Nội dung

Phẫu thuật tổn thương gân duỗi dài ngón một

PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI DÀI NGÓN MỘT

 

Đại cương

Tổn thương gân cơ duỗi dài ngón một chủ yếu gặp trong các vết thương vùng bàn chân, cổ chân và phần dưới cẳng chân.

Là một trong các cơ quan trọng giúp ngón 1 gấp về phía mu chân nên phẫu thuật cần khâu nối phục hồi gân theo đúng giải phẫu, vững chắcđảm bảo phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.

Chỉ định

– Vết thương vùng bàn chân giữa, cổ chân và 1/3 dưới cẳng chân.

Chống chỉ định

Tình trạng toàn thân của người bệnh nặng không cho phép phẫu thuật.

Vùng chi dưới dập nát không có khả năng bảo tồn hoặc cấp máu kém.

Cứng khớp hoặc dập nát không có khả năng bảo tồn ngón I bàn chân. 

Chuẩn bị

Người thực hiện:

Phẫu thuật viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

2 PTV phụ mổ.

Người bệnh: 

Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.

Chuẩn bị người bệnh trước mổ : nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

Phương tiện, trang thiết bị:

Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.

Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút

Các bước tiến hành

Tư thế:

Người bệnh nằm ngửa.

Vô cảm:

Người bệnh được dùng kháng sinh dự phòng.

Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.

Kỹ thuật:

 Bước 1: Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine hoặc cồn 70 độ.

 Bước 2: Dùng garo hơi trong mổ với áp lực 350-400 mmHg hoặc garo chun.

 Bước 3: Đánh rửa, cắt lọc, làm sạch vết thương.

 Bước 4: Rạch da theo đường đi của gân tùy theo vị trí đứt (nền đốt 2 ngón 1 qua mặt trước mu chân và khớp cổ chân đến sát phía ngoài mào chày ở 1/3 dưới cẳng chân).  Bước 5: Tiến hành khâu nối gân kiểu tận tận (Kessler, Kessler cải tiến hoặc Kessler – Tajima) bằng chỉ nylon đơn sợi 2/0 hoặc 3/0.

 Bước 6: Cầm máu, làm sạch vết mổ và đặt dẫn lưu nếu cần.

 Bước 7: Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da).

 Bước 8: Nẹp bột cẳng bàn chân tư thế cơ năng.

Theo dõi và điều trị sau mổ

Theo dõi

Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.

Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.

Kháng sinh đường tiêm dùng 5-7 ngày sau mổ.

Giảm đau sau mổ đường tiêm hoặc uống.  

Tai biến và xử trí

Chảy máu vết mổ: Băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.  

Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.