PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH GIỮA VÀ THẦN KINH TRỤ
Đại cương
Liệt thần kinh giữa và thần kinh trụ là di chứng hay gạp của chi trên thường nguyên nhân do vết thương gây ra
Điều trị liệt thần kinh giữa và thần kinh trụ khi thần kinh đã được khâu nối mà không hồi phục.
Chỉ định
Chẩn đoán liệt thần kinh giữa:
Vận động: dấu hiệu bàn tay khỉ: Khớp bàn ngón duỗi quá mức, đầu ngón co, mất đối chiếu ngón cái, cơ gan tay và cơ ô mô cái teo – Cảm giác: Mất cảm giác đốt 3 của ngón 2,3 – Chẩn đoán liệt thần kinh trụ:
Vận động: Biểu hiện dấu hiệu vuốt trụ, ngón 4 ngón 5 đốt 1 bị duỗi quá mức, còn đốt 2 và 3 bị co gấp.
Cảm giác: Mất cảm giác ở mu ngón 5, mu tay và mu ngón 4 phía trụ
Chống chỉ định:
Bàn tay có tình trạng nhiễm trùng
Chuẩn bị
Người bệnh:
Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Phương tiện trang thiết bị:
Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
Các bước tiến hành
Vô cảm:
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
Kỹ thuật:
Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn
Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường
Chuyển gân trong liệt TK giữa: chuyển gân gáp nông ngón 4 khâu vào đốt 1 ngón cái, sau mổ để ngón cái tư thế đối chiếu, cổ tay duỗi 0 độ – Chuyển gân liệt TK trụ:
Kỹ thuật Zancolli: Rạch dọc ở gan tay chỗ khớp bàn ngón, lấy vạt chữ u có cuống và kéo vạt lên cao khâu vào cổ đốt bàn giúp cho khớp bàn ngón gấp 20 độ
Theo dõi và điều trị sau mổ
Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay
Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm
Tai biến và xử trí
Nhiễm trùng bàn tay: Cắt chỉ, thay băng, cắt lọc lại