Nội dung

Mổ sứt môi- chẻ vòm

Bệnh học

Hiện nay, mổ sứt môi được thực hiện trong giai đoạn sơ sinh (lý tưởng nhất là trong 10 ngày đầu), chẻ vòm được mổ trong khoảng 3 tháng (trừ những BN có bệnh tim bẩm sinh nặng hoặcdị tật ở vùng mặt).

Trước mổ:

Trong giai đoạn sơ sinh:     

Có tiền căn thiếu tháng? 

Có những biến cố chu sinh? 

Nồng độ bilirubinémie có ổn định?

Theo nguyên tắc, BN được BS nhi khoa khám và làm các xét nghiệm thường quy (Công thức máu, chức năng đông máu) và chuyên khoa theo tình trạng lâm sàng (siêu âm tim, thận, não…)

Chú ý vì có nhiều hội chứng phối hợp

Tiền mê:

Dặn nhịn, ngưng uống nước ít nhất 2 giờ trước mổ

Lập đường truyền TM ngoại biên truyền đủ dịch cơ bản từ khi nhịn uống

Atropin: 0.02 mg/kg IM (tối thiểu 0.1 mg)

Monitoring:

ECG, ống nghe dán trước ngực, SpO2, thán đồ (EtCO2)

Đo huyết áp không xâm lấn, sonde nhiệt độ

Phòng mổ: cần giữ ấm, có nệm ấm ở bàn mổ

Dẫn đầu:

Cổ điển với Halothane, Sevoflurane

Gây mê TM nếu có đường truyền: Propofol 2-4 mg/kg, Esmeron 0,5-1 mg/kg

Chú ý: trẻ sơ sinh: nguy cơ shunt (P) → (T) nếu tụt huyết áp

Gây mê đặt nkq:

Đường miệng Thông khí cơ học phù hợp bằng máy thở, lưu ý tuột ống NKQ trong khi PT vá vòm

Duy trì mê bằng thuốc mê hô hấp:

Isoflurane, Sévoflurane, Dexaméthasone 0.5 mg/kg nếu vá vòm.

Nếu trước mổ ổn định: Sufentanyl 0.2 – 0.3 mcg/kg hay Alfentanyl 5 mcg/kg hay remifentamil 0.25 mcg/kg/phút

Tư thế:           

Nằm ngửa đối với vá môi ‒ Trendelenbourg đối với vá vòm

Hậu phẫu:

Yêu cầu PTV gây tê rìa vết mổ bằng Marcaine 0.25% (tối đa 3 mg/kg) để giảm đau sau mổ.

Nếu vá vòm, đặt sonde dạ dày qua đường mũi vào cuối cuộc mổ.

Nếu có chỉnh hình cánh mũi phải bảo đảm sự thông khí

Rút NKQ: luôn nhẹ nhàng và chú ý: phù nề, tắc nghẹt mũi, rối loạn trương lực cơ đường hô hấp trên…

Hậu mê:

Không rút xẹp bóng NKQ sớm

Sau khi rút NKQ nếu BN thở tốt cho BN nằm sấp

Giảm đau bằng Paracetamol 10-20 mg/kg

Nếu BN có vấn đề về hô hấp hoặc thông khí → chuyển Hồi Sức