PHẪU THUẬT KHX GÃY CÁNH CHẬU
Vỡ xương cánh chậu là gãy ngành sau của khung chậu, bao gồm gai chậu trước trên và trước dưới lan tới khớp cùng chậu.
Vỡ ngành trước khung chậu là gãy ngành ngồi mu và chậu mu, kiểu này thường gây lệch khung chậu
Loại thứ 3 gặp trong gãy xương chậu là vỡ ổ cối, thường do chấn thương trực tiếp, chỏm xương đùi thúc vào trong làm vỡ ổ khớp.
Tuy nhiên ta vẫn thấy tổn thương phối hợp trên cùng 1 người bệnh
Chỉ định
Vỡ xương cánh chậu di lệch nhiều ở tuổi lao động, đặc biệt phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Đang có tình trạng nhiễm khuẩn
Toàn trạng nặng vì đa chấn thương
Người bệnh chưa xử trí các biến chứng khác do vỡ xương chậu gây nên
Chuẩn bị
Người thực hiện
Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình
Người bệnh
Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối, gây mê…). Nhịn ăn trước 6 giờ
Phương tiện
Bộ dụng cụ KHX chậu
Bộ nẹp vít
Bộ kim Kirschner
Hồ sơ bệnh án
Ghi đầy đủ chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Các bước tiến hành
Tư thế người bệnh
Nằm nghiêng 45° hoặc chếch 3/4
Vô cảm
Gây mê nội khí quản
Kỹ thuật
Đường mổ: Rạch da đường sau bên từ 12 – 20 cm tùy theo mức độ gãy phức tạp của xương chậu
Phẫu tích qua các lớp cơ mông (lưu ý cầm máu các nhánh động mạch mông chi phối cho các cơ mông)
Bộc lộ diện gãy xương, và làm sạch máu tụ diện gãy-
Đặt lại xương, kết hợp xương nẹp vít
Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ
Đặt dẫn lưu ổ gãy rút theo chỉ định của phẫu thuật viên
Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu
Băng vô khuẩn
Chú ý:
Cầm máu các nhánh động mạch mông
Có thể dùng sáp xương cầm máu diện gãy xương chậu
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi nguy cơ chảy máu, đặc biệt trong 6h đầu (dẫn lưu, băng vết mổ)
Nhiễm trùng sau mổ
Theo dõi dấu hiệu tổn thương thần kinh hông to do kéo giãn khi phẫu thuật
Phục hồi chức năng sau mổ tránh cứng khớp, hạn chế vận động khớp