Nội dung

Quy trình nội soi nội soi cắt thùy phổi

Đại cương/ định nghĩa

Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi là phẫu thuật khó khăn và đòi hỏi phẫu thuật viên lồng ngực chuyên nghiệp và gây mê lồng ngực 1 phổi có kinh nghiệm.

Chỉ định

Bệnh nang tuyến phổi bẩm sinh (CCAM)

Áp xe phổi có biến chứng

Các bệnh lý tổn thương 1 thùy phổi không hồi phục

Hẹp nhánh khí phế quản 1 thùy không có khả năng tạo hình

Ứ khí thùy phổi 1 thùy

Chống chỉ định

Các người bệnh đang trong tình trạng sốc do nhiễm khuẩn

Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện cho phép).

Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định

Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ mổ chính

Bác sĩ phụ mổ

Y tá phụ mổ

Bác sĩ gây mê

Y tá phụ mê

Phương tiện

Dàn máy nội soi

Dụng cụ phẫu thuật bao gồm: 1 troca 10 mm, 2 troca 5mm, camera 2 kênh, 1 optic 10mm, 1 panh kẹp ruột, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi, 1 kìm kẹp kim nội soi, 1 móc đốt điện, 1 bộ dẫn lưu màng phổi, clip mạch máu 5 mm, 1 dao siêu âm

Bộ phẫu thuật ngực mổ mở, bộ phẫu thuật mạch máu

Người bệnh

Người bệnh được hồi sức, chống sốc, dùng kháng sinh trước mổ

Làm các xét nghiệm trước mổ: đông máu cơ bản, bộ xét nghiệm cơ bản theo quy định của BYT, HIV, HBsAg, công thức máu, cấy máu (nếu cần).

Hồ sơ bệnh án

Các yêu cầu của BYT

Các bước tiến hành

(trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)

Kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT

Kiểm tra người bệnh

Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp.

Thực hiện kỹ thuật

Người bệnh được gây mê và thông khí 1 phổi có hoặc không cần màn tăng sáng hoặc nội soi hô hấp, đặt tĩnh mạch trung tâm và động mạch để theo dõi và hồi sức trong mổ.

Bước 1: kê tư thế người bệnh: nghiêng 900 sang bên đối diện, dàn nội soi phía lưng bệnh nhân, phẫu thuật viên đứng bên đối diện với dàn nội soi.

Bước 2: đặt 1 troca 10 mm vào khoang màng phổi, bơm khí tùy theo cân nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.

Bước 3: bóc tách khoang màng phổi, giải phóng thùy phổi bệnh lý khỏi màng phổi và thùy phổi khác, để đặt thêm 2 troca 5 mm dùng dụng cụ 5 mm bóc tách. Cấy mủ, làm kháng sinh đồ (nếu có).

Bước 4: Đối với cắt phân thùy phổi: phẫu tích động mạch, tĩnh mạch phế quản phân thùy, nhánh phế quản; cặp và cắt động mạch, tĩnh mạch phế quản phân thùy, nhánh phế quản; gửi phổi làm GPB; Đối với cắt hạ phân thùy phổi: dùng dao siêu âm cắt toàn bộ diện bệnh lý để lại phần phổi lành, khâu lại phổi nếu có rò khí hoặc chảy máu

Bước 5: nở phổi và đặt dẫn lưu màng phổi

Theo dõi

Theo dõi lượng dịch và khí hàng ngày

Theo dõi tình trạng phổi nở

Rút dẫn lưu khi phổi nở tốt và dẫn lưu không ra thêm dịch và khí

Tai biến và xử trí

Trong mổ

Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0

Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu, chuyển mổ mở nếu tình trạng chảy máu nặng.

Nếu tình trạng bóc tách phổi khó khăn cần chuyển mổ mở sớm

Sau mổ:

Chảy máu: cần mổ lại kiểm tra để cầm máu

Tràn khí nhiều: mổ lại khâu chỗ rò khí

Ổ cặn màng phổi tái phát: mổ lại bóc ổ cặn

Tắc dẫn lưu: thông dẫn lưu, đặt lại dẫn lưu nếu cần

Các ghi chú nếu cần