Nội dung

Quy trình kỹ thuật làm patch test (test áp)

Đại cương

Test da để giúp xác định được các nguyên nhân gây dị ứng

Test áp da (patch test): là test xác định dị nguyên gây dị ứng do tiếp xúc hoặc dị ứng chậm.

Chỉ định

Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc

Dị ứng thức ăn với biểu hiện tiêu hóa

Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm.

Chống chỉ định

Đang có tổn thương da toàn thân, sau bình phục hội chứng SCAR 1-3 tháng, hội chứng DRESS 6 tháng.

Đang dùng các thuốc chống dị ứng trong vòng 10 ngày

Chuẩn bị

Người thực hiện

Nhân viên y tế có kinh nghiệm và được tập huấn về kỹ thuật làm test.

Tâm lý thoải mái.

Trang phục đầy đủ và đúng theo quy định.

Vệ sinh tay theo quy trình.

Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh.

Hồ sơ bệnh án.

Thông báo cho bệnh nhi và gia đình bệnh nhi về kỹ thuật sắp làm (bao gồm tác dụng,tai biến và xử trí nếu có) để bệnh nhi và gia đình bệnh nhi yên tâm phối hợp.

Gia đình ký giấy cam kết làm test (với thuốc/ vaccine).

Kiểm tra tình trạng bệnh nhi trước khi làm test (DHST, tình trạng da).

Xác định bệnh nhi đã không sử dụng các thuốc kháng histamine đường uống, bôi thuốc corticoid ít nhất trong vòng 10 ngày trước ngày làm test và dùng các thuốc an thần.

Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái và dễ thao tác.

Chuẩn bị môi trường

Địa điểm

Tại bệnh phòng, phòng khám hay phòng test có đủ trang thiết bị cấp cứu.

Dụng cụ cấp cứu

Bộ chống sốc

Bóng, mask

Bộ đặt nội khí quản

Ống nội khí quản phù hợp

Máy monitor

Huyết áp

Máy hút

Ôxy

ADRENALIN 1/1.000: lấy sẵn 0,01 ml/kg

Thuốc giãn phế quản

Antihistamine

Corticoid

Dung dịch NaCl 0,9%

Vật liệu

Bông cồn 700

Giấy thấm, bút

Kim làm test (lancet, multitest, duotip)

Chứng dương và chứng âm

Các dị nguyên được chuẩn hóa, các loại thức ăn/thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đồng hồ bấm thời gian

Thước đo, băng dính trong

Hồ sơ bệnh án.

Các bước tiến hành patch test

Rửa tay

Thực hiện 5 đúng

Bộc lộ vùng da làm test thường là vùng lưng, đánh giá tình trạng da, chọn vùng da sáng và lành không có vết thương.

Sát khuẩn vùng da làm test bằng bông cồn 2 lần và để vùng da khô tự nhiên.

Dùng bút đánh dấu tên và vị trí các dị nguyên trên da và miếng dán Finn Chamber.

Đặt từng dị nguyên vào từng miếng Finn Chamber đã đánh dấu sau đó áp lên trên da của người bệnh.

Dặn dò người bệnh những điều cần thiết: không gãi, không hoạt động mạnh để ra mồ hôi làm bong miếng dán, khi ngứa hay nóng rát tại vị trí miếng dán cần thông báo với bác sĩ.

Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu hẹn đọc kết quả:

Đọc kết quả sau 48h (72h).

(-) Âm tính: không có thay đổi gì trên da (+/-) Nghi ngờ: ban đỏ mờ, không rõ ràng

(+) Dương tính yếu: thấy rõ ban đỏ, thâm nhiễm mức độ trung bình, ít hoặc không có sẩn, không có mụn nước.

(++) Dương tính mạnh: thâm nhiễm sâu, nhiều sẩn, có mụn nước.

(+++) Dương tính rất mạnh: mụn nước thành đám, phỏng nước hoặc trợt loét. (IR) Kích ứng da: phản ứng viêm khu trú ở vùng da tiếp xúc, không thâm nhiễm, chấm xuất huyết nhỏ, mụn nhỏ.

Theo dõi người bệnh

Theo bảng checklist

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện: ngừng test ngay và xử trí theo từng mức độ phản ứng.

Tài liệu tham khảo:

Bệnh viện Nhi Trung ương, 2012, Bài giảng Điều dưỡng định hướng nhi khoa

Bệnh viện Nhi Trung ương, 2015, Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng Nhi khoa

Bài giảng của bác sĩ theo khung chương trình đào tạo cho bệnh viện vệ tinh liên tục được Hội đồng cấp bệnh viện thẩm định.

Sách chuyên đề Pháp- Việt số 2-2010, bệnh lý về dị ứng.

Trang web đáng tin cậy: 

http://dermnetnz.org/dermatitis/atopic.html,

http://www.rch.org.au/rchcpg/index.cfm?doc_id=9971..

David A. Khan. Drug Challenges: Indications, Procedures, Risk, and Safety Outcomes. Southwestern Medical center.

Romano A et al. Allergy 2004;59:1153-1160