PHẪU THUẬT THƯƠNG TÍCH PHẦN MỀM CÁC CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
Đại cương
Thương tích phần mềm cơ quan vận động là một tổn thương hay gặp trong tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông…
Cần phất hiện các thương tích về da, gân cơ, thần kinh, xương, mạch máu để có thái độk sử trí kịp thời, phù hợp
Chỉ định
Phân loại theo thời gian
Vết thương phần mềm đến sớm trong 6h đầu
Vết thương phần mềm đến muộn sau 6h: Viêm tấy tổ chức xung quanh
Vết thương phần mềm đến muộn sau 24h: Viêm tấy tổ chức xng quanh có thể kèm NK huyết
Phân loại theo độ sâu VT
Vết thương nông, nhỏ: chỉ tổn thương thượng bì
Vết thương rách da đơn thuần
Vết thương sâu: tổn thương gân, cơ, mạch máu thần kinh phía dưới
Vết thương bong lóc da và phần mềm rộng
Chuẩn bị
Người bệnh:
Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Phương tiện trang thiết bị:
Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chung
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 – 90 phút
Các bước tiến hành
Vô cảm:
Gây tê hoặc gây mê
Kỹ thuật:
Đánh rửa vết thương bằng xà phòng và nước muối cho sạch,.Vệ sinh và chải xăng vô khuẩn
Ga rô gốc chi, tốt nhất là ga rô hơi
Cắt lọc mép vết thương 2-3 mm, riêng da mặt và da tay cắt lọc tiết kiệm
Cắt lọc phần mềm dưới tổn thương tới tổ chức lành, tưới rửa và thay găng tay và dụng cụ
Mở rộng vết thương, cắt lọc lại phần mềm, tưới rửa hết các ngóc ngách
Khâu lại các lớp, đặt dẫn lưu, khâu da
Theo dõi và điều trị sau mổ
Thay băng vết thương
Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ
Tai biến và xử trí
Nhiễm trùng nặng viêm tấy: cần điều trị tích cực, thay băng cắt chỉ, cấy dịch vết mổ làm KSĐ, thay kháng sinh
Di chứng vận động, sẹo co kéo nếu tổn thương rộng và nặng: Cần phục hồi chức năng sớm