Nội dung

Quản lý người bệnh dùng thuốc qua lòng mạch

Định nghĩa

Dịch có thể được truyền trực tiếp vào hệ tuần hoàn để bổ sung hoặc thay thế lượng dịch của cơ thể. Phương pháp này thường được tiến hành đối với những người bệnh cấp cứu, bệnh quá nặng không ăn được bằng đường miệng hoặc dinh dưỡng trong ruột. 

Mục tiêu của cung cấp dịch truyền là ngăn ngừa mất cân bằng nước và các chất điện giải, ngăn ngừa mất cân bằng các chất dinh dưỡng, hoặc cung cấp đường truyền. 

Mục đích dùng thuốc qua lòng mạch

Bồi hoàn nước và điện giải.

Thay thế tạm thời lượng máu mất. 

Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, nuôi dưỡng ngoài ruột, ví dụ: người bệnh không ăn được sau phẫu thuật thì sẽ được truyền dịch để bảo vệ sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể và sẽ ngưng truyền khi người bệnh ăn lại được. 

Cho thuốc với số lượng nhiều, trực tiếp vào máu.

Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu.

Một số mục địch khác: giải độc, lợi tiểu, giữ vein trong trường hợp  cấp cứu.

Các loại dịch truyền

Dịch truyền gồm có 3 loại: đẳng trương, ưu trương, nhược trương.

Dịch đẳng trương có chứa các chất điện giải xấp xỉ 300 mEq/L. 

Dịch nhược trương chứa ít hơn: 250 mEq/L. 

Dịch ưu trương chứa 375 mEq/L hoặc nhiều hơn. 

Bảng 67.1. Tên một số loại dịch truyền phổ biến

Dịch

Tên thông dụng

Natri clorua 0,9%

Dung dịch nước muối sinh lý: 0,9%

NaCl

 

Natri clorua 0,45%

Dung dịch nước muối sinh lý nồng độ giảm:

0,45% NaCl

1/2 NaCl

 

Dextrose 5% và dung dịch nước muối sinh lý 0,9%

Dung dịch nước muối sinh lý & D5

D5 0,9% NaCl

 

Dextrose 5% và dung dịch nước muối sinh lý giảm nồng độ

D5% dung dịch nước muối sinh lý nồng độ giảm:

D5 0,45% NaCl

D5 1/2 NaCl

 

Lactated Ringer

LR

 

Lactate Ringer & dung dịch nước muối sinh lý 

LR 0,9% NaCl

 

Bảng 67.2. Thành phần và cách sử dụng một số loại dịch truyền phổ biến

Loại dịch

Tính chất

mOsm/L

(mmol/L)

Glucose

(g/L)

Tác dụng

DUNG DỊCH DEXTROSE

 

5%

 

Đẳng trương

 

278

 

50

Cung cấp nước.

Thay thế lượng nước bị mất và điều trị bệnh Hypernachemia.

Cung cấp 170 Kcalor/L.

10%

Ưu trương

556

100

Cung cấp nước, năng lượng.

Cung cấp 340 Kcalor/L.

DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI SINH LÝ

 

0,45%

 

Nhược trương

 

154

0

Cung cấp nước và ion Na +, Clư

Thay thế những dịch nhược trương bị mất.

Duy trì lượng dịch mặc dù nó không thay thế được các chất điện giải khác mất đi hàng ngày.

0,9%

Đẳng trương

308

0

Làm tăng thể tích dịch trong lòng mạch và thay thế dịch ngoại bào đã mất.

Là loại dịch duy nhất có thể truyền với máu.

Tăng lượng ion Na +, Clư trong huyết tương.

Có thể gây quá tải dịch nội bào và nhiễm toan.

3%

Ưu trương

1026

0

Điều   trị         triệu    chứng             bệnh

Hyponatremia.

Phải truyền thật chậm và theo chỉ dẫn vì nó có thể gây quá tải tuần hoàn và phù phổi cấp.

DEXTROSE & DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI SINH LÝ

5% & 0,225%

Đẳng trương

355

50

Cung cấp Na + , Clư và nước.

Thay thế lượng dịch nhược trương mất đi và điều trị Hypernatremia.

Cung cấp 170 Kcalor/L.

