Nội dung

Sán màng- hymenolepis

Đặc điểm hình thể.

Sán trưởng thành:

Sán nhỏ, có kích thước 7- 30 mm  x 0,5 – 1 mm, gồm khoảng 300 đốt; đầu có 4 giác và 24 – 30 móc; đốt cổ dài và mảnh. Đốt thân có lỗ sinh dục chỉ ở một phía.

Đốt già kích thước 0,22 mm x 0,85 mm, tử cung bịt kín chứa khoảng 80 180 trứng.

Hình 12.17: Hình thể  Hymenolepis trưởng thành.

Trứng:

Có kích thước: 0,048 – 0,06 x 0,036 –  0,048 mm, trong có phôi với 6 móc:  H.diminuta H.nana.

Đặc điểm sinh học.

Vật chủ chính tự nhiên của sán là người và chuột. Vòng đời không đòi hỏi vật chủ trung gian. Riêng loài kí sinh ở chuột (H.nana var fraterna) có vật trung gian là bọ chét, gián. Chuột ăn phải bọ chét, gián có mang ấu trùng sẽ mắc bệnh sán trưởng thành.

Hình 12.18: Trứng sán H.nana.

 

Sán kí sinh ở ruột non, đốt già rụng ra ngoài. Trứng từ đốt già vỡ ra ngoại cảnh có thể gây nhiễm ngay. Trứng vào vật chủ đến ruột non, ấu trùng móc (oncosphere) được giải phóng chui vào nhung mao ruột. Sau 4 ngày trở thành ấu trùng. Sau đó ấu trùng phá vỡ nhung mao ruột vào lòng ruột phát triển thành sán trưởng thành. Khoảng 30 ngày sau khi bị nhiễm, trong phân bệnh nhân bắt đầu có trứng sán. 

Hiện tượng tự nhiễm đôi khi có thể xảy ra ở trường hợp nhiễm sán nặng. Khi đó trứng không ra ngoại cảnh, trứng lưu lại trong ruột, ấu trùng móc nở ra rồi chui vào thành ruột tiếp tục phát triển như trên.

Vai trò y học.

Bệnh sán H.nana gây độc cho bệnh nhân, sút cân, đau bụng nhưng không đi lỏng, mất ngủ, kinh giật. 

Chẩn đoán.

Xét nghiệm tìm trứng sán trong phân.

Bạch cầu ái toan tăng, nhưng không phải trong mọi trường hợp.

Điều trị.

Điều trị sán màng bằng: hexylresosinol, quinacrin.

Dịch tễ học và phòng chống.

Trên thế giới có khoảng 20 triệu người nhiễm sán màng. Trẻ em hay mắc nhiều hơn người lớn. Bệnh đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng ít gặp.

Để phòng chống loại sán này, cần giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cho trẻ em vườn trẻ (tay sạch, đồ chơi sạch sẽ).