Nội dung

Pet/ct với 18fdg đánh giá sự sống còn của cơ tim

Nguyên lý

Acid béo tự do là nguồn năng lượng chính tế bào cơ tim sử dụng khi cơ thể ở trạng thái đói (fasting). Trong khi đó, glucose được tế bào cơ tim sử dụng chủ yếu sau bữa ăn hoặc khi ở trạng thái thiếu máu cơ tim. Chính vì vậy mà mức độ sử dụng glucose thể hiện khả năng chuyển hóa, sự sống của tế bào cơ tim.18FDG được tiêm vào cơ thể và được tế bào cơ tim hấp thụ vào nội bào theo con đường của glucose. Trong tế bào cơ tim, 18FDG được phosphorat hóa trở thành  FDG6-phosphate và bị giữ lại (trapped), phân rã cho các positron (electron mang điện tích dương). Các positron này khi gặp các điện tử lân cận trong tổ chức sẽ xảy ra phản ứng hủy cặp sinh ra 2 photon trùng phùng có mức năng lượng 511 Kev và được ghi lại bởi hệ thống hình ảnh PET.

Hình ảnh chuyển hóa 18FDG PET thường được so sánh đồng bộ với hình ảnh tưới máu cơ tim 99mTc-sestamibi, tetrofosmin … chụp bằng gamma camera

SPECT hoặc các đồng vị phát positron (13NH3, 15O, 82Rb) chụp bằng PET.

Chỉ định  

Xác định người bệnh thích hợp để can thiệp tái tưới máu động mạch vành khi một phần cơ tim mất vận động hoặc đông miên ảnh hưởng tới chức năng tâm thu thất trái.

Phân biệt tổ chức cơ tim giảm chức năng nhưng còn sống với sẹo nhồi máu cơ tim để quyết định điều trị ở người bệnh có bệnh tim thiếu máu cục bộ, giảm chức năng thất trái.

Về mặt lâm sàng, chỉ định chụp 18FDG PET đánh giá khả năng sống cơ tim thường là người bệnh nhồi máu cơ tim có suy chức năng tâm thu EF ≤ 40%, những xét nghiệm đánh giá cơ tim sống khác (siêu âm sử dụng dobutamin, xạ hình sử dụng 99mTc-MIBI,…) chưa đủ cho phép quyết định điều trị can thiệp tái tưới máu.

Chống chỉ định  

Chống chỉ định sử dụng Insulin

Tăng Kali máu nặng chưa được kiểm soát

Chống chỉ định sử dụng đồng vị phóng xạ: phụ nữ đang có thai, đang cho con bú (không muốn dừng cho con bú).

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân

Điều dưỡng Y học hạt nhân

Cán bộ hóa dược phóng xạ

Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

Cán bộ an toàn bức xạ

Phương tiện, thuốc phóng xạ

Máy ghi đo: Máy PET/CT; máy chuẩn liều phóng xạ positron; hệ thống chia liều phóng xạ; máy đo rà phóng xạ; máy tiêm thuốc cản quang.

Thuốc phóng xạ:18FDG. Liều dùng: 0,14-0,15 mCi/kg cân nặng cơ thể (5,185,55 MBq/kg). Tiêm tĩnh mạch.

Tùy theo trường hợp cụ thể, có thể dùng hoặc không dùng thuốc cản quang khi chụp CT. 

Dụng cụ, vật tư tiêu hao

Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.

Kim lấy thuốc, kim tiêm.

Bông, cồn, băng dính.

Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.

Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.

Chuẩn bị người bệnh

Giải thích, tư vấn trước cho người bệnh và thân nhân về phương pháp và các bước tiến hành chụp PET và PET/CT.

Người bệnh nhịn ăn trước 4 – 6 giờ, không sử dụng tiêm truyền dịch hoặc/và  thuốc có đường trong vòng 6 giờ.

Đo đường máu người bệnh:

Nếu đường máu

Người bệnh uống 20 g glucose / pha trong 200 ml nước.

Đo đường máu sau 45 phút.

Căn cứ vào đường máu của người bệnh để tiến hành tiếp.