5% & 0,45%

Ưu trương

432

50

Tương tự 0,45% NaCl

Cung cấp 170 Kcalor/L

5% & 0,9%

Ưu trương

586

50

Tương tự 0,9%

Cung cấp 170 Kcalor/L

DỊCH TRUYỀN CÓ NHIỀU CHẤT ĐIỆN GIẢI

Ringer

 

Đẳng trương

 

309

 

0

Tương tự thành phần huyết tương chỉ khác là nó dư Cl ư không có Mg2 +, HCO3

Không cung cấp năng lượng.

Dùng để tăng thể tích dịch nội bào và thay thế lượng dịch ngoại bào mất đi.

 

 

Lactate Ringer

 

Đẳng trương

 

274

 

0

Tương tự thành phần của huyết tương, không chứa Mg2 +.

Dùng để điều trị mất dịch do phỏng.

Có thể điều trị do nhiễm toan nhẹ nhưng không nên sử dụng để điều trị nhiễm acid lactic.

Không cung cấp năng lượng.

Dụng cụ dùng trong liệu pháp dùng thuốc qua lòng mạch

Kim tiêm bằng kim loại

Chỉ là dụng cụ tiêm truyền sử dụng một lần, ít dùng vì nguy cơ làm tổn thương mạch máu và thâm nhiễm cao.

Hình 67.1. Kim tiêm các loại

Kim luồn

Kim luồn ở những tĩnh mạch ngoại biên được làm bằng silicon và polymer, nhựa polyurethan. 

Nhiều công ty đã sản xuất ra loại kim luồn gắn với nòng kim có thể tháo ra được trông giống như kim bướm khi loại bỏ thân kim. 

Mặc dù những sản phẩm kim luồn rất tiện ích, nhưng nó vẫn có nguy cơ gây tổn thương thành mạch máu. 

Kim luồn bằng vật liệu cứng như polyurethan được chứng minh là gây nghẽn mạch nhiều hơn  là silicon. 

Hình 67.2. Các loại kim luồn

Kim luồn cứng và có bề mặt thô ráp sẽ gây viêm nghẽn tĩnh mạch, hình thành cục máu đông, hình thành tiểu huyết cầu. 

Khi dùng kim luồn nếu không thành thạo sẽ có nguy cơ gây đứt một phần nhựa của thân kim khi tiêm gây thuyên tắc mạch do vật lạ.

Kim luồn 20-22 G thường được sử dụng cho  người lớn 

Kim số 22-24 G dùng cho trẻ em, người già hoặc những người bệnh có tĩnh mạch nhỏ và mỏng manh. 

Kim số 20 G hoặc 18 G thích hợp truyền một lượng dịch hoặc máu hoặc các sản phẩm máu; để dịch hoặc các chất lỏng dính nhày (máu) chảy nhanh hơn. 

Các loại dây tiêm truyền dung dịch

Có nhiều loại dây dùng trong tiêm truyền, tùy từng hãng sản xuất và tuỳ theo yêu cầu cuả điều trị. Có các đặc điểm sau:

Bầu đếm giọt: 15 giọt/ml, 20 giọt/ml, 30 giọt/ml, 60 giọt/ml.

Loại có Dia a flo: hệ thống chỉnh giọt theo ml/giờ.

Loại có bộ phận pha thuốc.

Các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch:

Tai biến

Nguyên nhân

Dấu hiệu, triệu chứng

Xử trí

Dịch thoát ra ngoài

 

Lệch kim, xuyên mạch.

 

Sưng phù, da hơi tái, lạnh, đau nơi vùng tiêm, tốc độ dịch chảy chậm.

Kiểm tra vị trí tiêm thường xuyên. 

Khóa dịch truyền ngay khi có dấu hiệu xảy ra. Tiêm lại vị trí khác.

Hạn chế cử động vùng chi đang tiêm truyền.

Viêm   tĩnh mạch

 

Kim, catheter gây tổn thương mạch máu.

Tính chất hoá học của dịch truyền

Kỹ thuật không vô khuẩn.

Đau rát vùng tĩnh mạch Đỏ, nóng.

Hơi phù nhẹ nơi tĩnh mạch được tiêm.

 

Ngưng tiêm truyền ngay.

Chườm nóng ẩm lên vị trí tĩnh mạch bị viêm.

Tiêm lại vị trí khác.

