Nội dung

Quy trình kỹ thuật dẫn lưu dịch màng bụng

Đại cương

Dẫn lưu dịch màng bụng là phương pháp lấy các dịch trong khoang màng bụng (sinh lý hay tạo ra sau phẫu thuật) nhằm mục đích điều trị hay dự phòng theo dõi các biến chứng sau mổ và xét nghiệm chẩn đoán có sự trợ giúp của siêu âm.

Chỉ định

Viêm phúc mạc khu trú, toàn thể, muộn.

Viêm tụy hoại tử.

Sau cắt túi mật.

Sau mổ chấn thương tạng đặc, tràn dịch ổ bụng gây biến chứng và cần tìm nguyên nhân chẩn đoán.

Chống chỉ định

Bệnh rối loạn đông máu.

Tình trạng rối loạn huyết động.

Tiền hôn mê gan và hôn mê gan.

Bụng chướng hơi nhiều.

Chuẩn bị

Người thực hiện

01 bác sỹ có kinh nghiệm làm siêu âm can thiệp hoặc bác sỹ ngoại khoa.

01 điều dưỡng phụ hoặc kỹ thuật viên.

Phương tiện

Dụng cụ gây tê: thuốc gây tê xylocain, ống tiêm.

Dụng cụ mổ: dao, kéo, kim, banh, chỉ, khăn vô trùng, găng…

Dụng cụ dẫn lưu:

Ống dẫn lưu kích thước tùy theo lứa tuổi, kỹ thuật, túidẫn lưu…

Kim chọc dài 5-6 cm, đường kính 10/10mm bằng polystirene hay teflon có ống thông bằng chất dẻo, có thể dùng 01 catheter tĩnh mạch trung tâm dài 30cm có kim chọc bằng sắt.

Dụng cụ vô trùng khác: găng vô trùng, cồn iod, bông băng, gạc, khăn có lỗ khay quả đậu, ống nghiệm đựng bệnh phẩm xét nghiệm làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, chai cấy định danh vi khuẩn…

Người bệnh

Được giải thích về mục đích của thủ thuật, những tai biến có thể xảy ra,

động viên trẻ và người nhà bệnh nhi an tâm hợp tác với thầy thuốc.

Người nhà bệnh nhi được viết cam đoan theo mẫu.

Hồ sơ bệnh án

Có đủ các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, đông máu cơ bản, HIV. Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Chuẩn bị bệnh nhi: tư thế nằm ngửa đưa hai tay lên đầu, bộc lộ vùng bụng và ngực.

Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.

Xác định vị trí: đối với dẫn lưu ổ bụng ta sẽ có 4 vị trí chọc, 2 điểm ở mỗi bên phải, trái.

Điểm 1/3 ngoài đường nối rốn và gai chậu trước trên.

Điểm 1/3 ngoài đường nối rốn và điểm cuối của xương sườn 11.

Sát khuẩn rộng ra 5 cm bằng cồn Iode

Đeo găng tay, trải khăn vô khuẩn.

Sát khuẩn lại tại vị trí trải khăn vô khuẩn.

Gây tê tại chỗ.

Rạch da tại vị trí xác định.

Chọc kim qua da theo đường dẫn của siêu âm tới ổ dịch, rút nòng kim, lắp bơm 10ml vào kim hút dịch, lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Rút nòng kim loại sau khi đã luồn ống thông bằng chất dẻo vào ổ dịch. Cố định ống vào thành bụng. Lắp dây truyền vào đốc kim để dẫn dịch chảy vào chai nhựa có áp lực âm.

Sát khuẩn lại, băng kín chân dẫn lưu.

Ghi hồ sơ bệnh án: ngày, giờ làm thủ thuật. Màu sắc, tính chất, tốc độ dịch chảy.

Theo dõi

Theo dõi mạch, HA, tình trạng bụng của người bệnh trong 36h sau làm thủ thuật

Theo dõi dịch dẫn lưu: tốc độ dịch chảy, số lượng, màu sắc

Phát hiện và xử trí các biến chứng (chảy máu, thủng tạng, nhiễm trùng,..), ghi hồ sơ bệnh án

Tai biến và xử trí

Tổn thương thành ruột/thủng ruột.

Tổn thương mạch máu

Thoát vị ruột hay mạc nối lớn

Thoát vị thành bụng

Tắc ruột/dính ruột

Tùy tình trạng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện (1999): 271-273