PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY
Đại cương
– Gãy bàn ngón tay khá phổ biến chiếm 30% tổng số gãy xương chi trên. Điều trị KHX bàn ngón nhằm mục đích làm liền xương, tránh cứng khớp, can lệch do bó bột. KHX bàn ngón giúp tạp cử động và trả về chức năng thật sớm.
Chỉ định
NB có chẩn đoán xác định bị gãy xương bàn ngón tay trên lâm sàng và XQ.
Đường gãy không phạm khớp.
Chống chỉ định
NB có bệnh lý kèm theo chống chỉ định phẫu thuật: Tim mạch, ĐTĐ …
Chuẩn bị
Người bệnh:
Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Phương tiện trang thiết bị:
Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay, nẹp vít mini
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 – 90 phút
Các bước tiến hành
Vô cảm:
Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
Kỹ thuật:
Sát khuẩn, trải toan
Rạch da mặt mu tay tương ứng với vị trí gãy xương.
Phẫu tích, bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy.
Dùng dụng cụ giữ xương kéo nắn, đặt lại xương theo trục giải phẫu.
Xuyên kim chéo chữ X qua ổ gãy ngang
Kỹ thuật Grundberg: Dùng đinh Steinmainn ngắn, mở ổ gãy, đóng chìm vào ống tủy. Cho mũi nhọn khoan rộng ống tủy 2 đầu, xong đóng chìm với đầu tù của đinh
vào ống tủy đầu trên, cho tới khi đinh còn lồi ra 1cm cho đốt ngón và 1,5cm cho đốt bàn, xong kéo giãn ổ gãy và luồn đinh vào ống thủy đẫu dưới.
Buộc vòng qua ổ gãy theo Lister: dùng kim Kirschner khoan xương 2 lỗ song song cách trên và dưới đường gãy 5mm. Luồn chỉ thép buộc vòng qua xương hình chữ nhật, xuyên giữ chéo một đinh Kirschner, chéo qua ổ gãy.
Kỹ thuật AO: Dùng nẹp vis mini.
Đóng vết mổ theo giải phẫu
Bó bột cẳng bàn tay tăng cường 4 – 6 tuần khi mổ nếu KHX không đủ vững.
Theo dõi và điều trị sau mổ
Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ
Kháng sinh 3 – 5 ngày
Tập PHCN sau mổ
Tai biến và xử trí
Chảy máu: Băng ép cầm máu hoặc khâu cầm máu
Nhiễm trùng: Tách chỉ, thay kháng sinh