(Tránh dùng các tĩnh mạch lân cận)

Nghẹt kim

 

Tổn thương mô do kim hoặc catheter.

Hoặc do dòng chảy không lưu thông tạo cục máu đông trong lòng kim.

Giống như viêm tĩnh mạch.

Dịch có thể không chảy nếu cục máu đông làm thuyên tắc kim.

 

Ngưng dịch truyền ngay.

Chườm nóng lên vùng tĩnh mạch bi thoát dịch theo y lệnh bác sĩ. Tiêm lại vị trí khác.

Không được massage lên vùng bị tổn thương.

Quá tải tuần hoàn

 

Số lượng lớn dịch chảy quá nhanh làm tăng đột ngột thể tích tuần hoàn. 

 

Nhức đầu, choáng váng

Mạch nhanh, lo sợ, vật vã.

ớn lạnh, đau lưng Tĩnh mạch cổ nổi rõ.

Tắng áp lực máu.

Khó thở.

Ngừng dịch truyền 

Báo cáo dấu hiệu và triệu chứng cho bác sĩ.

Theo dõi dấu sinh hiệu và các tiến triển của shock.

Duy trì tốc độ dịch truyền thật chậm 8 giọt/phút

(giữ vein).

Thuyên tắc do vật lạ hoặc

khí

Cục máu đông bị đẩy vào mạch máu.

Khí vào mạch máu qua bộ dây tiêm truyền.

Tùy theo nguyên nhân mà có các dấu hiệu nhồi máu một vùng bị thuyên tắc (mạch máu phổi).

 

Kiểm tra vị trí tiêm truyền thường xuyên, phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch.

Không được cho khí vào mạch máu.

Nhiễm trùng

Kỹ thuật không vô khuẩn.

Vị trí tiêm chăm sóc không đúng. 

Sốt, lạnh run.

Đau, sưng viêm hoặc có dịch chảy ra nơi vị trí tiêm.

Báo cáo những bất thường xảy ra khi truyền dịch: Đau, khó thở.

áp dụng kỹ thuật vô

 

Dịch    truyền             bị nhiễm khuẩn.

 

khuẩn khi tiêm truyền.

Che chở thân kim bằng gạc vô khuẩn, thay mỗi khi thấm ướt. 

Thay đổi bộ dây tiêm truyền mỗi 72 giờ (tốt nhất).

Rửa tay sạch trước khi thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn.

Shock phản vệ

Do cơ thể nhạy cảm với lọai dịch truyền (phản ứng kháng thể kháng nguyên).

Thường xảy ra sớm trong vòng 30 phút đầu sau khi truyền:

Nhức đầu, choáng váng.

Mạch nhanh, lo sợ, vật vã, khó thở, tay chân lạnh.

Nặng có thể ngừng  tim, ngừng thở.

Ngừng dịch truyền.

Báo cáo dấu hiệu và triệu chứng cho bác sĩ.

Theo dõi dấu sinh hiệu và các tiến triển của shock.

Thực hiện thuốc theo y lệnh.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc qua lòng mạch

Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền

                                     Thể tích dịch truyền (ml) x Số giọt/1ml (dây truyền)    

Thời gian chảy/phút   =   ———————————————————————–

                                                              Số giọt theo y lệnh/1phút

Kiểm tra dịch truyền

Tên dịch truyền.

Hàm lượng, thuốc cần pha vào theo y lệnh. 

Hạn sử dụng. 

Chất lượng dịch truyền: màu sắc, cặn lắng.

Sự nguyên vẹn.

Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 6 đúng:

3 kiểm tra:                                              

Tên họ người bệnh

Tên thuốc

Liều thuốc

5 đối chiếu:   

Số giường, số phòng

Nhãn thuốc

Chất lượng thuốc

Đường tiêm thuốc

Thời hạn dùng thuốc 6 đúng:               

Đúng người bệnh

Đúng thuốc 

Đúng liều

Đúng đường tiêm

Đúng giờ tiêm

Đúng y lệnh

Lấy dấu sinh hiệu trước khi tiến hành tiêm truyền

Biết được tình trạng người bệnh 

Biết được cân nặng, kích thước cơ thể ảnh hưởng đến lượng nước: người mập chứa ít nước, như thế người béo phì lượng nước trong cơ thể chiếm ít nhất.