Nếu đường máu người bệnh> 13,9 mmol/l (250mg/dl):

Căn cứ vào đường máu của người bệnh để tiến hành quy trình kích hoạt chuyển hóa glucose đường uống (oral glucose loading).

Kiểm tra chức năng thận, nếu có chỉ định sử dụng thuốc cản quang. – Lập đường truyền tĩnh mạch.

Các bước tiến hành

Thu nhận chụp hình fdg pet:

Tư thế người bệnh: nằm ngửa, hai tay để gác lên giá đỡ phía trên đầu. Gắn điện cực điện tim theo dõi.

Chụp X quang định vị CT Scout.

Chup CT scanner liều thấp hiệu chỉnh hiệu ứng suy giảm (CT attenuation correction): chế độ 3D, 01s/bed, 3,75mm/slice, pitch 0,562:1, FOV large, energy 120kv, 250 mA noise index 20%,

Chụp PET:chuẩn 3 D, 1 bed x 15 phút, matrix size: 128 x 128, FOV: 41,9 mm

Có thể chụp pha muộn sau tiêm FDG 120 – 180 phút nếu hình ảnh nhiễu xấu, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường. Theo dõi sát tình trạng người bệnh trong suốt thời gian chuẩn bị và chụp hình.

Xử trí hình ảnh

3D Recon Method: iterative 28 subsets, 20 iterlations,

3D filterbutterworth cutoff 15mm

Hiệu chỉnh hiệu ứng suy giảm với CT.

Tái xử trí, trình bày hình ảnh chuyển hóa FDG PET theo các lớp cắt trên các trục ngắn short axis, trục dài vertical long axis, horizolal long axis và với phần mềm chuyên dụng.

Tái xử trí hình ảnh chuyển hóa FDG PET với 99mTc – MIBI SPECT tưới máu cơ tim pha nghỉ hoặc pha gắng sức (thường lấy hình ảnh chụp pha gắng sức) để so sánh theo các lớp cắt trên các trục ngắn short axis, Vetical long axis, Horizol long axis và với phần mềm chuyên dụng.

Đánh giá kết quả

Hình ảnh FDG PET chuyển hóa glucose cơ tim thường được đánh giá kết hợp với hình ảnh SPECT tưới máu cơ tim pha nghỉ hoặc gắng sức. Đánh giá định tính, bán định lượng, định lượng tổn thương: trước tiên phải xác định vùng cơ tim bình thường (vùng bắt giữ phóng xạ cao nhất, thường sử dụng hình ảnh tưới máu cơ tim pha gắng sức).

Các thông số đánh giá:

Độ rộng tổn thương: diện hẹp (5 – 10% cơ tim thất trái), trung bình (10-20% cơ tim thất trái), rộng (> 20 % cơ tim thất trái).

Đánh giá mức độ nặng của tổn thương định tính: nặng (mật độ phân bố phóng xạ giảm nhiều gần bằng hoặc tương đương nền phóng xạ lân cận), vừa (mật độ phân bố phóng xạ giảm đáng kể nhưng cao hơn rõ rệt so với nền phóng xạ lân cận), nhẹ (mật độ phân bố phóng xạ giảm hơn so với vùng cơ tim lành). Cơ tim có mật độ phân bố phóng xạ ≥ 50% so với vùng cơ tim lành được coi là có khả năng sống.

Khuyết xạ xuyên thành (transmural defect): khuyết xạ chiếm gần toàn bộ hoặc toàn bộ bề dày thành tim.

Đánh giá vận động vùng thành và thể tích, chức năng tâm thu thất trái bằng phương pháp ECG – Gated

Đánh giá tổn thương dạng tương đồng tưới máu – chuyển hóa dạng “match” hoặc “mismatch” trên hình ảnh FDG PET và xạ hình tưới máu cơ tim với 99mTc – MIBI

Dạng “mismatch” không tương đồng tưới máu – chuyển hóa có nghĩa cơ tim có khả năng sống và có khả năng hồi phục sau can thiệp tái tưới máu.

Dạng “match” đồng thời giảm nặng tưới máu và chuyển hóa có nghĩa là sẹo nhồi máu cơ tim, không hồi phục nếu như tiến hành can thiệp tái tưới máu.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình chuẩn bị và ghi hình

Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.