Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

Các bước tiến hành

Lần hẹn thứ nhất

Lấy dấu răng HD cho bệnh nhi. Đổ mẫu thạch cao đá.

Trên mẫu thạch cao: thực hiện các bước sau :

Xác định răng cần làm trồi, các răng dự định gắn mắc cài trên mẫu (thường gắn răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai)

Xác định và đánh dấu độ cao ống band và rãnh mắc cài các răng trên mẫu bằng bút chì

Bẻ dây cung 0.016 x 0.022 SS hoặc 0.017×0.025 SS sao cho khi dây cung đặt vào rãnh mắc cài các răng (trừ răng cần làm trồi) ở tình trạng thụ động.

Chọn band cho răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng hàm nhỏ cần làm trồi

Đặt chun tách kẽ răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng cần làm trồi

Lần hẹn thứ hai

Làm sạch răng bên có răng cần làm trồi .

Lấy chun tách kẽ

Thực hiện kỹ thuật dán band cho răng hàm lớn.

Thực hiện kỹ thuật dán mắc cài cho răng cạnh răng cần làm trồi.

Thực hiện một trong các cách sau:

Dùng sợi chun, mắc vào mắc cài răng hàm nhỏ cần làm trồi, rồi buộc vào dây cung chính (đảm bảo độ căng dây đạt lực 35-60gr).

Hoặc sử dụng kỹ thuật hai dây: dây cung .016 NiTi được đặt vào rãnh mắc cài của răng hàm cần làm trồi.

Chú ý:

Đảm bảo chiều cao ống band và rãnh mắc cài như đã đánh dấu trên mẫu.

Đặt dây cung đã bẻ sẵn vào rãnh mắc cài đảm bảo dây ở tình trạng thụ động để không làm thay đổi vị trí các răng.

Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 4 tuần)

Kiểm tra lực của dây chun ( 35-60gr), điều chỉnh lực nếu cần.

Thay dây .016 bằng dây .018 NiTi.

Kết thúc điều trị

Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo.

Theo dõi và xử trí tai biến

Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng hàm nhỏ đang làm trồi: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm trồi răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

Sang thương niêm mạc lợi miệng do lún band, gãy khí cụ:

Tháo khí cụ

Điều trị sang thương.