Biết được tiền sử bệnh, đang sử dụng thuốc gì? Hay có áp dụng liệu pháp trị liệu nào không? Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hay thuốc steroid ảnh hưởng đến cân bằng nước và điện giải. Xác định xem người bệnh trước đó có tiến hành liệu pháp tiêm truyền lần nào chưa?

Nên chú ý đến những điều kiện ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng truyền dịch của người bệnh. Thời tiết nóng, ẩm ướt có thể gây rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là trẻ sơ sinh, người già và người bệnh nặng.

Biết người bệnh thuận tay nào, nếu có thể nên truyền dịch ở tay trái.

Xác định xem hệ tĩnh mạch có nguyên vẹn không. 

Ghi nhận lần cuối thay dây và thay băng là khi nào. 

Giữ cho hệ thống truyền dịch được vô trùng. 

Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền (nếu được)

Có thể bơm thuốc qua vị trí cao su của dây truyền.

Dịch truyền không nên để lâu quá 24 giờ.

Bộ dây tiêm truyền thay mỗi 48 – 72 giờ.

Băng vô trùng nơi thân kim.  

Kim luồn thay kim sau 48 – 72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm.

Những lưu ý đối với người bệnh nhi

Những tĩnh mạch ở trẻ em rất mỏng manh. Tránh những vị trí dễ cử động và va chạm. Sử dụng những dụng cụ bảo vệ những vùng đó.

Tiêm truyền cho trẻ sơ sinh thường chọn những tĩnh mạch ở trên đầu hoặc cổ tay, chân.

Nếu là trẻ lớn có thể cho chúng lựa chọn vùng tiêm để làm tăng sự hợp tác bởi vì chúng có khả năng kiểm soát được hành động của chúng.

Nên sử dụng cỡ kim 22 – 24 G ở trẻ em.

Khi cần lưu kim luồn mà không có đường truyền ta nên bơm 1-2 ml nước muối sinh lý vào kim luồn và lặp lại như vậy mỗi 8 giờ nếu không tiếp tục dùng đường truyền.

Không nên truyền những thuốc gây kích thích hay rộp da như các loại thuốc hóa trị hoặc các loại dịch truyền đạm ở những tĩnh mạch ngoại biên mà phải truyền ở những tĩnh mạch trung tâm.

Khi trẻ bệnh nặng hoặc thời gian điều trị qua đường truyền kéo dài, bác sỹ thường đặt PICC (Peripherally Inserted Central Catheter), hoặc dùng buồng tiêm dưới da để bộc lộ những tĩnh mạch lớn.

Tùy vào từng lứa tuổi mà chọn mục đích tiêm truyền cho phù hợp vì nó rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Những lưu ý đối với người bệnh là người già

Khi hướng dẫn: phải hướng dẫn rõ ràng, sử dụng những thông tin cơ bản. Chắc chắn họ có thể nghe hoặc đọc được những gì điều dưỡng ghi. 

Những tĩnh mạch ở người già thường rất yếu, rất ít mô liên kết dưới da, và da rất mỏng nên mất nhiều thời gian để chọn vị trí tiêm truyền. Tránh chọn những vị trí dễ va chạm hay cử động. Đôi khi người ta cũng không chọn những tĩnh mạch ở mu bàn tay vì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu có thể nên tránh tiêm ở tay thuận và mu bàn tay vì những vị trí này thường gây trở ngại nhiều nhất, làm cho người già cảm thấy bị gò bó. 

ở những người bệnh lớn tuổi có thể chọn cỡ kim 22-24 G. Điều này giúp tĩnh mạch ít bị tổn thương hơn và cho phép máu chảy tốt.

Nếu người già quá ốm chỉ có da bọc xương, tĩnh mạch mỏng manh nên dùng loại garo nhỏ nhất hoặc không dùng garrot khi tiêm.

Đối với người già không còn lớp mô liên kết dưới da, vein sẽ chạy, cho nên phải cố định vein, căng da ở phía dưới điểm dự định tiêm. 

Những người bệnh lớn tuổi thường không phàn nàn là đau ở vị trí tiêm. Một lượng dịch lớn có thể gây thâm nhiễm trước khi người bệnh cảm thấy khó chịu. Chú ý: luôn kiểm tra vị trí tiêm truyền thường xuyên. 

