Nội dung

Phẫu thuật điều trị dị tật hậu môn trực tràng nhiều thì

Đại cương

Dị tật hậu môn trực tràng là một trong các bệnh có từ lâu nhất trong lịch sử y học. Tỷ lệ mắc khoảng 1/5000 trẻ mới sinh. Có rất nhiều kỹ thuật cũng như đường mổ để tạo hình hậu môn như đường bụng, đường tầng sinh môn, đường sau trực tràng của Pena, đường trước xương cùng sau trực tràng….

Chỉ định

Dị tật hậu môn trực tràng loại trung gian và cao ở cả nam và nữ đã được làm hậu môn nhân tạo thời kì sơ sinh

Chống chỉ định

Mắc các bệnh cấp tính

Rối loạn đông máu

Chuẩn bị

Người thực hiện

Có chứng chỉ hành nghề là Phẫu thuật viên Nhi khoa và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng – tầng sinh môn.

Phương tiện

Đèn chiếu sáng tốt, ánh sáng lạnh

Bộ dụng cụ phẫu thuật hậu môn: có que thăm dò, dao điện, máy hút, panh, kéo, kẹp phẫu tích,…

Các loại chỉ khâu, thuốc bôi trơn (parafin), bộ nong hậu môn (Hegar)

Máy kích thích cơ, độn hình tam giác để nâng mông người bệnh lên

Bàn phẫu thuật, bàn để dụng cụ

Người bệnh

Được chuẩn bị chu đáo, chẩn đoán xác định dị tật hậu môn trực tràng loại cao hoặc trung gian.

Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh. Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật trong phạm vi cho phép.

Hồ sơ bệnh án

Hoàn thành các thủ tục hành chính theo qui định

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

Kiểm tra người bệnh

Tình trạng toàn thân

Thực hiện kỹ thuật

Tư thế người bệnh và vị trí kíp mổ

Người bệnh nằm sấp hình dao nhíp gập hoặc nằm ngửa tư thế sản khoa

Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ đứng bên đối diện.

Vị trí rạch da

Đường sau trực tràng hoặc đường bụng.

Các thì phẫu thuật

Rạch da

Phẫu tích túi cùng trực tràng, tạo đường hầm qua trung tâm cơ thắt

Hạ bóng trực tràng xuống tạo hình hậu môn

Đóng vết mổ

Theo dõi

Khi làm kỹ thuật

Tổn thương thành trực tràng, thành âm đạo, thành niệu đạo

Sau khi làm kỹ thuật

Chảy máu vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ

Sa niêm mạc hậu môn

Hẹp hậu môn

Xử trí tai biến

Khi làm kỹ thuật

Khâu lại thành trực tràng, thành âm đạo, thành niệu đạo

Sau khi làm kỹ thuật

Chảy máu: Băng ép, khâu cầm máu vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh, giảm viêm

Sa niêm mạc hậu môn: Phẫu thuật cắt niêm mạc sa

Hẹp hậu môn: Nong hậu môn, phẫu thuật tạo hình lại hậu môn