PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ RÒ TRỰC TRÀNG – TIỂU KHUNG
Đại cương
Rò trực tràng tiểu khung có thể là biến chứng của sản khoa, bệnh viêm ruột, khối u ác tính vùng tiểu khung, xạ trị, phẫu thuật vùng tiểu khung hoặc do chấn thương… Phẫu thuật điều trị rò trực tràng – tiểu khung xử trí tuỳ thuộc vào từng giai đoạn (áp xe hoặc rò), nguyên nhân (tai biến thủ thuật, phẫu thuật, bệnh lý…), vị trí (trên phúc mạc và dưới phúc mạc hay rò vào các tạng trong tiểu khung) của đường rò.
Chỉ định
Người bệnh được chẩn đoán với triệu chứng lâm sàng đa dạng và cận lâm sàng (chụp mạch hệ tiết niệu, bàng quang, thụt thuốc cản quang, soi âm đạo và cổ tử cung, cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ…).
Chống chỉ định
Thể trạng người bệnh quá yếu, cần hồi sức tích cực trước phẫu thuật.
Người bệnh già yếu có các bệnh phối hợp tim, phổi nặng
Chuẩn bị
Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hoá hay ngoại chung
Người bệnh:
Xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá bệnh phối hợp, toàn trạng người bệnh…
Người bệnh và gia đình phải được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh,
Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,… trong phạm vi cho phép.
Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu.
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
Các bước tiến hành
Tư thế: Người bệnh nằm tư thế sản khoa.
Vô cảm: Gây mê nội khí quản hay tê vùng (ngoài màng cứng, tê tại chỗ).
Kỹ thuật:
Đối với đường rò trong phúc mạc:
Đường vào ổ bụng: Mở đường trắng giữa.
Kiểm tra, đánh giá tình trạng, giai đoạn (áp xe hay rò) và nguyên nhân (tai biến do thủ thuật, phẫu thuật hay bệnh lý) gây rò trực tràng – tiểu khung. c. Xử trí đường rò tuỳ thuộc
Giai đoạn: Nếu trong giai đoạn áp xe, xử trí làm sạch và dẫn lưu ổ áp xe có thể xử trí đường rò ngay thì đầu nếu đường rò không phức tạp. Nếu trong giai đoạn rò thì cần phải xác định nguyên nhân gây rò để xử trí theo từng nguyên nhân.
Nguyên nhân: Tuỳ theo nguyên nhân có thể đóng lỗ rò trực tràng, bàng quang, niệu quản, âm đạo… tuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương và có chuẩn bị đại tràng. Nếu bờ tổn thương mềm mại và được chuẩn bị tốt có thể đóng lỗ rò tại chỗ. Làm hậu môn nhân tạo bảo vệ trong trường hợp tổ chức đóng đường rò không đảm bảo hay dẫn lưu bàng quang hoặc đặt sonde niệu đạo – bàng quang. (xem thêm các bài phẫu thuật điều trị rò trực tràng – âm đạo; rò trực tràng – bàng quang…).
Đối với đường rò dưới phúc mạc:
(xem bài phẫu thuật điều trị rò trực tràng – tầng sinh môn).
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi:
Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tốThường truyền dịch 500ml – 1000ml sau mổ.
Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
Xử trí tai biến:
Bí đái: thông đái, chú ý vô khuẩn.
Chảy máu: thay băng kiểm tra. Nếu cần thiết phải cầm máu.
Đau tại vết mổ: dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc tai chỗ. Hạn chế đặt gạc trong lòng ống hậu môn.
Phòng hẹp hậu môn, nhất là sau mổ cắt trĩ, phải bảo tồn lớp niêm mạc hậu môn đủ và được nuôi dưỡng tốt.