Các tai nạn cho nhân viên y tế khi dùng thuốc qua lòng mạch, cách phòng ngừa và xử trí

Các nguy cơ gây tổn thương cho nhân viên y tế do các vật bén nhọn

Khi đậy nắp kim. 

Khi gắn các dụng cụ tiêm truyền.

Khi vứt bỏ các vật bén nhọn nhiễm bệnh. 

Khi thay kim hay thay dây truyền.

Khi tháo dây truyền, kim luồn, kim bướm hay kim luồn có cánh là những dụng cụ có nguy cơ gây tổn thương cao. 

Các biện pháp ngăn ngừa và xử lý

Không được dùng tay đậy thân kim lại mà phải bỏ vào thùng chứa vật  bén nhọn. 

Mang găng tay khi nhân viên y tế có khả năng tiếp xúc với máu, ví dụ:

trong khi tiêm truyền hoặc thay dụng cụ tiêm truyền.

Những kim tiêm nhiễm bệnh hoặc những vật bén nhọn phải được cho vào những thùng chứa thích hợp có ghi chú cẩn thận bên ngoài. Khi thùng chứa đầy, phải đóng nắp và xử lý thích hợp.

Những kim tiêm nhiễm bệnh không nên bẻ cong, bẻ gẫy, đậy nắp hoặc tháo ra khỏi bơm tiêm sau khi sử dụng.

Báo cáo với khoa chống nhiễm khuẩn khi bị kim đâm, chi tiết về tình huống gây ra tai nạn, trong hoàn cảnh nào? Tình trạng vết thương, cách xử trí ban đầu, chi tiết về nguồn gốc lây nhiễm, tình trạng người bệnh có bị các bệnh lây nhiễm qua đường máu không? (Viêm gan siêu vi B, C, HIV) có đang điều trị? Giai đoạn nào? 

Những nhân viên tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải chủng ngừa viêm gan siêu vi B. Những nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh cao phải được hướng dẫn và huấn luyện, và sử dụng những dụng cụ bảo vệ cá nhân.

Mỗi khoa phòng nên có kế hoạch kiểm soát nhiễm trùng, bao gồm phương pháp làm giảm khả năng tiếp xúc của nhân viên y tế với chất thải  bệnh viện.

Các khoa phòng phải bố trí và thực hiện kiểm soát để loại trừ và làm giảm tối đa khả năng tiếp xúc của nhân viên với các yếu tố nguy cơ. Có thể thực hiện việc kiểm soát bằng cách sử dụng những thùng chứa vật bén nhọn hoặc sử dụng các loại kim tiêm có lớp vỏ bọc ngoài để bật ra che đầu kim khi cần.

Quy trình chăm sóc người bệnh dùng thuốc qua lòng mạch

Nhận định

Nhận định

Lý do

Đánh giá tình trạng phù ngoại biên

Nếu lượng dịch quá tải sẽ làm cho tình trạng phù trầm trọng hơn.

Cân nặng: tăng hoặc giảm 2% trọng lượng cơ thể

(lượng dịch trong lòng mạch chiếm

1/13 trọng lượng cơ thể)

Thông thường dựa vào cân nặng hàng ngày sẽ biết được lượng dịch giữ lại hay mất đi là bao nhiêu. 1 kg cân nặng tương đương 1 lít dịch.

Da niêm khô

Có thể có dấu hiệu mất nước. 

Tĩnh mạch cổ phồng lên

Có thể nghi là do thừa dịch.

 

Huyết áp thay đổi.

Huyết áp tăng có thể đánh giá lượng dịch thừa làm tăng thể tích tuần hoàn. 

Huyết áp tụt có thể đánh giá là thiếu dịch do giảm thể tích tuần hoàn.

Mạch không đều, mạch nhanh

 

Mạch thay đổi xảy ra khi K, Ca, Mg giảm do rối loạn nước điện giải.

Nghe rale ẩm, tiếng lách tách ở phổi

Có thể có dấu hiệu tràn dịch màng phổi do lượng dịch quá dư. 

Độ đàn hồi của da (sau khi véo da, da không trở lại hình dạng ban đầu sau 3 giây).

 

Với tình trạng thiếu dịch thì vết véo sẽ mất sau nhiều giây.

Đôi khi cách véo da sẽ không chính xác đối với người lớn tuổi vì da của họ mất độ đàn hồi tự nhiên do tuổi tác.

Biếng ăn, nôn ói.

Có thể xảy ra khi thể tích dịch tăng hoặc giảm đột ngột.

Khát.

Triệu chứng thiếu dịch. 

 

Giảm lượng nước tiểu.

 

Trong quá trình giữ nước thận cố gắng dự trữ chất điện giải bằng cách giảm lượng nước tiểu.

Trung bình một ngày người lớn tiểu 1500 mlT, nếu lượng nước tiểu ít hơn 400 ml/24giờ (thiểu niệu) là dấu hiệu thận giữ lại chất cặn bã.

Đánh giá tình trạng nhận thức của người bệnh và tình trạng vùng tiêm.

Quyết định cách chăm sóc thích hợp cho từng người bệnh.

Có hiểu biết về thành phần cấu tạo, tác dụng, khả năng tương tác và thời gian tác dụng của thuốc hay dịch truyền.

Giúp phát hiện ra những y lệnh truyền dịch không thích hợp và biết được thứ tự ưu tiên khi truyền dịch.

Xác định người bệnh có  phải chuẩn bị phẫu thuật hay có truyền máu không.

Sử dụng cỡ kim truyền thích hợp S (16 hay 18G) và tránh truyền ở những vị trí gây trở ngại cho quá trình truyền dịch.

Nhận định những yếu tố nguy cơ:

Trẻ con, người già 

 

Suy tim 

 

 

Suy thận 

 

 

Có thương tổn ở da, nhiễm trùng 

 

 

Số lượng tiểu cầu giảm hay dùng thuốc chống đông máu

ở những người già thì sự mất cân bằng dịch xảy ra nhanh hơn bởi vì thể tích dịch ngoại bào rất lớn

Người bị suy tim thì mạch máu không phản ứng kịp với sự thay đổi thể tích dịch bất ngờ.

Người suy thận không loại trừ được lượng dịch ngoại bào dư thừa quá nhiều. 

Những người bị thương tổn ở da hay nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến việc chọn vị trí tiêm truyền.

Những người có số lượng tiểu cầu thấp hoặc sử dụng thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu từ vị trí tiêm. 

Kiểm tra lại những kết quả xét nghiệm và tiền sử dị ứng

Có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng. 

Có dị ứng với iodin, băng keo nhựa?

Chẩn đoán điều dưỡng

Xác định những đặc điểm riêng của từng nhận định từ đó có thể đưa ra các chuẩn đoán cho từng người bệnh và phải biết được những kỹ năng để xử lý những tình huống khi có:

Nguy cơ mất cân bằng nước và điện giải.

Nguy cơ thể tích dịch bị thiếu.

Nguy cơ nhiễm trùng.

Phải xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình truyền dịch dựa trên điều kiện và nhu cầu của từng người bệnh

Kế hoạch

Những kết quả cần đạt được trong quá trình thực hiện

Nguyên nhân và can thiệp

Tình trạng cân bằng dịch và điện giải trở về bình thường, dấu sinh hiệu và các tham số bất thường về trở mức ổn định.

Xác định chính xác tình trạng mất cân bằng điện giải và những phản ứng của hệ tuần hoàn đối với sự thay thế dịch.

Đường truyền thông thường.

 

Đảm bảo tốc độ truyền đều đặn và không bị viêm nhiễm.

Vị trí tiêm truyền không có dấu hiệu  Thoát mạch, sưng đỏ.

 

Thoát mạch xảy ra khi đâm kim sai vị trí, kim không vào tĩnh mạch mà nằm ở dưới da.

Không có dấu hiệu viêm tấy, nhiễm trùng.      

Viêm tấy là do kim và dây truyền không vô khuẩn, do dịch truyền các thuốc được pha chung bị nhiễm khuẩn.

Người bệnh hiểu được mục đích và những tai biến khi truyền dịch.

 

Làm tăng sự hợp tác của người bệnh và gia đình khi tiến hành

điều trị. 

Can thiệp

Can thiệp

Lý do

Không được cạo lông ở vị trí tiêm vì có thể tạo ra nhiều vết xước nhỏ 

Gây nhiễm trùng.

Chọn những tĩnh mạch lớn đủ để đâm kim

Giúp dịch lưu thông tốt.

Chọn vị trí tiêm không gây trở ngại cho những sinh hoạt bình thường của người bệnh và chăm sóc của điều dưỡng.

Giúp người bệnh cử động dễ dàng.

 

Chọn tĩnh mạch mềm mại, to, rõ, ít di động. Phương pháp làm cho tĩnh mạch phồng lên bao gồm:

Kích thích đầu gần của tĩnh mạch bên dưới vị trí xuyên kim.

Bảo người bệnh nắm bàn tay lại co

Cho phép tĩnh mạch giãn ra và có thể thấy được.

Làm tăng thể tích máu ở tĩnh mạch tại vị trí tiêm.

Làm tăng lượng máu đến các chi.

vào duỗi ra vài lần cho tĩnh mạch nổi rõ hơn.

Vỗ nhẹ vào tĩnh mạch. 

Làm cho tĩnh mạch ấm lên, có thể dùng khăn nóng ẩm đắp lên tĩnh mạch.

(ở người lớn tuổi nếu xoa bóp mạnh sẽ dẫn đến Hematoma và co thắt tĩnh mạch).

 

Có thể làm cho tĩnh mạch giãn ra. 

Tăng lượng máu đến cung cấp và l tĩnh mạch giãn ra.

Tránh tiêm lại vị trí cũ, những tĩnh mạch xơ cứng, những vị trí thâm nhiễm hoặc những mạch máu bị viêm, những vùng da bị bầm tím 

Những vị trí như thế có thể làm tăng thêm tình trạng thâm nhiễm do tiêm truyền và gây tổn thương mạch máu.

ở người lớn tuổi tránh tiêm ở những tĩnh mạch nhỏ, mỏng manh

Nếu tĩnh mạch bị tổn thương có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như thâm nhiễm và giảm thời gian lưu kim.

Buộc garo trên vị trí tiêm 10 – 15 cm  (4 – 5 inch). Kiểm tra mạch ở tay.

 

Giảm dòng chảy ở động mạch ngăn không cho máu đổ đầy vào tĩnh mạch. áp lực của garo sẽ làm cho tĩnh mạch giãn ra.

Đánh giá

Hành động

Lý do

Quan sát tình trạng người bệnh mỗi 30 phút – 1 giờ. 

Kiểm tra lượng dịch truyền có đúng theo thời gian ghi trên túi dịch truyền không hay kiểm tra bơm điều khiển tốc độ dịch truyền

 

 

Thể tích dịch truyền chính xác ngăn ngừa sự mất cân bằng dịch truyền.

 

Đếm giọt

 

Kiểm soát số giọt chính xác sẽ bảo đảm được thể tích dịch truyền đúng hơn.

Quan sát người bệnh trong suốt quá trình truyền dịch 

Để phát hiện sớm các tai biến.

Xem xét kĩ vị trí tiêm, ghi lại màu sắc da (đỏ hay tím xanh). Kiểm tra xem có sưng phù không. Kiểm tra nhiệt độ ở trên chỗ dán băng keo hay gạc.

Để phát hiện sớm tình trạng viêm tĩnh mạch hay phù nề do thoát dịch ra ngoài mô kẽ.

Những kết quả không mong muốn và những can thiệp  liên quan

Thiếu thể tích dịch cơ thể: biểu thị bằng cách giảm lượng nước tiểu, da niêm khô, huyết áp tụt, nhịp tim đập nhanh. Báo ngay bác sĩ, có thể yêu cầu điều chỉnh lại tốc độ dịch truyền.

Dư thể tích dịch cơ thể: biểu thị bằng tiếng phổi nghe tách tách, khó thở, thở nông, tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, đôi khi có phù. Giảm tốc độ dịch truyền nếu triệu chứng xuất hiện và báo  bác sĩ ngay.

Mất cân bằng điện giải: biểu hiện như nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh không bình thường, tình trạng tri giác thay đổi, thay đổi chức năng của hệ thần kinh, thay đổi dấu sinh hiệu, và những biểu hiện khác. Thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh lại loại dịch truyền và các thành phần thuốc thêm vào.

Tình trạng thâm nhiễm: biểu hiện sưng và có thể phù, xanh xao, lạnh, đau ở vị trí tiêm, có thể làm tốc độ truyền giảm. Ngưng truyền, đánh giá sự ảnh hưởng đến vị trí tiêm. Truyền lại vị trí khác nếu cần thiết.

Viêm tĩnh mạch: biểu hiện bằng triệu chứng đau, nhiệt độ ở da tăng, nổi ban đỏ dọc theo đường tĩnh mạch. Ngưng truyền, tiến hành kỹ thuật truyền lại nếu cần thiết. Đắp khăn nóng ẩm lên vùng bị thâm nhiễm.

Chảy máu ở vị trí tiêm: máu từ tĩnh mạch chảy chậm và tiếp tục nhỏ giọt. Thông thường đối với những người bệnh được tiêm Heparin thường có rối loạn chảy máu, hoặc những vị trí tiêm nằm ở khuỷu tay.

Máu trên miếng gạc che thân kim có thể là máu do chổ nối giữa đốc kim và dây truyền dịch bị hở. Khi máu xuất hiện trên miếng gạc, phải kiểm tra lại hệ thống xem có còn nguyên vẹn không và thay miếng gạc mới, luôn giữ cho miếng gạc che thân kim khô ráo, thay ngay khi bị ẩm ướt để hạn chế sự nhiễm khuẩn.

Ghi hồ sơ 

Điều dưỡng ghi chép những thao tác khi tiến hành tiêm truyền, loại dịch truyền, vị trí tiêm truyền, tốc độ dịch chảy, kích cỡ, loại kim và dây truyền và thời gian bắt đầu truyền dịch.  

Nếu sử dụng thiết bị truyền bằng điện tử ghi tên thiết bị và tốc độ truyền. Bao gồm số trên bơm điện tử.

Ghi phản ứng của người bệnh khi truyền dịch, lượng dịch truyền và sự nguyên vẹn cũng như sự thông thương của hệ thống mỗi 4 giờ hoặc theo quy định riêng của từng bệnh viện.

Điều dưỡng khi nhận ca: ghi loại dịch, tốc độ truyền, tình trạng tại vị trí tiêm, lượng dịch còn lại trong chai.

Ghi lại những tác dụng không mong muốn nếu có: phù, viêm nghẽn tĩnh mạch, shock.

Mức độ thâm nhiễm

Điểm

Dấu hiệu lâm sàng

            0

Không có triệu chứng.

 

1

Da tái nhợt.

Phù nhỏ hơn 2,5 cm.

Sờ da cảm thấy lạnh.

 

 

Đau hoặc không đau.

 

 

 

2

Da tái nhợt.

Da bị phù đường kính từ 2,5-15 cm.

Sờ da cảm thấy lạnh.

 

 

Đau nhẹ.

 

3

Da tái nhợt, mờ đục.

Phù to rộng hơn 15 cm.

Sờ da cảm thấy lạnh.

 

 

Đau nhẹ và vừa.

 

 

Có thể tê liệt

 

Mức độ viêm nhiễm tĩnh mạch

Điểm

 

Dấu hiệu lâm sàng             

0

Không có triệu chứng.

 

 

1+

Nổi ban đỏ có hoặc không đau.

Phù (có thể không).

 

 

Không hình thành những vệt dài.

 

 

Mạch không nổi như sợi dây thừng.

 

 

2+

Nổi ban đỏ có hoặc không đau.

Phù (có thể không).

 

 

Hình thành những vệt dài.

 

 

Mạch không nổi như sợi dây thừng.

 

 

3+

Nổi ban đỏ có hoặc không đau.

Phù (có thể không).

 

 

Hình thành những vệt dài.

 

 

Mạch nổi như sợi dây thừng.

 

       

Giáo dục ý thức cho người bệnh

Hướng dẫn người bệnh về những dấu hiệu và triệu chứng: khó chịu, khó thở, mệt, hồi hộp, viêm tĩnh mạch, và sưng đỏ người bệnh có thể thông báo kịp thời cho điều dưỡng khi có những dấu hiệu trên.

Hướng dẫn người bệnh báo cho điều dưỡng biết dịch truyền chảy chậm, ngừng hoặc máu xuất hiện trong dây truyền hay trên miếng gạc 

Dặn dò người bệnh không được tự ý chỉnh giọt

Hướng dẫn người bệnh đi lại khi có trụ treo.

Hướng dẫn người bệnh yêu cầu hộ lý giúp đỡ khi tắm hoặc khi thay áo.